Phát triển kênh phân phối

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh thăng long (Trang 39 - 41)

Phân phối đóng vai trò là cầu nối giữa người mua và người bán, giữa cung và càu, giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Đối với mỗi sản phấm, mỗi thị trường mục tiêu đều có mồi kênh phân phối phù hợp nhất định.

Các loại kênh phân phối ảnh hưởng đến thiết kế và giá cả của sản phẩm, cũng như cách thức phát triển sản phẩm của thị trường.

Kênh phân phối Bancassurance là phân phối sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng. Đây là kênh phân phối mới, thể hiện sự tích cực trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng, thích nghi với những thách thức đặt ra cho ngành Ngân

hàng nói riêng và nền kinh tế cùa một quốc gia nói chung. Bancassurance sử dụng các kênh phân phối khác nhau như:

- DNBH phân phối trực tiếp sản phẩm bảo hiểm: ở hình thức này, qua hoạt động bán hàng cúa Ngân hàng, các nhân viên Ngân hàng sẽ liên hệ với DNBH khi khách hàng có nhu cầu và DNBH sẽ cử nhân viên liên hệ, tư vấn trực tiếp với khách hàng. Kênh phân phối này thông thường được áp

dụng cho các sản phẩm trọn đời đơn giản.

- Kênh phân phối trực tiếp (thông qua các chuyên viên tư vấn tài chính/nhân viên Ngân hàng): các DNBH sẽ gửi tài liệu, tổ chức truyền thông, đào tạo sản phẩm cho các chuyên viên tư vấn tài chính/nhân viên

Ngân hàng. Họ sẽ trực tiêp tư vân, bán sản phâm bảo hiêm cho khách hàng. Ờ kênh phân phối này, các Ngân hàng sẽ ký hợp đồng đại lý với các DNBH và các chi nhánh/phòng giao dịch của Ngân hàng sẽ trở thành kênh phân

phối sản phẩm bảo hiểm, mồi nhân viên sẽ là một đại lý bán bảo hiểm. Thông thường sản phẩm phân phối của kênh này là những sản phẩm đơn giản, dễ hiểu.

- Kênh phân phối đại lý (các đại lý chuyên nghiệp, đại lý hưởng lương): là những nhân viên được DNBH tuyển dụng và đào tạo, cử phụ trách trực tiếp có mặt tại một số chi nhánh/phòng giao dịch Ngân hàng. Nhiệm vụ là phối hợp cùng với chuyên viên tư vấn tài chính/ nhân viên Ngân hàng để tư vấn bán sản phẩm bảo hiểm. Thu nhập của các đại lý chịu chi phối trực tiếp bởi doanh số bán hàng.

- Kênh phân phối trực tiếp: hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại việc sử dụng các dịch vụ điện tử là cần thiết và tiết kiệm thời gian. Các Ngân hàng truyền thông, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm liên kết qua website của Ngân hàng. Cùng với sự phát triền của dịch Ngân hàng điện từ, trong tương lai kênh phân phối trực tiếp này sẽ hứa hẹn mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho Ngân hàng.

Tuy nhiên, phát triến kênh phân phối nào đi nữa cũng cần đạt đến tiêu chí hoàn thành mục tiêu định hướng phát triển của Ngân hàng.

- Phục vụ tới tất cả phân khúc khách hàng mục tiêu của Ngân hàng - Vận hành như một siêu thị “tài chính đa năng”

- Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện hữu của Ngân hàng

- Phát huy tối đa hiệu quả từ các cơ hội có được từ các kênh phân phối

- Nâng cao năng suất lao động của đội ngũ nhân viên Ngân hàng.

Cách thức bán hàng và phân phối sản phấm dịch vụ tác động rất lớn đến doanh thu bán hàng và cuối cùng là giá trị thương hiệu của Ngân hàng,

của DNBH. Vì vậy, kênh phân phôi có vai trò vô cùng quan trọng, quyêt định sự thành bại của một sản phẩm Bancassurance, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Ngân hàng, của DNBH ở môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa.

Bancassurance phát triển hiệu quả càn hài hòa các quyền lợi giữa Ngân hàng và các DNBH. Và thực sự có hiệu quả khi các kênh phân phối Bancassurance phù hợp với kênh phân phối các sản phẩm Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bancassurance tại ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh thăng long (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)