Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của HuyệnTứ Kì, tỉnh Hả

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tứ kì, tỉnh hải dương (Trang 25 - 35)

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện TứKì, tỉnh Hải Dương hiện nay. Kì, tỉnh Hải Dương hiện nay.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tứ Kỳ là một huyện thuộc Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Cũng giống như các huyện khác của tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, đất đai của huyện được hình thành nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông này. phía đông bắc giáp huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình); phía tây Bắc giáp thành phố Hải Dương; phía tây giáp huyện Gia Lộc; phía tây nam giáp huyện Ninh Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dương. phía đông nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc); phía đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn sông Thái Bình), đều là các huyện của thành phố Hải Phòng; Ngã ba sông Luộc đổ vào sông Thái Bình nằm trên ranh giới này. Hầu như xung quanh huyện được bao bọc bởi các con sông nhỏ của hệ thống sông Thái Bình. Chính giữa địa bàn huyện là con sông Tứ Kỳ, con sông này chảy qua huyện Ninh Giang theo hướng từ Tây sang Đông, đổ vào huyện Tứ Kỳ ở địa phận xã Quảng Nghiệp rồi chạy dọc theo chiều dài của huyện theo hướng Tây Bắc - Đông nam, men theo thị trấn Tứ Kỳ ở đoạn giữa Thị trấn, Xã Văn Tố với xã Minh Đức, đến đoạn giữa xã Phượng Kỳ và xã Hà Thanh tách làm hai, một nhánh chảy xuống phía nam đổ vào Sông Luộc nơi tiếp giáp giữa xã Tiên Động với Vĩnh Bảo ra Cầu Quý Cao sang Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng; một nhánh qua giữa Xã Nguyên Giáp và Tiên Động chảy ra Cầu Xe trước khi đổ vào sông Thái Bình tại địa phận giữa xã An Thanh và Quang Trung, đây là ngã ba ranh giới giữa các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà và Tiên Lãng.

- Đặc điểm hành chính

Huyện Tứ Kỳ có huyện lỵ là thị trấn Tứ Kỳ (thành lập ngày 16 - 6 - 1997 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Đông Kỳ và Tây Kỳ) và 26 xã: An Thành, Bình Lăng, Cộng Lạc, Đại Đồng, Đại Hợp, Dân Chủ, Đông Kỳ, Hà Kỳ, Hà Thanh, Hưng Đạo, Kỳ Sơn, Minh Đức, Ngọc Kỳ, Ngọc Sơn, Nguyên Giáp, Phượng Kỳ, Quang Khải, Quảng Nghiệp, Quang Phục, Quang Trung, Tái Sơn, Tân Kỳ, Tây Kỳ, Tiên Động, Tứ Xuyên, Văn Tố.

Diện tích: 170, 03 km².

Dân số: 168.790 người (tháng 3/2008).

Mật độ: 970 người/km²

2.1.2. Đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội * Tình hình kinh tế

Huyện Tứ Kỳ nằm giữa các huyện Thanh Hà, Chí Linh, Kinh Môn, Ninh Giang bốn bề bao bọc bởi hệ thống sông tạo điều kiện cho giao lưu đường thủy. Giao thông đường bộ chủ yếu là tuyến đường 191(nay được nâng cấp thành đường 391) được coi là kênh giao thông quan trọng có thể triển khai đi các xã thị trấn trên địa bàn huyện. Trên địa bàn có 27 xã: An Thanh, Cộng Lạc, Thanh Kỳ, Tây Kỳ, thị trấn Tứ Kỳ, Tứ Xuyên, Kỳ Sơn, Ngọc Sơn trong những năm gần đây với chủ trương phấn đấu Việt Nam thành nước công nghiệp vào năm 2020 bằng cách đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bộ mặt kinh tế xã hội đã có sự thay đổi rõ rệt: Cuộc sống của người dân được nâng cao, ngành dịch vụ buôn bán phát triển. Trên cơ sở khai thác thế mạnh của huyện thì nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Từ năm 2011 đến nay, có thêm 15 nghìn lao động chuyển từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm còn 38,5%; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng lên 31,2%; dịch vụ 30%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 177,5 tỷ đồng lên 430 tỷ đồng và thu nhập bình quân đầu người đạt 11,5 triệu đồng/năm.

Với sự chỉ đạo và đầu tư thích đáng của chính phủ cho Hải Dương trong những năm gần đây đặc biệt là việc xây dựng huyện Tứ Kỳ thành vựng kinh tế trọng điểm của Hải Dương. Tổng thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn đạt 432.966 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 15,7%, vượt 5,7% so với chỉ tiêu ĐH. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện tốt chức năng quản lý, huy động vốn, mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân góp phần thúc đẩy mở rộng sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

*Tình hình văn hóa xã hội trên địa bàn huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương

Quán triệt nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ XI công tác giáo dục đào tạo huyện đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Trong những năm qua huyện đã cho tiến hành đầu tư xây dựng nhiều trường học nhằm đa dạng hóa loại hình đào tạo. Huyện Tứ Kỳ được coi là cơ bản đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học phổ thông, phong trào thi đua dạy tốt học tốt, tấm gương điển hình về người làm kinh tế giỏi thường xuyên được đưa lên trang nhất báo Hải Dương.

. Các vấn đề xã hội: như truyền thông chính sách của đảng, giải quyết các gia đình thương binh liệt sĩ, diện hộ nghèo, hộ khó khăn đã được chú trọng. Các tệ nạn xã hội hầu như không còn tồn tại trên địa bàn huyện trong những năm gần đây. Các hạt động thường niên được tổ chức nhằm chấn chỉnh tư tưởng đạo đức của các cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lí đã dần thay đổi bằng cơ chế quản lí mới phù hợp tình hình mới

Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, xóa nhà tranh tre nứa lá hầu như được thực hiện khá nghiêm túc. Đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện, nhiều công trình văn hóa, tín ngưỡng được xây dựng ngày càng nhiều để phục vụ tốt nhu cầu người dân. Các lễ hội truyền thống được khôi phục và bảo tồn như lễ hội Miếu Xoài, Đống Ốc hàng năm được tổ chức vào ngày 10/2 các trò chơi như cờ tướng, kéo co, chọi gà, bóng chuyền, hàng năm được tổ chức vào dịp đầu xuân. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức thường xuyên

trong các dịp đại hội trường học, công trình văn hoá, phong trào văn hoá thể dục thể thao ngày càng được quan tâm hơn.

2.1.3. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức Huyện Tứ Kì.

2.1.3.1.Về số lượng

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ, công chức huyện Tứ Kì tỉnh Hải Dương qua các thời kì phân theo độ tuổi

Năm Độ tuổi 2011 2012 2013 2014 2015 <30 18 31 49 53 67 31-40 100 104 105 110 115 41-50 78 90 91 108 113 51-60 105 88 78 70 68 Tổng số 301 313 323 331 353

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CBCC huyện Tứ Kì của phòng Nội vụ Tứ Kì.

Qua bảng số liệu trên ta thấy lực lượng CB, CC tại Huyện đã có sự cân đối và sự chuyển tiếp liên tục qua các thế hệ: Tổng số CB,CC tăng từ 301 người lên 353 người năm 2015, tăng 17,3%. Số lượng công chức trẻ dưới 30 tuổi có xu hướng tăng lên, tăng từ 18 người năm 2011 lên 67 người năm 2015 (tăng 272%). Độ tuổi từ 31-40 chiếm số lượng đống nhất và có xu hướng tăng nhẹ từ 100 người năm 2011 lên 115% năm 2015 (tăng 15%); Độ tuổi từ 41-50 tăng từ 78 người lên 113 người (tăng 44,8%) ; Độ tuổi từ 51-60 có xu hướng giảm qua các năm, từ 105 người năm 2011 xuống 68 người năm 2015 (giảm 35,2%). Qua bảng số liệu ta cũng thấy, số lượng CBCC ở độ tuổi 41-50 chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 32,6% năm 2015). Đây là độ tuổi vàng của cán bộ; công chức; viên chức; họ đã bắt đầu có những kinh nghiệm công tác; đời sống gia đình về cơ bản đã ổn định; có nhiều điều kiện cống hiến. Khó khăn lớn nhất với nhóm tuổi này là con cái còn nhỏ; đang trong độ tuổi đi học; vì vậy; họ phải dành thời gian nhất định cho công việc gia đình; chăm sóc; đưa đón

con; Độ tuổi <30 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất ( chiếm 18,9% năm 2015). Đây là đội ngũ trẻ, có tri thức, nhiệt tình nên có khả năng nhận thức và làm việc tốt tuy nhiên kinh nghiệm làm việc thực tiễn chưa nhiều vì vậy huyện cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện sự chuyển tiếp, thay thế cho những lãnh đạo sẽ về hưu trong thời gian tới, tránh bị hụt về CBCC khi những CBCC lớn tuổi nghỉ hưu trong tương lai.

2.1.3.2.Về chất lượng

- Trình độ chuyên môn của CB, CC là một trong những thước đo về

tiêu chuẩn và năng lực của CB, CC. Tiêu chí này có vai trò xác định xem hiện nay CB, CC có đầy đủ điều kiện để đáp ứng nhiệm vụ và cũng xác phần nào năng lực công tác của CB, CC ở vị trí nhất định.

Trình độ của của CBCC huyện Tứ Kì được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC ở huyện Tứ Kì, tỉnh Hải Dương năm 2015

Trình độ 2011 2012 2013 2014 2015 Tiến sĩ 0 0 0 0 1 Thạc sĩ 8 18 25 30 33 Đại học 170 213 216 229 265 Cao đẳng 45 35 29 32 20 Trung cấp 35 28 35 20 17 Còn lại 43 30 25 10 18 Tổng số 301 313 320 331 353

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CBCC huyện Tứ Kì của phòng Nội vụ Tứ Kì.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trình độ chuyên môn của CBCC huyện Tứ Kì là tương đối cao trình độ Đại học chiếm 75,1% số CC trong khối, nhìn chung đáp ứng yêu cầu ngạch bậc đang giữ, đây là một điều kiện thuận lợi để CB, CC trong cơ quan có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác của vị trí mình đảm nhiệm.

sĩ, và đại học đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ CBCC có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Năm 2015, trình độ tiến sĩ và thạc sĩ mới chỉ chiếm 9,6%. Công tác đào tạo sau đại học chưa được đẩy mạnh gây ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong giai đoạn 2011-2015, số lượng CBCC có trình độ đại học có xu hướng tăng dần qua các năm, tăng từ 170 người năm 2011 lên 265 người năm 2015, tăng 55,9%.

Cũng trong giai đoạn này, CBCC có trình độ cao đẳng và trung cấp có xu hướng giảm qua các năm. Tuy nhiên mức giảm còn chậm, tỷ lệ CBCC có trình độ cao đẳng và trung cấp và chưa qua đào tạo vẫn chiếm 15,6% năm 2015.

Vì vậy, để giải quyết tình trạng trên huyện cần tiếp tục làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC trong thời gian tới.

- Về trình độ lý luận chính trị của CB, CC

Trình độ lý luận chính trị thể hiện trước hết ở việc được ĐTBD qua các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp hoặc cử nhân về lý luân chính trị. Qua điều tra CBCC ở Huyện Tứ Kì tỉnh Hải Dương, trình độ này thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Tứ Kì tỉnh Hải Dương năm 2015

Trình độ 2011 2012 2013 2014 2015 Cao cấp 2 5 16 19 39 Sơ cấp 16 41 52 76 91 Trung cấp 203 193 186 178 175 Chưa có lý luận chính trị 80 74 66 58 48 Tổng số 301 313 320 331 353

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CBCC huyện Tứ Kì của phòng Nội vụ Tứ Kì.

Nhìn chung trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức ở huyện Tứ Kì có xu hướng tăng dần qua các năm. Số lượng công chức có trình độ cao

cấp tăng từ 0,7% năm 2011 lên 11% năm 2015. Sơ cấp tăng từ 5,3% năm 2011 lên 25,7% năm 2015; Trình độ trung cấp giảm từ 67,4% năm 2011 lên 49,6% năm 2015. Số lượng công chức chưa có trình độ lý luận chính trị giảm từ 26,6% năm 2011, xuống còn 13,7% năm 2015. Điều này chứng tỏ, trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở huyện Tứ Kì tỉnh Hải Dương đã được quan tâm chỉ đạo và đã có những kết quả tốt. Tuy nhiên, số lượng công chức chưa có trình độ lý luận chính trị và trung cấp còn cao. Đây là vấn đề lớn cần được quan tâm, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện Tứ Kì cần phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

* Nhận xét chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - Những mặt mạnh

Qua các thời kỳ cách mạng, Huyện ủy Tứ Kì đã làm nên truyền thống vẻ vang, đã rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, cung cấp cho Đảng và Nhà nước nhiều cán bộ, công chức ưu tú, năng động sáng tạo, kiên trung, vững vàng trong khó khăn thử thách, tin tưởng và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Đội ngũ cán bộ, công chức ở Huyện Tứ Kì quản lý có một số mặt mạnh sau:

+ Về số lượng và cơ cấu:

Đội ngũ cán bộ, công chức Ban thường vụ Huyện ủy quản lý hiện nay tương đối đông đảo, gồm nhiều thế hệ, thành phần, giới tính, đồng thời được phân bố trong hoạt động của tổ chức đảng và chính quyền của Huyện. Qua đó khẳng định rằng, trước hết sự phát triển về số lượng cán bộ, công chức này không phải đơn giản chỉ là kết quả của sự sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức "cho đủ" theo chức danh, mà đây chính là sự phản ánh đẩy đủ về khả năng thực tế của cán bộ, công chức nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trên địa bàn Huyện.

Đội ngũ cán bộ, công chức Ban thường vụ Huyện ủy quản lý có bản lĩnh tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản và những mục tiêu cơ bản của sự nghiệp cách mạng, tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới, sẵn sàng đảm đương những trách nhiệm nặng nề do Đảng, nhân dân giao phó và quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Khi đất nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về kinh tế - xã hội và còn trong tình trạng kém phát triển, rất nhiều cán bộ, công chức của Huyện với ý thức trách nhiệm của mình trước Đảng, dám nghĩ, dám làm, đồng thời chỉ đạo kiên quyết khắc phục mọi khó khăn để đưa Tứ Kì vượt qua và phát triển.

Đội ngũ cán bộ, công chức ở huyện Tứ Kì quản lý hiện nay là một đội ngũ luôn gắn bó với dân, tin tưởng nhân dân và có ý thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đại đa số cán bộ, công chức trong hiện nay của Huyện vẫn giữ gìn tốt đạo đức và lối sống, trung thành với lý tưởng, sẵn sàng đảm đương mọi nhiệm vụ cách mạng, dám đối mặt với mọi tình huống khó khăn và thử thách, giữ được những chuẩn mực hành vi, lối sống phủ hợp với những giá trị văn hóa dân tộc, sống gần gũi và chan hòa với nhân dân, nhiều đồng chí là tấm gương về đạo đức và lối sống được cán bộ, đảng viên và nhân dân tin yêu.

Về năng lực hoạt động thực tiễn. Họ là những người đã trải qua thử thách trong chiến đấu, xây dựng và phát triển kinh tế, quản lý hành chính hay học tập, nghiên cứu, trong phong trào thực tế và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. Đa số các đồng chí đã kinh quan các chức vụ ở cơ sở. Chính điều này đã làm cho cán bộ công chức ở Huyện Tứ Kì quản lý không ngừng hoàn thiện về kiến thức và kỹ năng tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tứ kì, tỉnh hải dương (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w