Phản ánh truyền thống hiếu học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Đặc điểm địa danh Quảng Nam " docx (Trang 34 - 37)

Quảng Nam vốn là đất hiếu học, trọng học rất cao. Học trò xứ Quảng thường

đó có thể chứng minh qua danh sách số con người đỗ đạt trong 32 khoa thi Hương ở trường thi Thừa Thiên dưới triều Nguyễn (1817-1918) được ghi

trong sách Quốc triều hương khoa lục. Trong số 911 người đăng quan, Quảng

Nam có 252 người đỗ liên tiếp cả 32 khoa. Về đại bảng, Quảng Nam có 14

tiến sĩ, 24 phó bảng trong tổng số 558 vị của cả nước. Sách Đại Nam nhất

thống chí, tỉnh Quảng Nam trong môn “phong tục” viết: “Đàn ông lo việc cày ruộng, trồng dâu, đàn bà chuyên nghề nuôi tằm, dệt cửi, núi sông thanh tú

cho nên nhiều người có tư chất thông minh, dễ học”.

Truyền thống hiếu học của người Quảng Nam vẫn thường được nhắc đến với

“Ngũ phụng tề phi” (5 người cùng đỗ đại khoa một lượt), “Tứ kiệt” (4 người cùng đỗ phó bảng khoa thi Tân Sửu (1901)), “Tứ hổ” (4 người cùng đỗ thủ

khoa trong các khoa thi kế tiếp nhau). Triều Thành Thái thứ 10 (1898), tỉnh

Quảng Nam có 5 sĩ tử cùng đỗ khoa Mậu Tuất, trong đó có 3 tiến sĩ là Phạm

Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn và 2 phó bảng là Ngô Chuân, Dương Hiển

Tiến. Lúc này Tổng đốc Quảng Nam là Đào Tấn và Đốc học là Trần Đình

Phong được tin, cho rằng đây là một vinh hạnh lớn của đất Quảng, bèn lấy tích xưa đem ban cho 5 vị tân khoa (“Ngũ phụng tề phi” có nguồn gốc từ nhà

Thanh ở Trung Hoa). Một tấm thục lớn thêu 5 con chim phụng, gồm 3 con ở

tư thế sải cánh (tượng trưng cho 3 tiến sĩ) và 2 con tư thế xếp cánh (tượng trưng cho 2 phó bảng) được treo tại dinh Tổng đốc trong buổi lễ đón các tân

khoa vinh quy. Tại huyện Quế Sơn, có một địa danh mà sự ra đời của nó gắn

với sự kiện này của đất Quảng. Tương truyền, khi về đến huyện Quế Sơn, đám rước được tổ chức long trọng, có dựng rạp hát bội, vui chơi nhiều ngày, hàng quán bắt đầu mọc lên và tiếp tục được duy trì ở hai bên đường. Về sau,

ông Phan Quang có hiến đất cho làng để lập chợ làm nơi buôn bán, tên chợ Đàng có từ đó.

Quảng Nam cũng là đất sinh ra rất nhiều thầy giáo nổi tiếng không chỉ trong

phạm vi địa phương mà được nhân dân và học trò trong cả nước trọng vọng.

Có thể nhắc đến các vị: Nguyễn Tường Vĩnh, Trần Văn Dư, Nguyễn Dục,

Nguyễn Đình Tựu, … Trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhiều thầy giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” như các thầy: Huỳnh Lý,

Lê Trí Viễn, Lê Đình Kỵ, Trần Đình Đàn, Lê Phú Lộc, …

Ngày nay, để ghi nhớ truyền thống hiếu học xứ Quảng, vinh danh các vị khoa bảng của địa phương từ thời kỳ trước, không ít những con đường được mang

tên những con người đáng kính này. Ví dụ như: đường Nguyễn Dục (TK, ông

người làng Chiên Đàn (TK), đỗ phó bảng, giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám,

sung chức giáo đạo ở Dục Đức đường, giảng dạy các hoàng tử thời Thiệu

Trị), đường Nguyễn Duy Hiệu (HA, ông quê làng Thanh Hà, nay thuộc thành phố Hội An, đỗ phó bảng (1879), được bổ làm giảng quan ở Dưỡng Thiện đường, thầy dạy hoàng tử Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc); ông cũng

từng là Hội chủ Nghĩa hội Quảng Nam thời chống Pháp.), đường Huỳnh

Thúc Kháng (TK, ông quê làng Thạnh Bình (TP), năm Canh Tý (1900), đỗ

giải nguyên, năm Giáp Thìn (1904) đỗ hoàng giáp lúc 28 tuổi, được xếp trong

“Ngũ hổ” của đất Quảng Nam), đường Hoàng Diệu (HA, ông quê làng Xuân

Đài (ĐB), nổi tiếng thơ văn từ năm 16 tuổi, năm 20 tuổi đỗ cử nhân (1848),

26 tuổi đỗ phó bảng (1853); được bổ làm Tri huyện Tuy Phước, thăng Tri

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Đặc điểm địa danh Quảng Nam " docx (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)