N ội dung nghiên cứ u
3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dẫn dụ
nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột
Kết thúc thí nghiệm 1 sẽ xác định được thời điểm và phương thức thay thế thức ăn chế biến hiệu quả nhất. Thí nghiệm 2 được bố trí dựa trên kết quả của thí nghiệm 1: cá bột được tập ăn ở thời điểm và phương thức thay thế thức ăn chế biến hiệu quả nhất với các nghiệm thức thức ăn chế biến có bổ sung các chất dẫn dụ khác nhau.
Hình 3.5: A. Các chất dẫn dụ sử dụng trong thí nghiệm 2
(1: Dịch cá thuỷ phân; 2: Dầu gan mực; 3: Dịch trùn quế) B. Thức ăn chế biến sau khi bổ sung chất dẫn dụ
Bảng 3.3: Xuất xứ và thành phần hoá học chất dẫn dụ sử dụng trong thí nghiệm
Chất dẫn dụ (Theo nhãn hàng nơi sản xuất) Thành phần hoá học Nơi sản xuất
Dịch cá thuỷ phân Protein (30%), Acid béo Omega-3 (2,1%), Amino acid (22,63%)
Omega Protein, Inc. (USA)
Dầu gan mực Ethioxyquin (300 ppm), Acid value 50 mg KOH Young Shin Industrial Co. (Korea)
Dịch trùn quế Calcium (1,13%), Lysine (1,04%), Glysin (0,27%), Glutamic (0,78%), Nitơ (1,2%), Acid béo-C12 (3,94%), Acid béo-C16 (10,82%), Acid béo-Omega 3 (47,47%) Trại trùn quế An Phú (Việt Nam) B A 1 2 3
Thí nghiệm được bố trí như sau:
• Thí nghiệm được bố trí trong bể composit thể tích 100 lít/bể.
• Cá thí nghiệm là cá lóc đen bột, cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào các bể với mật độ 100 con/bể.
• Thời gian thí nghiệm là 4 tuần.
• Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, trong đó có 1 nghiệm thức đối chứng. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Nghiệm thức đối chứng: TĂCB không bổ sung chất dẫn dụ
Các nghiệm thức còn lại: khác nhau về chất dẫn dụ được bổ sung trong TĂCB. Các nghiệm thức lần lượt được bổ sung 2% dịch cá thuỷ phân, 2% dầu gan mực hoặc 2% dịch trùn quế.
Hình 3.6: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 2