Thực trạng phát triển hoạt động mua sắm trực tuyến

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN hết môn học NGHIÊN cứu HÀNH VI MUA sắm TRỰC TUYẾN của THẾ hệ GEN z THỰC TIỄN NGHIÊN cứu SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THỦ dầu một (Trang 31 - 33)

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã ban hành các chương trình đột phá nhằm định hướng đô thị hóa gắn với sự tăng trưởng kinh tế, huy động và thu hút vốn đầu tư khác nhau để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại. Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020 đã khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các thị trường vừ và nhỏ đang bước đầu tham gia vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng và hiệu quả.

Đặc biệt bối cảnh hiện tại dịch Covid-19, đây chính là “thời điểm vàng” cho các kênh TMĐT, có đến 50% người tiêu dùng giảm tần suất đi siêu thị, đi chợ và 25% tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến (Theo thống kê Nielsen). Như vậy, có thể thấy Covid-19 phần nào tác động tích cực đến sự phát triển TMDT trong năm 2021 và còn phát triển trong những năm sắp tới. Sở Công Thương đang khẩn trương kế hoạch phát triển.

Chỉ trong vài năm gần đây công nghệ, các thiết bị điện tử và internet đã có những thay đổi đáng kể và điều đó đã tác động rất nhiều đến hành vi, thói quen và nhu cầu của giới trẻ. Mạng xã hội gần như đã trở thành một xã hội nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Sinh viên dùng mạng xã hội hằng ngày, hằng giờ, sử dụng mạng internet nhằm mục đích tìm kiếm thông tin trong học tập, giải trí và mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, nhằm đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ về mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp đã và đang phát triển rất nhiều trang web bán hàng trực tuyến để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn và để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội. Do vậy, mà hình thức mua sắm trực tuyến rất phổ biển trong giới trẻ hiện nay phần lớn tập trung vào thế hệ GenZ.

Thế hệ GenZ lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến để thay thế hình thức mua sắm truyền thống vì sự thuận tiện và nhanh chóng khi mua hàng hóa.Trong thời đại công nghệ, việc mua hàng trên các trang web, trên các sàn giao dịch điện tử không còn là điều xa lạ đối với mỗi người.

Nhưng việc mua sắm củng chứa nhiều rủi ro, gần 50% người mua hàng qua mạng xã hội đã cho biết mình từng bị lừa đảo. Vấn nạn lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo, mua bán hàng hóa kém chất lượng vẫn đang rất phổ biến.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN hết môn học NGHIÊN cứu HÀNH VI MUA sắm TRỰC TUYẾN của THẾ hệ GEN z THỰC TIỄN NGHIÊN cứu SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THỦ dầu một (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w