Giá trị phản ánh về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Đặc điểm địa danh Quảng Nam " docx (Trang 28 - 32)

Địa danh không chỉ có giá trị phản ánh lịch sử, chính trị, địa lý mà nó còn phản ánh mặt kinh tế của xã hội đương thời. Với tổng số địa danh mà chúng tôi thống kê được, có nhiều địa danh có nguồn gốc từ các hoạt động kinh tế

Về nông – lâm – ngư nghiệp: hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Quảng Nam đã phát triển từ xa xưa, nhiều cánh đồng làng tồn tại đến tận hôm nay mà tên của nó vừa thuần Việt vừa xen lẫn gốc Chăm như: Cây Cốc (DX), Cây Sanh

(PN), Gò Dê (QS), Cấm Lớn (QS), Trà Nê (DX), …

Cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế về lâm

nghiệp, ngư nghiệp cũng được đẩy mạnh. Quảng Nam là một tỉnh có địa hình

đa dạng, rất thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp.

Những ngành nghề này từ lâu đời đã gắn liền với cuộc sống của người dân xứ

Quảng, là công việc quen thuộc của con người nơi đây. Với chức năng bảo

tồn, địa danh đã góp phần gìn giữ những vùng đất, những làng quê mà gắn

liền với nó là sản phẩm kinh tế của vùng, ví dụ: khoai Trà Đoả (TB), cá Hội

An (HA), quế Trà My (BTM), nuôi tằm dệt lụa ở làng Hà Dục (ĐL), cau làng Bất Nhị (ĐB), hành ở làng Giao Thuỷ (ĐL), làng rau Trà Quế (HA), … Ca

dao có câu:

“Quảng Nam có lụa Phú Bông

Có khoai Trà Đoả, có sông Thu Bồn”

“Ai về nhớ quế Trà My

Nhớ tiêu Tiên Phước, nhớ mì Hội An”

Bên cạnh nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Quảng Nam cũng

phát triển đa dạng với nhiều làng nghề. Những làng nghề này đã tồn tại lâu đời và hiện tại nó vẫn được giữ gìn, phát triển. Có thể kể đến các làng nghề như: làng đúc Phước Kiều (ĐB, theo kí ức của các cụ già thì địa danh Phước

Kiều được ghép lại từ tên hai làng Phước Ninh và Đề Kiều [54, tr.672]), nghề

ráp trống ở Lâm Yên (ĐL), làng mộc Kim Bồng (HA), làng dệt chiếu Bàn Thạch (DX), làng Xuân Tây (ĐL) với nghề đục, đẽo đá, ...

Về thương nghiệp: thương nghiệp của Quảng Nam được biết đến từ rất lâu

với hoạt động của thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt

nhất trong thế kỷ XVII – XVIII. Nơi đây còn tàn ẩn dấu tích của một thương

cảng cổ của vương quốc Chămpa, một “Lâm Ấp Phố” bên cửa sông Thu Bồn. Đây là vùng đất tập trung rất đông các thương nhân Hoa kiều và Nhật Bản,

hiện nay họ vẫn còn để lại dấu ấn của mình ở Hội An như: Chùa Cầu, làng Minh Hương, ...

Các vua nhà Nguyễn đã cho đặt những trạm tuần ty ở các ngõ nguồn để thu

thuế hàng hoá xuôi ngược trên các dòng sông. Vào thế kỷ XIX, Quảng Nam

có 6 ngõ nguồn chính được nhắc đến trong Bài ca địa chí Quảng Nam:

“Hữu Bang sát núi Trà My.

Chiên Đàn thì lại ở về phía trong.

Thu Bồn một dải cong vòng. Ô Gia thì ở bên bờ sông Con.

Lỗ Đông sát núi Cao Sơn. Cu Đê thì ở gần hòn Hải Vân.”

Theo danh mục chợ trong sách Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức, giữa thế

kỷ XIX, tỉnh Quảng Nam có 32 chợ lớn, nhỏ. Các chợ thời ấy thực hiện buôn

bán theo cách thức hàng đổi hàng là chính. Tên chợ gắn liền với mặt hàng chủ yếu của nó lúc bấy giờ và hầu hết các chợ này vẫn tồn tại đến ngày nay,

như: chợ Bãi Trầu (NTM, mặt hàng chính là trầu nguồn, sản vật của đồng bào Cơ Tu), chợ Bến Dầu (ĐL, ngày xưa là nơi tập trung nguồn hàng dầu

rái), chợ Bến Ván (NT), chợ Củi (HA, chuyên bán củi từ nguồn về cho các

tàu thuyền), chợ Cá (HA), chợ Vạn (TK, mặt hàng chính là các sản vật khai

thác từ biển), chợ Bến Hiên (ĐG), chợ Bến Giằng (NG), chợ Hội Khách (ĐL,

“Hội” có nghĩa là “họp chợ”, “Khách” ở đây chỉ người dân tộc, nơi đây trước

kia bán hàng lâm thổ sản), ... Hoạt động giao lưu, buôn bán giữa người Kinh ở miền xuôi và người dân tộc thiểu số ở miền ngược còn được lưu truyền

trong ca dao xứ Quảng:

“Ai về nhắn với nậu nguồn

Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.”

Công nghiệp ở Quảng Nam đến tận năm 1954 mới thực sự được quan tâm.

Đó là sự ra đời của khu kỹ nghệ An Hoà (DX), mỏ than Nông Sơn (QS) được

chính quyền Ngô Đình Diệm đầu tư khai thác trở lại. Hiện nay, công nghiệp

tỉnh Quảng Nam đang được đầu tư phát triển cùng với sự ra đời của hàng loạt

khu công nghiệp, chẳng hạn như: khu kinh tế mở Chu Lai (NT), khu công

nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc (ĐB), khu công nghiệp Trường Xuân (TK),

Như vậy, địa danh như một nhân chứng quan trọng, miêu tả và khẳng định

hoạt động kinh tế của đất Quảng qua nhiều giai đoạn. Tuy chưa thật sự phát

triển nhưng Quảng Nam có nền kinh tế đa dạng, phong phú, diện mạo đang

dần được thay đổi theo đà phát triển của kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Đặc điểm địa danh Quảng Nam " docx (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)