HẠN CHẾ VỀ NHẬN THỨC VÀ HỢP TÁC CỦA DOANH NGHIỆP 1.Mức độ nhận thức chưa cao

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết thi hành luật cạnh tranh (Trang 28 - 31)

1. Mức độ nhận thức chưa cao

Thứ nhất, mức độ nhận thức của cộng đồng xã hội và doanh nghiệp về các quy định của pháp luật cạnh tranh không cao. Kết quả thực hiện khảo sát doanh nghiệp do Bộ Công Thương thực hiện cho thấy có tới gần 27.2% số doanh nghiệp

khi được hỏi “doanh nghiệp đã biết về Luật Cạnh tranh hay chưa” trả lời không biết Luật Cạnh tranh. Đối với 72.8% doanh nghiệp trả lời đã biết Luật Cạnh tranh, mức độ hiểu biết về các nhóm quy định của Luật cũng ở mức hạn chế. Việc doanh nghiệp không nắm bắt được các quy định của pháp luật cạnh tranh đã gây những khó khăn nhất định cho cơ quan quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra. Trong quá trình điều tra, để làm sáng tỏ được vấn đề, nguồn thông tin và chứng cứ do doanh nghiệp cung cấp đóng vai trò rất quan trọng và chủ yếu. Một số doanh nghiệp trong quá trình điều tra từ chối cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, kéo dài thời gian cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch, gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc làm sáng tỏ vụ việc. Những hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng những hành vi này sẽ cản trở các điều tra viên trong việc nhanh chóng tiếp cận các thông tin trong vụ việc.

Thứ hai, vấn đề hiểu biết của doanh nghiệp về cơ quan cạnh tranh. Theo kết quả khảo sát, trong nhóm những doanh nghiệp đã trả lời có biết Luật Cạnh tranh, có tới 46.5% doanh nghiệp trả lời không biết về cơ quan cạnh tranh. Những doanh nghiệp này mặc dù biết đến Luật Cạnh tranh, nhưng sẽ vẫn lúng túng không biết tìm đến cơ quan nào để giải quyết hoặc được tư vấn khi gặp phải các vấn đề về cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp chịu thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, nhưng lại không biết cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền đề bảo vệ quyền và lợi ích kinh doanh hợp pháp của mình. Do chưa có những nhận thức đúng đắn đối với Luật Cạnh tranh cũng như chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cạnh tranh, các doanh nghiệp không có văn hoá hợp tác, có thái độ thiện chí khi làm việc với cơ quan nhà nước. Chính hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến việc, số lượng các vụ việc cạnh tranh do doanh nghiệp khiếu nại lên cơ quan cạnh tranh là rất ít.

Thứ ba, về việc vận dụng pháp luật cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

Theo kết quả khảo sát, có tới 37.41% doanh nghiệp chưa chưa bao giờ tham khảo các quy định của pháp luật cạnh tranh khi xây dựng chính sách kinh doanh hoặc đàm phán với các đối tác, 44.88% doanh nghiệp thỉnh thoảng mới tham khảo và chỉ có 17.71% doanh nghiệp thường xuyên tham khảo các quy định của pháp luật cạnh tranh.

Tham khảo pháp luật cạnh tranh khi xây dựng chính sách kinh doanh

Ngoài ra, vấn đề văn hoá pháp lý và văn hóa cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng là yếu tố gây khó khăn cho các hoạt động thực thi. Có thể nói, tư duy kinh doanh và cạnh tranh một cách tự do như ở thời kỳ sơ khai của kinh tế thị trường vẫn còn rất phổ biến, chỉ khi nào “phát sinh vấn đề” thì mới cần đến cơ quan bảo vệ pháp luật. Các doanh nghiệp không chủ động tìm hiểu về các quy định của pháp luật cạnh tranh, chưa ý thức tuân thủ pháp luật cạnh tranh và các quy luật cạnh tranh trên thị trường. Căn nguyên của hiện tượng này chính là các doanh nghiệp chưa tìm thấy lợi ích của mình khi tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh nên họ không thật sự mặn mà, đồng thời chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh của chính cơ quan quản lý cạnh tranh cũng chưa thật sự hiệu quả, hấp dẫn, có thể thu hút sự chú ý và làm thay đổi quan niệm, nhận định của doanh nghiệp.

Nhìn chung, ý thức tìm hiểu và tuân thủ pháp luật nói chung và Luật Cạnh tranh nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, của doanh nghiệp nhỏ so với doanh nghiệp lớn chưa cao. Thậm chí, đối với một số doanh nghiệp, thành lập và duy trì một bộ phận riêng phụ trách rà soát các quy định của pháp luật và tuân thủ pháp luật không đơn giản. Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp có 100% vốn tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài thường quan tâm đầu tư nhiều hơn cho công tác cố vấn pháp lý với tỷ lệ doanh nghiệp đã thành lập bộ phận pháp chế lần lượt chiếm 53% và 21%. Trong khi đó, các công ty tư nhân mặc dù chiếm tỷ lệ lớn trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, nhưng số doanh nghiệp đã thành lập bộ phận riêng phụ trách việc tuân thủ pháp luật chỉ chiếm 11%.

Kết quả khảo sát cho thấy có 25.66% số doanh nghiệp được khảo sát có quy tắc kinh doanh đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh; có 19.87% có cử cán bộ tham các cuộc gia hội thảo, đào tạo về pháp luật cạnh tranh và có 4.67% có đào tạo về pháp luật cạnh tranh trong nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy có 40% doanh nghiệp chưa từng nhận thấy hành vi của cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác có tác động tới cạnh tranh trên thị trường. Có 39,4% doanh nghiệp trả lời sẽ tự dàn xếp trong trường hợp phát hiện hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp khác xâm hại tới doanh nghiệp mình.

3. Mức độ hợp tác cung cấp thông tin phục vụ điều tra của doanh nghiệp

Sau khi phát hiện ra các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, việc phối hợp cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho các cơ quan chức năng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp doanh nghiệp bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với cơ quan cạnh tranh, gây khó khăn cho quá trình điều tra, xử lý.

Trong quá trình khảo sát doanh nghiệp, để đánh giá mức độ phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan cạnh tranh, câu hỏi giả định là khi được yêu cầu, doanh nghiệp có sẵn sàng cung cấp thông tin để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh hay không. Kết quả khảo sát cho thấy có 69.41% doanh nghiệp sẵn sàng

cung cấp thông tin theo đúng yêu cầu, có 30.29% doanh nghiệp trả lời tùy từng trường hợp mới cung cấp và có chiếm 0.30% doanh nghiệp trả lời không cung cấp thông tin. Điều này cũng phản ánh đúng thực tiễn thực thi trong một số vụ việc điều tra cơ quan cạnh tranh đã không nhận được sự hợp tác đúng mực từ phía các doanh nghiệp mặc dù đã gửi yêu cầu bằng văn bản. Có thể nói, doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức cao về sức ảnh hưởng của các hành vi vi phạm của doanh nghiệp khác, đồng thời cũng thể hiện được sự chưa tin tưởng, còn e ngại vào cơ quan cạnh tranh cũng như thủ tục khiếu nại, điều tra, xử lý của cơ quan cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp thường không sẵn sàng khiếu nại đối thủ cạnh tranh do e ngại hoặc chính bản thân doanh nghiệp cũng áp dụng những biện pháp phản cạnh tranh trong kinh doanh. Mặc dù vậy, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là nhiều quy định của luật vẫn còn hạn chế, bất cập, một số vấn đề quan trọng không được quy định rõ ràng và cần được giải thích và làm rõ. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp áp dụng và thực hiện các quy định về cạnh tranh đang phụ thuộc rất nhiều vào các giải thích khác nhau của các luật sư và cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, dẫn đến một số rủi ro không lường trước được do việc giải thích pháp luật6.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết thi hành luật cạnh tranh (Trang 28 - 31)

w