Phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Đặc điểm địa danh Quảng Nam " docx (Trang 32 - 34)

Như một truyền thống vốn có từ bao đời này của cư dân Việt, trong những

tập tục tín ngưỡng thuộc phạm vi gia đình đậm nét nhất là tục thờ cúng ông

bà, tổ tiên. Các tín ngưỡng cộng đồng có cúng đình, cúng đất đai, …, tục thờ

thần núi, thần sông, thần biển và cả những động thực vật như thần cây đa, cây

từ quan niệm “vật vạn hữu linh”. Chính vì tin vào những điều ấy mà người dân đã gửi gắm nguyện vọng, lòng thành kính của mình cùng núi sông, công trình xây dựng, … Địa danh là nơi lưu giữ, chuyển tải và phần nào phản ánh

những yếu tố tâm linh này. Địa danh Quảng Nam cũng mang những nét ấy.

Ví dụ như: núi Long (TK), núi Mai Quy (NG), núi Mang (ĐG), sông Bà Rén (DX, trước đây tại khu vực này có đền thờ “thần Bà Rắn”), chợ Cây Cốc (TP,

chợ dựng ngay bên một cây cốc cổ thụ, dưới gốc cây này có một miếu thờ

nhỏ), chợ Cây Sanh (TK), bãi sông Cây Gạo (HĐ), …

Trên đường Nam tiến của dân tộc, tín ngưỡng thờ nữ thần theo chân các lớp lưu dân trải dài trên khắp đất nước, kết hợp với các yếu tố bản địa đã tạo

thành một hệ thống các nữ thần khá đông đảo. Hiện tượng này cũng diễn ra trên đất Quảng. Theo sử liệu thành văn, có thể thấy Nguyễn Hoàng – vị chúa

Nguyễn đầu tiên bị thu hút bởi tín ngưỡng thờ nữ thần khi băng qua dãy

“Hoành Sơn nhất đái” để tìm chốn dung thân. Bằng chứng cụ thể là việc chúa

cho xây chùa Thiên Mụ, tìm một vị thần bảo hộ cho dân tộc. Ta có thể kể ra

một danh sách dài các vị thần mang tên “Bà” như: Bà Quán Thế Âm, Bà Mụ,

Bà Thuỷ, Bà Hoả, Bà Chúa Ngọc, Bà Bô Bô, Bà Phường Chào, Bà Thu Bồn, … Tín ngưỡng này cũng ảnh hưởng đến địa danh Quảng Nam. Ở xứ Quảng

hiện tồn tại khá nhiều địa danh mang yếu tố “Bà”, chẳng hạn như: sông Bà

Rén (DX), sông Bà Bầu (NT), gò Bà Tham (NT), núi Bà Tuỳ (QS), hòn Bà

(NTM), dốc Bà Giáo (HĐ), đồi Bà Lâu (TK), suối Bà Ven (TB), khe Bà Che

(NT), …

Ngoài những tín ngưỡng trên, ở Quảng Nam còn có tục thờ cá Ông. Đây là một tín ngưỡng dân gian hình thành trong quá trình tiếp biến văn hoá Việt –

Chăm diễn ra từđèo Ngang trở vào. Hầu hết các cư dân làm nghề đánh bắt cá

biển từ chân đèo Hải Vân cho đến cửa Kỳ Hà đều thờ sinh vật “thiêng” này,

ngư dân miền Bắc không có truyền thống này. Tập tục thờ cá Ông (hay còn

được gọi thành kính với các sắc phong “Nam Hải tướng quân”, “Nam Hải cự

tộc ngọc lân tôn thần”) gắn liền với lễ Cầu Ngư diễn ra hằng năm cùng với

các hình thức diễn xướng nghi lễ hát bả trạo.

Quảng Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, như: Phật giáo, đạo Thiên Chúa,

đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, … Trong đó, tồn tại lâu đời và phát triển phồn

thịnh nhất là Phật giáo. Phật giáo vào Quảng Nam từ khi vùng này được sát

nhập vào quốc gia Đại Việt cuối thế kỷ XV không chỉ từ phía bắc theo bước

chân của các đoàn lưu dân mà còn có con đường du nhập qua các nhà sư

Trung Hoa theo đường biển đến thương cảng Hội An. Hàng loạt những đền,

chùa, miếu mạo được xây dựng trên khắp đất Quảng. Những công trình này ít nhiều đã bị tàn phá trong chiến tranh, trải qua nhiều lần trùng tu, một số công

trình vẫn còn tồn tại tuy không giữ được diện mạo vốn có của nó. Phần lớn

những hiệu danh này đã chuyển thành địa danh chỉ địa hình và địa danh chỉ

công trình xây dựng trên đất Quảng. Ví dụ như: gò Chùa (ĐL), dốc Chùa (QS), rừng Miếu (TB), núi Chùa (PN), sông Đình (HA), cầu Đồng Chùa (BTM), cầu Đình (QS), đập Miếu (TP), Chùa Cầu (HA), chợ Chùa (NT), …

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Đặc điểm địa danh Quảng Nam " docx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)