Thực trạng và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên truyền

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền tại ban tuyên giáo huyện packadinh, tỉnh bolikhamxay, nước CHDCND lào hiện nay (Trang 35 - 63)

bộ tuyên truyền của huyện Packadinh, tỉnh Bolikhamxay, nước CHDCND Lào

2.2.1. Về số lượng, cơ cấu

Đối với chất lượng hoạt động của Ban tuyên giáo huyện Pakadinh để đảm bảo được các kế hoạch hoạt động trong việc thực hiện các công việc nói chung thì số lượng đội ngũ cán bộ được đầy đủ là một yếu tố tiên quyết để sắp xếp các công việc của Ban tuyên giáo của huyện.

Hiện nay số lượng cán bộ của Ban tuyên giáo của huyện Pakadinh là 12 người với 1 trưởng ban và 2 phó ban cùng với 8 cán bộ chuyên môn khác. Điều này được thể hiện rất rõ ở bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.1: Bảng số lượng đội ngũ cán bộ tuyên truyền của Ban tuyên giáo huyện Pakadinh

STT Tên Chức vụ Năm sinh Ngày vào Đảng

Giới tính

Ghi chú

1 Phuvong Phasitchidet Trưởng ban 8/4/1970 10/10/2006 Nam 2 Bunnhong Pannhapadi Phó ban 9/5/1963 12/12/2002 Nam 3 Sitan Suphanthavong Phó ban 7/2/1970 30/8/2006 Nam 4 Venkham Chanthavong Cán bộ 16/3/1964 18/8/2010 Nữ 5 Thongxay Phetsomphu Cán bộ 9/8/1974 12/3/2010 Nam

6 Chaly Kade Cán bộ 16/5/1978 16/8/2010 Nam

7 Bunthan Vilayphan Cán bộ 6/3/1984 Nam

8 Sengthong Saysana Cán bộ 4/5/1985 Nam

9 Kannha Somphonlanot Cán bộ 27/7/1985 Nam

10 Keota Xaynhavong Cán bộ 12/3/1987 Nam

11 Lita Phomthavi Cán bộ 10/3/1990 Nữ

12 Sanxaly Keovilay Cán bộ 7/2/1991 Nữ

Nguồn: Văn phòng Ban tuyên giáo huyện Packadinh, tỉnh Bolikhamxay

Ngoài vấn đề số lượng cán bộ, việc đảm bảo được cơ cấu độ tuổi trong Ban tuyên giáo huyện Packadinh cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên truyền, đặc biệt là trong các kế hoạch lâu dài của Ban khi cần có sự kế thừa các cán bộ làm công tác tuyên truyền trong các thời kỳ, giai đoạn khác nhau cũng như cần phải chuẩn bị tốt công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ.

Độ tuổi của cán bộ tuyên truyền trong Ban tuyên giáo huyện Packadinh được thể hiện rất rõ ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ tuyên truyền của Ban tuyên giáo huyện Pakadinh

ST T Cơ cấu Từ 22- 30 tuổi Từ 30 - 40 tuổi Từ 40 -50 tuổi Từ 50 - 60 tuổi Ghi chú 1 Nam 1 4 3 1 2 Nữ 2 0 0 1 3 Tổng 3 4 3 2 4 Tỷ lệ 25% 33,33% 25% 16,7%

Nguồn: Văn phòng Ban tuyên giáo huyện Packadinh, tỉnh Bolikhamxay

Ngoài số lượng cũng như độ tuổi của cán bộ tuyên truyền thì cơ cấu dân tộc trong Ban tuyên giáo huyện Packadinh cũng là một nhân tố có tác động không nhỏ đến chất lượng của công tác tuyên truyền trong thực tiễn. Vì công tác tuyên truyền của huyện không chỉ thực hiện tuyên truyền cho một dân tộc mà cho nhiều dân tộc cũng như nhiều vùng khác nhau với các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau do vậy đòi hỏi cần có nhiều cán bộ ở các dân tộc khác nhau để có thể hiểu và nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân tại các địa phương.

Hiện nay cơ cấu dân tộc của đội ngũ cán bộ của Ban tuyên giáo huyện Packadinh được thể hiện ở bảng dưới dây:

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu dân tộc của đội ngũ cán bộ của Ban Tuyên giáo huyện Pakadinh

ST

T Dân tộc

Số

lượng Nam Nữ Tỷ lệ Ghi chú

1 Dân tộc Lào Lùm 11 8 3 91,6%

2 Dân tộc Lào Thâng 0 0 0 0%

3 Dân tộc Lào Súng 0 0 0 0%

4 Dân tộc Mông 1 1 0 8,4%

Nguồn: Văn phòng Ban tuyên giáo huyện Packadinh, tỉnh Bolikhamxay

Ban tuyên giáo huyện Packadinh đã có số lượng cán bộ hợp lý và đầy đủ để có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa… đến với các đối tượng trong toàn huyện.

Các cán bộ trong Ban tuyên giáo huyện Packadinh đã có sự đồng đều trong cơ cấu độ tuổi với số lượng cán bộ trẻ tuổi cũng như các cán bộ có kinh nghiệm trong công tác. Với tỷ lệ cán bộ từ 22 đến 30 tuổi chiếm 1/4 số cán bộ của Ban tuyên giáo huyện Packadinh.

Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo của Ban tuyên giáo huyện Packadinh cũng chiếm 16,7% số cán bộ của Ban, điều này sẽ giúp cho các hoạt động của Ban tuyên giáo được thực hiện một cách hiệu quả nhất nhờ vào các kinh nghiệm cũng như sự dẫn dắt của các cán bộ trong hoạt động của Ban.

Trong cơ cấu dân tộc, ưu điểm trong đặc điểm về dân tộc đó là có 11/12 cán bộ trong Ban là người Lào Lùm. Do vậy sẽ tạo ra sự thuận lợi nhất định trong hoạt động của Ban do những cán bộ xuất phát từ người Lào Lùm có thể trao đổi ngôn ngữ không khó khăn, dễ hiểu biết về văn hóa và phong tục của dân tộc mình cũng như những thói quen, sở thích. Ngoài ra các cán bộ người Lào Lùm có cách sống, cách suy nghĩ về các vấn đề của đời sống xã hội có sự bao quát và có tầm nhìn xa hơn so với các dân tộc khác.

Những ưu điểm trên xuất phát từ sự quan tâm của UBND huyện Packadinh đối với đội ngũ cán bộ của Ban tuyên giáo trong việc quan tâm đến cơ cấu đội ngũ cán bộ đặc biệt là các cán bộ trẻ tuổi. Đồng thời cũng xuất phát từ công tác cán bộ của Ban đã có sự sắp xếp, chuẩn bị cũng như có kế hoạch trong việc lựa chọn, tuyển dụng cán bộ hợp lý.

* Về hạn chế về số lượng, cơ cấu:

Về số lượng: Trong những năm vừa qua, tình hình mọi mặt của đời sống xã hội đòi hỏi cần có số lượng cán bộ nhiều hơn trong hoạt động tuyên truyền để có thể đưa các chủ trương, chính sách từ các cấp xuống thực tiễn.

Về cơ cấu dân tộc: Ban tuyên giáo huyện Packadinh còn quá ít các cán bộ trong các dân tộc khác khi toàn Ban chỉ có 1 cán bộ ngoài dân tộc Lào Lùm. Với cơ cấu như vậy sẽ không thể đảm bảo được sự hiểu biết của Ban tại các khu vực có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống để có thể xây dựng được các chương trình tuyên truyền một cách hợp lý nhất.

Hạn chế trên xuất phát từ thực tiễn cán bộ tại huyện Packadinh hiện nay các cán bộ nói chung cũng như các cán bộ tuyên truyền nói riêng vẫn còn ít về số lượng do vậy để tuyển chọn và sử dụng cũng là điều hết sức khó khăn. Đồng thời số lượng cán bộ cũng cần có thời gian để sắp sếp và bố trí mà không phải

2.2.1.2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đối với đội ngũ cán bộ tuyên truyền trong Ban tuyên giáo huyện

Packadinh, chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên truyền được thể hiện, nhìn nhận dễ nhận biết nhất cũng như có tầm quan trọng trong đầu vào của các cán bộ tuyên truyền chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ hiện nay của cán bộ tuyên truyền tại Ban tuyên giáo huyện Packadinh được thể hiện ở bảng tổng kết dưới đây:

Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tuyên truyền của Ban tuyên giáo huyện Pakadinh

STT Bằng cấp Tổng Nam Nữ Tỷ lệ 1 Tiến sĩ 0 0 0 0% 2 Thạc sĩ 0 0 0 0% 3 Đại học 3 3 0 25% 4 Cao đẳng 8 6 2 66,66% 5 Trung cấp 1 0 1 8,34% 6 Tổng 12 9 3

Nguồn: Văn phòng Ban tuyên giáo huyện Pakadinh, tỉnh Bolikhamxay

Tất cả các cán bộ tuyên truyền của Ban tuyên giáo huyện Packadinh đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hợp lý, đáp ứng được những yêu cầu của công tác tuyên truyền trong lĩnh vực của mình cũng như từ những đòi hỏi từ thực tiễn khách quan của huyện Packadinh hiện nay.

Số lượng cán bộ có trình độ đại học về tuyên truyền chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số đội ngũ cán bộ của Ban tuyên giáo huyện Packadinh với 25% số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tuyên truyền trong trường đại học.

Trình độ chuyên môn của các cán bộ trong Ban có sự hợp lý khi các cán bộ lãnh đạo thường có trình độ cao hơn đối với các cán bộ làm công tác chuyên viên về các công việc thực tiễn. Điều này sẽ giúp cho các định hướng cũng như kế hoạch của việc tuyên truyền có khả năng được hoạch định một cách đúng đắn và hiệu quả.

Nguyên nhân ưu điểm trên xuất phát từ việc ban lãnh đạo của huyện Packadinh đã có sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ của Ban tuyên giáo huyện Packadinh trong những năm qua nhằm giúp các cán bộ có điều kiện nâng cao trình độ của mình để đáp ứng các đòi hỏi từ thực tiễn cũng ngày càng cao hơn.

Ngoài ra điều này cũng do ngay từ khâu xuất phát từ công tác tuyển chọn cán bộ của Ban tuyên giáo huyện Packadinh đã chú trọng tới việc tuyển chọn cán bộ có trình độ về lĩnh vực tuyên giáo để thực hiện các công việc của Ban.

*Về hạn chế:

Trong Ban tuyên giáo huyện Packadinh hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một cán bộ nào có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ về lĩnh vực tuyên truyền. Do vậy điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công việc của Ban như việc nắm bắt thực tiễn, hiểu

biết một cách sâu sắc nhất trong các vấn đề tuyên truyền cũng như việc lãnh đạo, quản lý và các kiến thức chuyên ngành nâng cao trong tuyên truyền.

Hiện nay số lượng cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn còn cao với tỷ lệ lần lượt là 66,66% và 8,34%. Những cán bộ này còn những hạn chế nhất định về kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức chuyên môn, khả năng thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao cũng như chưa có nhiều kỹ năng mềm trong công tác tuyên truyền. Còn khá thụ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ và cần các định hướng của các cấp lãnh đạo trong các công việc.

Hạn chế có ngyên nhân do các cán bộ có trình độ cao có thể có điều kiện để nâng co trình độ chuyên môn nhưng họ có nhiệm vụ quan trọng trong Ban do vậy việc dành thời gian để nâng cao trình độ là việc tương đối khó khăn.

Ngoài ra UBND và Ban tuyên giáo huyện Packadinh cũng chưa có những chính sách cụ thể để nhằm hỗ trợ các cán bộ để họ có thể đi học nhằm nâng cao trình độ cho bản thân các cán bộ.

Đồng thời các công việc của Ban tuyên giáo huyện Packadinh cũng rất nhiều do vậy để có thể nghỉ công việc tại Ban để đi học nâng cao trình độ đối với các cán bộ trong Ban vẫn khó khăn.

2.2.1.3. Về trình độ chính trị

Trình độ chính trị là một trong những trình độ rất quan trọng của cán bộ trong các cơ quan nhà nước và nó cũng đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ tuyên truyền nói chung cũng như đội ngũ cán bộ tuyên truyền của Ban tuyên giáo huyện Packadinh.

Trình độ chính trị sẽ thể hiện được khả năng nắm bắt và xử lý các vấn đề thực tiễn khách quan trong đời sống xã hội, khả năng nắm bắt và hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong Ban tuyên giáo huyện Packadinh hiện nay số lượng cán bộ đã được đào tạo về trình độ chính trị được thể hiện rõ dưới đây:

Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ tuyên truyền của Ban tuyên giáo huyện Pakadinh

STT Trình độ Tổng Nam Nữ Tỷ lệ Ghi chú

1 Cao cấp 2 2 0 16,6%

2 Trung cấp 1 1 0 8,34%

3 Sơ cấp 2 1 1 16,6%

4 Không có 7 5 2 58,34%

Nguồn: Văn phòng Ban tuyên giáo huyện Pakadinh, tỉnh Bolikhamxay

*Về ưu điểm:

Đội ngũ cán bộ trong Ban tuyên giáo huyện Packadinh có trình độ lý luận chính trị tương đối cao đạt tỷ lệ 41,66% trong đó tỷ lệ cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 16,6%, tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp là 8,34%, tỷ lệ cán bộ có trình độ sơ cấp lý luận chính trị là 16,6%.

Tất cả các cán bộ lãnh đạo trong Ban tuyên giáo huyện Packadinh đều đã được đào tạo về trình độ lý luận chính trị đồng thời một số cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý cũng được UBND huyện Packadinh và Ban cử đi đào tạo về lý luận chính trị nhằm đáp ứng được với các quy hoạch về cán bộ lãnh đạo trong tương lai.

Các cán bộ đã có trình độ lý luận chính trị hiện nay luôn có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc, đặc biệt luôn tìm hiểu và nghiên cứu để nắm rõ chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể xây dựng được các kế hoạc trong công tác tuyên truyền.

Với trình độ lý luận chính trị được đào tạo, các cán bộ tại Ban tuyên giáo huyện Packadinh đã xử lý tốt các vấn đề tuyên truyền trong thực tiễn đặc biệt là tại các địa phương vùng xâu, vùng xa chưa nắm rõ được các nội dung tuyên truyền của Nhà nước nói chung cũng như của huyện Packadinh nói riêng.

Các cán bộ chưa được đào tạo về trình độ lý luận chính trị luôn có tinh thần học hỏi, nghiên cứu cũng như tích cực phấn đấu trong công việc để có

thể đáp ứng được các yêu cầu nhằm hướng tới việc được cử đi học tập và quy hoạch vào các cán bộ lãnh đạo trong tương lai.

Nguyên nhân của các ưu điểm trên xuất phát từ bản chất của vấn đề tuyên truyền cần phải đảm bảo được các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ thực hiện nhiệm vụ cần phải có trình độ chính trị để có thể tuyên truyền đúng được các nội dung trong các nhiệm vụ tuyên truyền.

Mặt khác trình độ chính trị cũng là trình độ quan trọng đối với các cán bộ tuyên truyền do vậy UBND huyện Packadinh cũng đã tạo điều kiện để các cán bộ có điều kiện tham gia bồi dưỡng và học tập chính trị.

*Về hạn chế:

Tuy số lượng cán bộ có trình độ lý luận chính trị của Ban tuyên giáo huyện Packadinh là khá cao tuy nhiên số lượng cán bộ có trình độ cao cấp trở lên vẫn còn ít, đặc biệt mới có 1 cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp chiếm 8,34%.

So với yêu cầu thực tiễn của công việc tuyên truyền thì số lượng cán bộ vẫn chưa được đào tạo về lý luận chính trị của Ban tuyên giáo huyện Packadinh hiện nay vẫn còn là tỷ lệ khá cao. Nếu không được đào tạo về trình độ này thì các cán bộ tuyên truyền trong thực tiễn khó có thể thực hiện được xuất sắc các nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền của UBND huyện.

Nguyên nhân của các hạn chế về trình độ lý luận chính trị xuất phá từ Ban tuyên giáo huyện Packadinh còn nhiều cán bộ còn trẻ, thời gian công tác còn chưa nhiều, chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy để có thể được đào tạo về lý luận chính trị cũng đòi hỏi các cán bộ này cần phỉ có được thời gian công tác cũng như có sự phấn đấu nhằm thể hiện được bản lĩnh, phẩm chất, năng lực của bản thân trước khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị.

Chủ tịch Cayson Phomvihan từng răn dạy cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao cho. Trong hai tiêu chuẩn cơ bản “đức”và “tài” của người cán bộ, đảng viên thì “đức” được xem là gốc. Do vậy, giáo dục đạo đức và lối sống cho cán bộ, đảng viên phải được xem là nội dung cơ bản của công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng và tổ chức đảng.

Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, khi Đảng NDCM Lào vừa thực hiện

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền tại ban tuyên giáo huyện packadinh, tỉnh bolikhamxay, nước CHDCND lào hiện nay (Trang 35 - 63)

w