THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Thuận lợ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN MISA (Trang 26 - 32)

g) Trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách hàng

THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Thuận lợ

Thuận lợi

Bắt đầu từ cuối năm 2019 đến nay, đại dịch Covid-19 bùng phát Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT lại không bị ảnh hưởng nhiều mà có chiều hướng phát triển hơn làm cho quá trình “chuyển đổi số” được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Công ty cổ phần MISA với tư cách là một trong những đơn vị có vị thế và kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực CNTT đã tạo được cho mình một chỗ đứng vững chãi trong bối cảnh “chuyển đổi số” đang diễn ra mạnh mẽ. MISA mặc dù mất đi không ít khách hàng nhưng lại thu hút thêm được rất nhiều khách hàng mới từ những khách hàng tiềm năng trước đó. Chính vì vậy mà doanh thu bán hàng cũng như lợi nhuận năm 2020 của MISA tăng hơn nhiều so với cung kỳ năm 2019.

Công ty cổ phần MISA có một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật viên công nghệ chuyên nghiệp và có trình độ độ chuyên môn cao. Với sự thông minh, nhạy bén đội ngũ kỹ thuật công nghệ của MISA có khả năng tiếp thu tốt các kỹ thuật và công nghệ mới đang du nhập, phát triển tại Việt Nam. Đội ngũ nhân viên bán hàng của MISA trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động, hăng hái, tích cực và làm việc một cách chuyên nghiệp. Sự sáng tạo trong phong cách và phương pháp làm việc của đội ngũ nhân viên bán hàng chính là nét đặc

trưng nhất trong văn hóa công ty của MISA góp phần nâng cao năng suất làm việc một

cách có hiệu quả hơn, thu hút được nhiều khách hàng quan tâm đến công ty nhiều hơn.

Khó khăn

Từ khi công nghệ thông tin phát triển ở Việt Nam, thị trường kinh doanh các sản phẩm phần mềm ngày càng được mở rộng. Nhận thấy tiềm năng và cơ hội phát triển của thị trường này mà những năm gần đây nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin mọc lên như nấm. Điều đó vô tình tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty, doanh nghiệp này để giữ vững thị phần của họ trên thị trường. Công ty cổ phần MISA không chỉ cạnh tranh với các đối thủ hiện tại mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ mới và các đối thủ tiềm năng đang lăm le xâm nhập vào thị trường công nghệ thông tin . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị phần của MISA, bởi nếu chỉ cần mắc sai lầm nhỏ hoặc không có chiến lược cạnh tranh phù hợp thì thị phần có thể bị thu hẹp.

Cuối năm 2019, khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Đại dịch khiến hoạt động sản xuất trì trệ, thương mại bị hạn chế, sự di chuyển các nguồn lực trên quy mô quốc gia và quốc tế đều bị đóng băng khiến hàng loạt công ty, doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hoặc tệ hơn là phá sản. Chính vì điều đó đã gián tiếp làm cho công ty cổ phần MISA mất đi một số khách hàng trước đó vì họ không có khả năng tiếp tục gia hạn sử dụng phần mềm của MISA nữa.

Công ty cổ phần MISA có một đội ngũ nhân viên rất trẻ nhiệt tình, năng động và sáng tạo. Nhưng cũng chính vì đội ngũ nhân viên còn trẻ nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Đặc biệt, đội ngũ bán hàng trực tiếp tuy rất hăng say làm việc nhưng vẫn còn chưa thực sự nắm bắt được hết các kỹ năng bán hàng cần thiết, thiếu kinh nghiệm trong việc tư vấn và chăm sóc khách hàng trong một số trường hợp. Một số ít nhân viên mới mặc dù đã được công ty đào tạo trước đó nhưng đôi khi còn lúng túng khi gặp những khách hàng khó tính.

Định hướng phát triển

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Công ty cổ phần MISA tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình đổi mới sáng tạo và xây dựng văn hóa Agile để giúp MISA vận hành tốt hơn, linh hoạt hơn. Phát triển quy mô nhân sự trong công ty, đẩy mạnh tuyển dụng các ứng viên tiềm năng có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức về trí tuệ nhân tạo, Blockchain,... Ngoài ra, MISA sẽ tiếp tục đầu tư vào kênh tư vấn và hỗ trợ khách hàng, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm theo chiều hướng dễ dàng sử dụng, phát triển

cộng đồng hỗ trợ trên các trang mạng như Facebook, Youtube,... Đào tạo trực

tuyến qua

Zoom, Google meet hay các ứng dụng trực tuyến khác.

Theo định hướng phát triển trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025, Công ty cổ phần MISA tiếp tục tập trung nghiêm cứu phát triển các sản phẩm nền tảng Platform. Nền tảng này cho phép các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán nhanh hơn, chi phí rẻ hơn, tận dụng tốt hơn các khoảng thời gian và năng lực của mình để cùng một lúc có thể phục vụ cho nhiều công việc, bớt đi rất nhiều những phiền phức. Bên cạnh đó, MISA sẽ chuyển dần từ sản phẩm dịch vụ sang ứng dụng Blockchain, Al, Bigdata để tạo ra sự khác biệt vượt trội trên từng sản phẩm. Sử dụng mạng lưới cộng tác viên và đối tác để hỗ trợ và thu hút khách hàng với mục tiêu là 2 triệu hộ kinh doanh cá thể có thể chuyển sang thành doanh nghiệp.

Công ty cổ phần MISA tiếp tục cung ứng và phát triển sản phẩm số phù hợp với xu hướng chuyển đổi số quốc gia ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt là giáo dục và doanh nghiệp. Thị trường tập trung chuyển đổi số khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, song song tiếp tục triển khai ở thị trường thuộc khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, MISA đầu tư phát triển các nền tảng hội tụ dữ liệu để giúp các tổ chức chuyển mình nhanh chóng. Bởi vì hội tụ dữ liệu sẽ giúp các tổ chức có một bức tranh toàn diện, đầy đủ thông tin giá trị để phục vụ cho việc ra các quyết định điều hành nhanh chóng, thích ứng nhanh với biến động từ thị trường.

Để lại một lần nữa cho thấy vị thế dẫn đầu thị trường của mình, Công ty cổ phần MISA sẽ đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các nền tảng công nghệ mới, cải tiến sáng tạo thêm các giải pháp và điểm đột phá, phấn đấu làm nhiều sản phẩm khác giúp khách hàng không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới có thể thực hiện công việc với năng suất cao hơn. Qua đó, các sản phẩm phần mềm của MISA có thể thâm nhập ra được thị trường nước ngoài một cách mạnh mẽ hơn, phổ biến được cả ở thị trường nước ngoài giống như thị trường trong nước.

CHƯƠNG III

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược Khái niệm chiến lược

Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.

Chiến lược liên quan đến các định hướng lớn, tạo ra những kết quả to lớn tại những khu vực quan trọng và then chốt trong dài hạn, có sự tích lũy kế thừa, mà kết quả này chỉ có thể có được từ hoạt động nhất quán, tập trung. Sự nhất quán và tập trung là cần thiết, vì nguồn lực không phải là vô hạn. Như vậy, chiến lược thể hiện rõ sự ưu tiên. Nếu cùng làm tất cả những điều "quan trọng" thì đó không phải là chiến lược với đúng ý nghĩa của nó.

Chiến lược cũng mang ý nghĩa "bức tranh lớn" tổng quan, trong đó các thành phần tạo ra giá trị tổng hợp lớn hơn giá trị của từng thành phần riêng lẻ.

Xây dựng tiềm lực thành công là mục đích chính của chiến lược. Điều này có nghĩa là thành công không phải là điều chắc chắn khi thực hiện một chiến lược, mà chỉ là có khả năng thành công cao hơn mà thôi. Tiềm lực thành công không chỉ là những nguồn lực vật chất mà còn là những tiền đề ý thức (ví dụ như kiến thức hiểu biết, văn minh chung, văn hóa chung, sự đoàn kết cùng hướng về một mục đích, v.v.).

Theo A.Chandler - 1962, Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như

sự phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này.

Đến những năm 1980 James B.Quinn lại đưa ra khái niệm về chiến lược có tính khái quát hơn: “ Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự hành động thành một thể thống nhất”.

Johnson và Scholes (1999) định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan”.

Đặc trưng cơ bản của chiến lược :

- Chiến lược luôn mang tính định hướng: Vì vậy, trong khi triển khai chiến lược thì phải kết hợp giữa các mục tiêu tình thế, kết hợp dài hạn và ngắn hạn.

- Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở các lợi thuế cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong hiện đại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để dành ưu thế trong cạnh tranh.

- Chiến lược kinh doanh luôn tập trung vào các quyết định lớn, quan trọng về kinh doanh, về ban lãnh đạo công ty, thậm chí về một người đứng đầu công ty.

- Chiến lược kinh doanh trước hết và chủ yếu được xây dựng trong các ngành nghềkinh doanh, lĩnh vực kinh doanh truyền thống và thế mạnh của công ty.

Khái niệm về quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xoá bỏ được các đe doạ, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình.

Trong quá trình phát triển của mình, khái niệm quản trị chiến lược đã được mở rộng rất nhiều. Nếu như ở giai đoạn đầu, quyết định chiến lược được thực hiện một lần cho khoảng thời gian dài và nó là công việc của nhà quản trị cấp cao, thì hiện nay quá trình quản trị chiến lược là quá trình thường xuyên, liên tục và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức.

Các bước Hoạch định chiến lược

Để vận dụng tốt các mô hình để phân tích chiến lược MISA trước hết tôi đưa ra quy trình quản trị chiến lược như sau:

- Xem xét sứ mệnh và mục tiêu chủ yếu của MISA - Phân tích môi trường bên ngoài

- Phân tích môi trường bên trong

- Lựa chọn và định hình chiến lược của MISA - Xem xét quy trình thực thi chiến lược

- Phân tích sự đồng nhất hoặc chưa đồng nhất giữa chiến lược và quá trình thực thi

- Đánh giá quá trình thực thi chiến lược - Đề xuất cải tiến.

Các mô hình, công cụ sử dụng để phân tích chiến lược Mô hình Delta

Mô hình Delta giúp ta định vị được chiến lược của công ty, bao gồm Cố định hệ thống . Giải pháp khách hàng toàn diện và Sản phẩm tối ưu. Từ đó đưa ra quy trình thực hiện, các chương trình hành động để thực thi mục tiêu chiến lược mà công ty đã định vị.

Bản đồ chiến lược

Tác giả của Bản đồ chiến lược là Robert S Kaplan và David P Norton. Bản đồ chiến lược xây dựng dự trên mô hình bảng đánh giá cân bằng, đưa ra cái nhìn cụ thể và hoàn thiện về quá trình triển khai và thực thi chiến lược.

Bản đồ chiến lược giúp sắp xếp tất cả các đơn vị và nguồn lực của doanh nghiệp tương ứng với các giả thuyết đó và chỉ ra các mục tiêu quan trọng cần đạt được nhằm phục vụ chiến lược đề ra. Đồng thời cũng có cái nhìn trực quan về cách công việc của họ được liên kết với các mục tiêu chung của Doanh nghiệp.

Bản đồ chiến lược cho thấy cách một doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi các sáng kiến và nguồn lực tiềm ẩn của mình - bao gồm cả các tài sản vô hình như văn hóa doanh nghiệp và tri thức của nhân viên thành các kết quả hữu ích như doanh thu và lợi nhuận.

Một bản đồ chiến lược gồm 4 yếu tố cấu thành : Yếu tố tài chính, yếu tố khách hàng, yếu tố quy trình, yếu tố học tập- phát triển.

Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter

Là mô hình xác định và phân tích 5 yếu tố định hình và giúp xác định điểm mạnh và ddiemr yêu của từng ngành nghề. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh được sử dụng để xác định cấu trúc của ngành, từ đó xác định chiến lược của công ty, có thể nói, mô hình này được áp dụng cho bất kỳ phân khúc nào của nền kinh tế đẻ hiểu hơn mức độ cạnh tranh trong ngành và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình SWOT

Ra đời vào những năm 1960 và 1970, do nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts.Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F.Stewart và Birger Lie đã đưa ra “ Mô hình phân tích SWOT “ nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.

Bao gồm 4 yếu tố cần phân tích, trong đó :

S-Strengths - Điểm mạnh của doanh nghiệp : đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.

W-Weaknesses - Điểm yếu của doanh nghiệp : đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.

O-Opportunities - Cơ hội của doanh nghiệp : nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.

T-Technological - Thách thức của doanh nghiệp : nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

Đây là bốn yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp và ngành phải chịu tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN MISA (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w