NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT CẬP, HẠN CHẾ 1.Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết thi hành luật cạnh tranh (Trang 31 - 34)

1. Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các quan hệ cạnh tranh đã có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng. Nhiều chiến lược cạnh tranh mới, trong đó có cả các hành vi phản cạnh tranh đã du nhập và được các doanh nghiệp vận dụng trong hoạt động kinh doanh. Các hành vi phản cạnh tranh được thực hiện dưới nhiều hình thức mới với mức độ tinh vi, phức tạp ngày càng cao. Thực tiễn đó đã làm cho nhiều quy định của hệ thống pháp luật nói chung, Luật Cạnh tranh nói riêng vốn được bắt đầu xây dựng từ những năm 1999 - 2000 nay đã không còn phù hợp với thực trạng cạnh tranh, điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại và trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.

- Thứ hai, do đặc thù, thông lệ kinh doanh riêng của một số ngành, lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông… nhiều văn bản luật trong lĩnh vực chuyên ngành đã quy định nhiều nội dung điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành nhưng lại không dẫn chiếu đến Luật Cạnh tranh, thậm chí có nhiều nội dung mâu thuẫn, khác biệt lớn so với Luật Cạnh tranh. Mâu thuẫn giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành đã làm giảm hiệu quả thi hành pháp luật cạnh tranh, không đảm bảo được sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển ngành và mục tiêu tạo lập, duy trì và thúc đẩy môi trường cạnh tranh.

- Thứ ba, Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chưa có “tiền lệ” trước đó. Do đó, việc xây dựng và thi hành Luật Cạnh tranh với vai trò là 6 Tổng hợp ý kiến của cách chuyên gia, doanh nghiệp tham dự Hội thảo “Đánh giá 10 năm thực thi Luật Cạnh tranh: Góc nhìn từ phía doanh nghiệp” do Cục QLCT tổ chức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2015.

một đạo luật bảo vệ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cũng gặp nhiều vướng mắc, khó khăn cả về lý luận và thực tiễn.

2. Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhưng nhìn chung chưa thực sự hiệu quả, công tác này ở một số địa phương còn chưa sâu rộng, không thường xuyên, kịp thời nên nhận thức về pháp luật cạnh tranh trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội còn chưa cao.

- Thứ hai, trong công tác thi hành Luật Cạnh tranh, đặc biệt là giải quyết các vụ việc hạn chế cạnh tranh, đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung chưa đủ về số lượng, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Hiện nay, do đặc thù của Cơ quan QLCT, tổng số công chức, viên chức lại được phân bổ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nuớc trong cả lĩnh vực cạnh tranh và các lĩnh vực khác. Do vậy, nguồn nhân lực thường xuyên thực hiện mảng công việc trong lĩnh vực cạnh tranh là hạn chế, trong đó chủ yếu là các cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là kinh nghiệm điều tra, xử lý vụ việc. Số lượng các Điều tra viên cạnh tranh được bổ nhiệm là 33 người, tuy nhiên do hạn chế về nguồn nhân lực nên trong giai đoạn hiện tại, họ được bố trí công tác tại nhiều phòng ban để thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, số lượng các cán bộ có chuyên môn về pháp luật hiện còn hạn chế nên việc tổ chức thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật cạnh tranh trong thời gian qua còn gặp không ít các khó khăn, thách thức. Trong khi đó công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới nên còn gặp nhiều khó khăn trong giải quyết các vụ việc cạnh tranh.

- Thứ ba, việc phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh còn nhiều bất cập. Thủ tục khiếu nại, đòi hỏi về nghĩa vụ chứng minh, yêu cầu nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc phức tạp, quá trình điều tra, xử lý vụ việc phải trải qua bốn cấp, nhưng kết thúc vụ việc cá nhân, tổ chức đã khiếu nại gần như không đạt được lợi ích cụ thể nào, không có cơ chế khởi kiện đòi bồi thường dân sự cho họ. Trình tự, thủ tục như trên chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, tạo rào cản khiến họ chưa tích cực trong việc phát hiện, tố cáo, cung cấp thông tin cho cho cơ quan cạnh tranh về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

- Thứ tư, việc phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phối hợp giải quyết các vụ việc cạnh tranh còn nhiều bất cập.

- Thứ năm, nhận thức về quy luật cạnh tranh, yêu cầu đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng của một bộ phận cơ quan, cán bộ quản lý Nhà nước và của các chủ thể trong quan hệ cạnh tranh còn chưa đầy đủ. Ở một số lĩnh vực, vẫn còn những rào cản pháp lý hoặc chính sách cho cạnh tranh.

PHẦN THỨ BA

MỤC TIÊU, QUẢN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG XÂYDỰNG LUẬT CẠNH TRANH (SỬA ĐỔI) DỰNG LUẬT CẠNH TRANH (SỬA ĐỔI)

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG MẶT ĐƯỢC, CHƯA ĐƯỢC CỦA

LUẬT CẠNH TRANH NĂM 20041. Những mặt được 1. Những mặt được

Cạnh tranh và độc quyền là những phạm trù cơ bản gắn liền với nền kinh tế thị trường nên những quy định pháp luật về cạnh tranh và độc quyền khi được ban hành sẽ là những chế định pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế, góp phần xây dựng một hành lang pháp lý đảm bảo cho các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Việc ban hành Luật Cạnh tranh là sự thể chế hoá, hiện thực và cụ thể hoá một cách nhanh chóng và kịp thời các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế.

- Sự ra đời của Luật Cạnh tranh là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

- Nhìn nhận và đánh giá một cách tổng thể, Luật Cạnh tranh tương đối toàn diện và tiến bộ, gồm cả luật nội dung và luật hình thức, tại thời điểm ban hành Luật, các chế định được thiết kế phù hợp với với hoàn cảnh và các điều kiện kinh tế cụ thể của đất nước.

- Số lượng các vụ việc đã được điều tra, xử lý mặc dù còn hạn chế nhưng cũng thể hiện thành công bước đầu trong công tác thi hành, cho thấy Luật Cạnh tranh đang dần đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng.

- Không chỉ góp phần phát triển kinh tế trong nước, sự ra đời của Luật Cạnh tranh còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự ra đời của Luật Cạnh tranh cũng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai các hoạt động đàm phán và ký kết các hiệp định song phương và đa phương, khu vực và quốc tế có liên quan đến chính sách và pháp luật cạnh tranh.

2. Những hạn chế

Mặc dù tại thời điểm ban hành năm 2004, Luật Cạnh tranh được đánh giá là đạo luật tiến bộ nhưng sau 12 năm thi hành cũng đã bộc lộ những hạn chế.

- Quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành vốn được bắt đầu nghiên cứu, xây dựng từ đầu những năm 2000, đến nay đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và không phù hợp với thực trạng cạnh tranh trên thị trường. Đặc thù của Luật Cạnh tranh là bao gồm trong đó cả các quy định của luật nội dung và luật hình thức. Trong quá trình thực thi cho thấy các quy định của luật nội dung bao gồm các chế định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng, TTKT và CTKLM đều bộc lộ những khiếm khuyết, bất cập. Các quy định về trình tự, thủ tục cũng chưa được cụ thể, rõ ràng, gây kéo dài, không khuyến khích doanh nghiệp, người tiêu dùng phát hiện, cung cấp thông tin về hành vi vi phạm và hợp tác tích cực trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.

- Mô hình và địa vị pháp lý của các cơ quan cạnh tranh như hiện nay chưa đảm bảo tính độc lập, chuyên nghiệp trong việc ra quyết định điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh, đặc biệt trong các vụ viêc hạn chế cạnh tranh thường liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp độc quyền, thống lĩnh thị trường. Các quy định về cơ quan thực thi cũng chưa đầy đủ, việc quy định về thẩm quyền cho cơ quan thực thi còn tản mát, chưa đảm bảo cơ sở pháp lý hoàn thiện cho các cơ quan này hoạt động hiệu quả.

- Trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện với rất nhiều các luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, xây dựng, đấu thầu, hàng không dân dụng… thì các quy định cơ bản của Luật Cạnh tranh lại chưa được dẫn chiếu, nhiều quy định mâu thuẫn, có khác biệt lớn so với Luật Cạnh tranh. Điều này làm giảm hiệu quả thi hành Luật Cạnh tranh, đồng thời, không đảm bảo được sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển ngành và mục tiêu tạo lập, duy trì và thúc đẩy môi trường cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết thi hành luật cạnh tranh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w