Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡngcán bộ,

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tứ kì, tỉnh hải dương (Trang 55)

tiếp theo.

3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, các cơ quan đơn vị liên quan đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức của huyện Tứ Kì, tỉnh Hải Dương

Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các địa phương đã chú trọng và quan tâm đến vấn đề này.

Nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước về công chức và đào tạo, bồi dưỡng công chức đã đi vào cuộc sống. Các cấp ủy và chính quyền địa phương đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về đào tạo, bồi dưỡng công chức, đồng thời ban hành các quy định cụ thể về chế độ chính sách đối với công chức đi đào tạo, bồi dưỡng; các chính sách cử công chức bồi dưỡng lý luận chính trị. Những chính sách trên đã tạo tiền đề khuyến khích công chức đi đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo quản lý và khả năng thực thi công vụ.

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch

đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm bảo đảm tính chủ động trong triển khai, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và sớm chủ động tạo nguồn bổ sung công chức cho các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp.

Các cấp uỷ đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡngvà đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cụ thể hoá chế độ, chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, đầu tư kinh phí, chăm lo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng.

Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thực hiện nghiêm túc việc rà soát, phân cấp quản lý công chức để công chức đi học tập, bồi dưỡng đúng đối tượng, thiết thực, tránh bồi dưỡng tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.

Chính quyền tỉnh phải tiến hành rà soát nghiên cứu lại hệ thống văn bản về đào tạo, bồi dưỡng. Trên cơ sở đó chỉ đạo các sở, ngành có liên quan như: Sở tài chính, Sở kế hoạch - đầu tư, Ban tổ chức và Sở giáo dục và đào tạo xây dựng các văn bản riêng của tỉnh, hướng dẫn, triển khai cụ thể về nội dung quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng; về quy trình, thủ tục, hồ sơ mở lớp, đào tạo, đề xuất các quy định về định mức và chính sách về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp với điều kiện của địa phương.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ, từng năm các cơ quan như: Ban tổ chức tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài Chính đã phối hợp kết hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức theo chương trình, kế hoạch đã phê duyệt. Do nhu cầu của công tác quản lý và hoạt động chuyên môn nên việc đào tạo, bồi ưỡng công chức cần được định hướng rõ ràng hơn, kế hoạch xây dựng ngày càng hợp lý hơn, công tác quản lý có sự điều chỉnh, bổ sung, kế hoạch thực hiện kịp thời đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của toàn tỉnh.

Dựa trên việc tiến hành những nội dung điều tra khảo sát, đánh giá, thu thập thông tin và nhu cầu cụ thể của địa phương, tỉnh đã tiếp tục xây dựng quy chế và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016 -

2020 đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng tốt hơn.

3.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức của huyện Tứ Kì, tỉnh Hải Dương

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được xây dựng trên cơ sở thực trạng trình độ của đội ngũ công chức và yêu cầu cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Đặc biệt đối với đội ngũ công chức nguồn, bước đầu được điều chỉnh theo hướng tập trung vào các kỹ năng hành chính, chuyên môn như địa chính, nhà đất, tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo…giúp cho các công chức trẻ sau đào tạo, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo. Nên xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh. Nội dung chuương trình phải sát với nhu cầu bồi dưỡng, loại hình bồi dưỡng. Đổi mới chương trình theo hướng làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và những vấn đề mới nảy sinh của thực tiễn trong nước và quốc tế. Bổ sung kiến thức thực tiễn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp xử lý tình huống; gắn lý luận với thực tiễn, chú trọng rèn luyện năng lực tư duy khoa học, khả năng xử lý tình huống, trau dồi đạo đức, lối sống. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải được căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần có tính liên thông.

Xác định rõ nội dung, nhu cầu và đối tượng học tập, đào tạo, bồi dưỡng với phương châm nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức theo chức vụ đang đảm nhận, để có thể tổ chức các lớp học. Qua đây xác định được đối tượng nào, cần học nội dung chương trình nào để sắp xếp học tại trung tâm huyện hay học tại trường chính trị tỉnh hoặc gửi về trung ương.

Với phương thức này sẽ gắn được đối tượng với nội dung chương trình và đảm bảo việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức và kỹ năng để cán bộ sau khi đào tạo, bồi dưỡng nắm vững lý luận và vận dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào giải quyết những công việc đang đảm nhiệm đạt được hiệu quả cao.

Có thể đổi mới từ chế độ học tập tập trung 3 tháng hiện nay sang chế độ học tập theo chuyên đề. Đây là hình thức đào tạo theo chương trình mới, học tập theo từng chuyên đề giúp cho học viên khắc phục tình trạng phải bàn giao hay ngừng công việc vì phải đi học quá lâu. Mặt khác người học có thể tập trung nghiên cứu những chuyên đề nào được coi là thiết thực trước, tránh được tình trạng phải học nhiều chuyên đề một lúc, mà có chuyên đề đối với họ là không thiết dụng.

- Cấp chứng chỉ theo chuyên đề: các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong tỉnh có thể hết đợt học hoặc kỳ học cấp chứng chỉ cho học viên theo từng cụm chuyên đề đã được học và đã đăng ký.

Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đào tạo suốt đời.

3.2.3. Xây dựng đội ngũ giảng viên; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất tương xứng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức của huyện Tứ Kì

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ giảng viên tương xứng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo ở các cấp đạt chuẩn; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức.

- Nhằm tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức trên địa bàn toàn huyện cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức khẩn trương tham mưu giúp huyện uỷ và UBND huyện xây dựng "Quy

chức" và "Quy chế quản lý, đánh giá chất lượng hoc viên; "Quy chế thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao".

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức phải thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý học viên nhằm theo dõi, đánh giá ý thức, thái độ, kết quả học tập của học viên một cách khách quan, công bằng. Kết quả học tập phải được coi là một trong những căn cứ để đánh giá thực thi nhiệm vụ, công vụ, bình xét thi đua đối với công chức, đảng viên và đề bạt, bổ nhiệm. Các đơn vị có công chức đi học cần chủ động phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức để quản lý tốt công chức trong thời gian học tập. Thủ trưởng các đơn vị có công chức tham gia học tập, bồi dưỡng phải nghiêm túc thực hiện các quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức.

- Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức của huyện phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm; được trang bị kiến thức thực tiễn và các phương pháp giảng dạy tích cực; biết ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy. Cùng với việc đi thực tế tại cơ sở, giảng viên phải thường xuyên được cập nhật kiến thức, thông tin thực tiễn thông qua các hình thức tham quan, giao lưu, trao đổi... với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các cơ sở khác ở trong nước. Có chế độ chính sách cho giảng viên đi tham quan, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; đào tạo nguồn giảng viên.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức từ nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công chức có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn. Cán bộ chủ chốt của Thành phố và công chức có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn có trách nhiệm trực tiếp tham gia giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn cho học viên các lớp học khi có yêu cầu.

- Có kế hoạch trang bị thêm kiến thức và kỹ năng quản lý, nghiệp vụ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý đào tạo. Thực hiện nghiêm túc quy định của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương về tiêu chuẩn cán bộ của các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức đẩy

mạnh, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; đổi mới giáo án, giáo trình; đổi mới phương pháp quản lý, giảng dạy và đánh giá học viên.

Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một nhân tố quyết định chất lượng và số lượng cán bộ, công chức để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quyết định bởi nhiều nhân tố như: nội dung, chương trình giảng dạy, thiết bị giảng dạy, kinh phí mở lớp học, chất lượng đội ngũ giảng dạy... Để khắc phục được những hạn chế đã gây ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thì cần:

Một là, chính sách ưu đãi đối với giảng viên: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có hiệu quả hay không thì tuỳ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự phát tiển nhanh chóng và đa dạng của xã hội và khoa học - công nghệ thật sự là thách thức lớn đối với cán bộ giảng viên quản lý nhà nước hiện nay. Hàng ngày, hàng giờ, họ cần phải rèn luyện phẩm chất, năng lực và nghiệp vụ, chuyên môn bị tụt hậu và đào thải. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo. Muốn thực hiện tốt và đạt kết quả cao về công tác này thì cần phải chú trọng và tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên là:

- Địa phương có chính sách khuyết khích và tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thu hút những người có phẩm chất, năng lực cao bổ sung cho đội ngũ giảng viên.

- Trong phạm vi thẩm quyền, chính quyền cần có những biện pháp khuyến khích thu hút những người có đức, có tài về phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, cần có sự đầu tư thích đáng cho công việc này. Các giảng viên ở cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được đào tạo lại về phương pháp sư phạm, về kiến thức lý luận cơ bản, về chính trị, pháp luật, hành chính, quản lý nhà nước.

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dành ít nhất 1/3 quỹ thời gian làm việc trong năm để tổ chức luân phiên cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên mới và trẻ.

- Huyện và cơ sở đào tạo có chế độ khuyến khích kịp thời, ưu đãi cho những giảng viên có nhiều thành tích xuất sắc được đãi ngộ thoả đáng bằng cách nâng lương trước thời hạn, biểu dương, khen thưởng, ... Ngoài ra cần quan tâm đến chế độ ưu đãi tiền lương, thưởng và phụ cấp đối với đội ngũ giảng viên; xây dựng lại cấu trúc thang bảng lương phù hợp với công việc để tạo động lực khuyến khích cán bộ, công chức và đội ngũ giảng viên.

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh cần xây dựng cơ chế phối hợp và sử dụng có hiệu quả số lượng giảng viên kiêm chức. Đó là những cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm đã được đào tạo cơ bản về lý luận chính trị và quản lý nhà nước đang đương nhiệm ở các cơ quan trên địa bàn tỉnh để gaỉng dạy một số chuyên đề có tính đặc thù, hoặc báo cáo tình hình thực tiễn địa phương.

Hai là, cần tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đây

là một trong những vướng mắc hiện nay trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để khắc phục những hạn chế do vấn đề tài chính gây ra và đồng thời có thể tăng kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm theo định mức phân bổ được bố trí theo ngân sách hàng năm huyện cần có một số biện pháp như:

- Tăng nguồn tích trữ trong ngân sách của tỉnh để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí nhằm tích luỹ nhiều hơn nguồn ngân sách để phục vụ cho những công việc của tỉnh nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức nói riêng.

- Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ, công chức từ đó xác định một cách chính xác số cán bộ cũng như những ngành, những loại cán bộ, công chức cần được đào tạo, bồi dưỡng nhằm tránh lãng phí kinh phí khi đào tạo không đúng nhu cầu cần thiết.

- Có những kiến nghị với Ban tổ chức Trung ương Đảng cũng như Bộ Tài chính đề ra thêm nguồn kinh phí từ Trung ướng đến Địa phương cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Ba là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức: để thực hiện có hiệu quả về việc nâng cao chất lượng trang thiết bị dạy học cần quan tâm một số vấn đề sau:

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại huyện tứ kì, tỉnh hải dương (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w