Giải pháp thực hiện DSM đối với phụ tải điện cho kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Ths quản lý đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực sóc sơn (Trang 126 - 133)

dịch vụ

Tiêu thụ năng lượng điện trong khu vực thương mại không phải là thành phần chủ đạo trong tổng tiêu thụ điện năng và biểu đồ phụ tải đỉnh. Nhưng trong thời gian tới phụ tải thành phần thương mại sẽ tăng rất nhanh nên việc áp dụng DSM cũng sẽ đạt hiệu quả rất cao. Thời điểm phụ tải của

khu vực thương mại đạt giá trị cực đại cũng trùng với thời gian cao điểm. Nhưng việc chuyển dịch phụ tải từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm đối với khu vực này là rất khó khăn. Các biện pháp có thể sử dụng đối với khu vực phụ tải thương mại là:

+ Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thương mại giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí vào cao điểm buổi tối; từ sau 22h tắt toàn bộ đèn chiếu sáng các pano quảng cáo tấm lớn.

+ Lắp đặt công tơ 3 giá cho các khách hàng thuộc đối tượng áp dụng. + Đưa ra một biểu giá điện hợp lý nhằm thúc đẩy việc sử dụng điện năng có hiệu quả, mức chênh lệch giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm hấp dẫn đối với khách hàng.

+ Khuyến khích các khách hàng sử dụng các nguồn năng lượng khác vào giờ cao điểm.

+ Thực hiện điều khiển phụ tải bằng sóng để cắt luân phiên các thiết bị không thiết yếu vào giờ cao điểm như: Bình nóng lạnh, máy điều hòa nhiệt độ....

+ Sử dụng các đèn tiết kiệm điện phục vụ cho chiếu sáng và các thiết bị điện có hiệu suất cao.

+ Xây dựng quy chuẩn, khuyến khích cho các tòa nhà thương mại, các thiết bị chiếu sáng công cộng nhằm sử dụng điện hiệu quả và hợp lý.

Mặt khác các lớp tường bao bọc và hệ thống cửa phải đầy đủ, kín để giảm bớt thời gian và công suất của các điều hoà. Lựa chọn các thiết bị có công nghệ hiện đại nhằm giảm công suất tiêu thụ.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này Chúng tôi đưa ra một số các pháp áp dụng DSM cho các khu vực phụ tải nhằm mục đích san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống cung cấp điện tại công ty điện lực Sóc Sơn

1. Giải pháp thực hiện DSM đối với khu vực Quản lý tiêu dùng dân cư: là tuyên truyền nâng cao nhận thức của khách hàng về tiết kiệm điện và thay thế bóng đèn tròn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

2. Giải pháp thực hiện DSM đối với khu vực chiếu sáng công cộng: là đưa ra các giải pháp tiết kiệm điện đối với cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập thụ hưởng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách và áp dụng giải pháp tiết kiệm điện đối với chiếu sáng công cộng

3. Giải pháp thực hiện DSM đối với khu vực công nghiệp: đưa ra các giải pháp tiết kiệm ñiện khu vực công nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, nhận thức của Chủ doanh nghiệp còn hạn chế, kinh phí và vốn đầu tư để thay thế đề khó khăn.

4. Hiệu quả việc thực hiện các giải pháp DSM là san bằng phụ tải đỉnh làm cho đồ thị phụ tải phẳng hơn, chuyển dịch phụ tải từ cao điểm sang giờ bình thường và thấp điểm đối với phụ tải công nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện đề tài với nội dung: “Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực Sóc Sơn”, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu, đề xuất các biện pháp cụ thể như sau:

1. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu thành phần phụ tải đỉnh trong ĐTPT của HTĐ dựa trên cơ sở những ñặc trưng cơ bản của các ĐTPT thành phần áp dụng để phân tích đồ thị phụ tải của hệ thống cung cấp điện tại công ty Điện lực Sóc Sơn. Từ đó đưa ra được đồ thị phụ tải ngày của từng khu vực, căn cứ vào các đồ thị phụ tải này mới có thể đưa ra được các giải pháp hợp lý. Một trong những mục tiêu của chương trình DSM là biến đổi hình dáng đồ thị phụ tải theo mong muốn. Với kết quả phân tích đồ thị phụ tải đã nghiên cứu sẽ là cơ sở để lựa chọn giải pháp DSM phù hợp nhất

với tính chất, đặc điểm tiêu thụ điện năng của phụ tải, đem lại lợi ích cho cả ngành điện và hộ tiêu thụ. Các phân tích cũng đã chỉ ra được sự suy giảm lượng điện năng tiêu trong đồ thị phụ tải sau khi thực hiện chương trình DSM, điều này sẽ làm giảm tiền đầu tư của các điện lực, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

2. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tác động của DSM là một trong những nội dung quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng DSM. Trên cơ sở kết quả sẽ tiến hành các bước tiếp theo để triển khai chương trình DSM. Từ kết quả nghiên cứu này cũng đưa ra được một cách nhìn tổng quan về các thành phần phụ tải tham gia vào công suất đỉnh của hệ thống, từ đó có các kế hoạch đáp ứng nhu cầu phụ tải trong tương lai, cũng như các kế hoạch cho việc sản xuất, truyền tải và phân phối của các Công ty điện lực để có thể vận hành hệ thống một cách tối ưu.

3. Tuyên truyền trên loa phóng thanh của phố, phát tờ rơi, pano áp phích tại nơi đông người qua lại và đến từng người dân về thay đổi ý thức sử dụng điện và sử dụng các thiết bị ñiện hợp lý, tiết kiệm. Với khẩu hiệu "Việc làm nhỏ ý nghĩa lớn, tiết kiệm điện ích nước lợi nhà”. Kết quả thu được đó là trung bình mỗi ngày giảm được 7% so với điện năng tiêu thụ. Ngoài ra, còn nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm điện, hiệu quả, trong người dân, có ý nghĩa về xã hội to lớn. Biện pháp này có thể áp dụng ở các cơ quan công sở, kết hợp với xử phạt hành chính và khen thưởng động viên để tránh lãng phí điện năng trong khu vực cơ quan công sở, thực hiện tiết giảm điện đối với chiếu sáng công cộng, kết quả thu được đó là trung bình mỗi ngày giảm được 10,8% so với ñiện năng tiêu thụ; Các giải pháp kỹ thuật như thay thế bóng đèn với quang năng lớn, tiết kiệm điện là một biện pháp tốt, với chi phí thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh. Đối với phụ tải công nghiệp chuyển giờ sản xuất cao điểm sang giờ thấp điểm và giờ bình thường. Kết quả phân tích kinh tế cho thấy

hiệu quả của việc giải pháp thực hiện DSM đối với công ty điện lực Sóc Sơn là rất lớn khoảng 6%.

CÁC KIẾN NGHỊ

1. Đối với Khu vực phụ tải sinh hoạt cần thêm các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân trong việc sử dụng điện tiết kiệm. Cần có thêm các biện pháp về kinh tế như quy định giá điện theo thời điểm sử dụng để người dân thấy được lợi ích của việc tránh sử dụng điện vào giờ cao điểm và thực hiện.

2. Kiến nghị các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nghiêm túc theo Thông tư 111/2009/TTLT/BTC-BCT của Liên bộ Tài chính- Công Thương về hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị phải tiết kiệm 10% điện năng tiêu thụ.

3. Kiến nghị đối với hệ thống chiếu sáng công cộng xây dựng mới sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng Dimming là giảm công suất tiêu thụ của từng bóng đèn vào thời gian thấp điểm mà vẫn đảm bảo dãy đèn phát sáng, Sử dụng phương pháp ngắt quảng vấn đề bất cập là mỗi đèn cách nhau khoảng 35, 45 m nếu tắt 02 bóng đèn liên tiếp thì phải đến 130m mới có 01 bóng sáng điều đó ảnh hưởng tới anh ninh khu vực, mỹ quan đường phố và an toàn giao thông.

4. Kiến nghị Khu vực công nghiệp xây dựng cần có cơ chế hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp công nghiệp thay thế công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu bằng công nghệ mới tiêu tốn ít năng lượng hơn và khuyến khích các công ty, xí nghiệp công nghiệp thực hiện kiểm toán năng lượng 5 năm một lần để có kế hoạch sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất.

5. Có các biện pháp khuyến khích các hộ phụ tải trong Khu vực phụ tải thương mại sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao. Ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng khác trong giờ cao điểm.

6. Hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, xây dựng ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các tiêu chuẩn, qui chuẩn với các nhóm khách hàng công nghiệp trọng điểm, toà nhà thương mại, trang thiết bị sử dụng năng lượng...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện năm 2015 và triển khai nhiệm vụ- mục tiêu kế hoạch năm 2016.

2. Bộ Công thương (2011),Thông tư số 33/2011/TT-BCT Quy định nội dung, phương pháp và trình tự nghiên cứu phụ tải điện, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Đạm (1999), Mạng lưới điện, sách giáo trình cho các trường Đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. TS.Lê Hiếu Học (2007), Quản lý chất lượng, Giáo trình Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

5. Chu Nghĩa (2007), Ứng dụng mạng Nơron nhân tạo dự báo phụ tải ngắn hạn Hệ thống điện miền Bắc, Luận văn thạc sỹ khoa học ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. TS.Nguyễn Văn Thanh (2007), Marketing dịch vụ, Giáo trình Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

7.Thông tư 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010, Thông tư quy định hệ

thống điện phân phối.

8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Luật Điện lực.

9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Sử dụng năng

lương tiết kiệm và hiệu quả.

10.Viện chiến lược chính sách công nghiệp - Bộ Công nghiệp, Quy

hoạch ngành điện lực cho 6 vùng kinh tế.

11. Viện năng lượng, Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện huyện

Sóc Sơn - TP.Hà Nội giai đoạn 2006-2010, có xét tới 2020.

12. Tạp chí điện lực các năm từ 2008 đến năm 2014.

14.Tập đoàn điện lực Việt Nam, Chiến lược phát triển ngành điện lực

giai đoạn 2004-2010 và định hướng 2020.

15. Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội, Báo cáo thường niên (2008 -2014). 16. Philip Kotler, (Vũ Trọng Hùng dịch), Quản trị Marketting, NXBTK 2003. Demand Side Management: Concepts and Methods - Clark W.Gelling

& John Charmberlin, Published by The Fairmont Press, lnc, 2nd Edition,

Một phần của tài liệu Ths quản lý đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác DSM cho công ty điện lực sóc sơn (Trang 126 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w