Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo của dao tiện lỗ;
- Biết phương pháp chế tạo các loại dao tiện lỗ thông dụng; - Có ý thức trong việc giữ gìn, bảo quản dụng cụ cắt.
3.1.1 Đặc điểm chung
3.1.1.3. Cấu tạo dao tiện lỗ
- Góc sau của dao tiện lỗ thường lớn hơn góc sau của dao tiện ngoài, lỗ có đường kính càng nhỏ thì góc sau càng lớn để tránh mặt sau của dao cọ vào bề mặt lỗ gia công, góc sau thường bằng 12 16o, nếu góc sau lớn quá thì dễ mẻ, gãy, nhanh cùn dao.
- Góc trước thường bằng 5 8o. thân dao có tiết diện nhỏ hơn phần cán lắp ở ổ thì mới có thể cho lọt vào lỗ để cắt gọt dao yếu, kém cứng vững nhất là đối với lỗ nhỏ và sâu dao bị uốn nhiều lỗ bị côn trong quá trình gia công.
Dao tiện lỗ kín Dao tiện lỗ suốt
Hình 3.1: Cấu tạo dao tiện lỗ
a. Dao tiện lỗ suốt
Dao tiện lỗ có thể là dao liền, dao hàn chắp và dao có cán rời. Phần cắt gọt thường được chọn từ thép gió hoặc hợp kim cứng.
Khi tiện lỗ có chiều sâu hơn 100mm có đường kính lớn hơn 35mm nên dùng dao có cán rời để tăng độ cứng vững của dao.
b. Dao tiện lỗ bậc, lỗ kín
Dao tiện lỗ bậc và lỗ kín khác với dao tiện lỗ suốt chủ yếu ở góc nghiêng chính. Góc nghiêng chính của dao tiện lỗ và kín thường chọn là 900 ÷ 950. Khi tiện lỗ bậc vuông thấp dùng góc nghiêng = 900, khi tiện lỗ có bậc vuông cao nên dùng dao có góc nghiêng chính = 900 + 50 với hướng tiến dao dọc và tiến dao ngang để xén mặt bậc.