Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata) (Trang 31 - 45)

N ội dung nghiên cứ u

4.1 Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến

biến của cá lóc đen giai đoạn bột

4.1.1 c yếu tmôi trường

Yếu tố môi trường có vai trò quan trọng trong quá trình ương nuôi động vật thuỷ sản, nó không chỉ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cá mà nó còn tác động đến quá trình trao đổi chất, khả năng bắt mồi hay khả năng sử dụng thức ăn của cá.

Bảng 4.1 : Các yếu tố lý hoá trong thời gian thí nghiệm

Yếu tố Sáng Chiều

Nhiệt độ (oC) 26,3±1,1 27,8±1,14

pH 7,8±0,26 7,9±0,27

NH3 (mg/l) 0,009 - 0,15

NO2- (mg/l) < 1

Trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ trung bình trong ngày vào buổi sáng là 26,3±1,1 và buổi chiều là 27,8±1,14, dao động nhiệt độ trong ngày không vượt quá 2oC. pH trung bình dao động trong ngày vào buổi sáng là 7,8±0,26 và buổi chiều là 7,9±0,27, dao động pH trong ngày không vượt quá 0,5. Hàm lượng NH3 dao động trong khoảng 0,009-0,15 mg/l. Hàm lượng NO2- luôn luôn nhỏ hơn 1 mg/l (Bảng 4.1). Tất cả các yếu tố này dao động trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá (Trương Quốc Phú, 2000).

4.1.2 Tỉ lsng

Sau 5 tuần thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá có sự khác nhau theo ngày tuổi tập ăn lẫn phương thức tập ăn của các nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng (ăn cá tạp) và nghiệm thức 17 ngày tuổi-10% TĂCB/ngày đều đạt tỉ lệ sống cao nhất là 64,7% (Hình 4.1).

Tại các thời điểm tập ăn khác nhau thì tỉ lệ sống cũng khác nhau. Nghiệm thức 10 ngày tuổi có tỉ lệ sống thấp nhất (15,3% và 2,33%) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Quan sát tình trạng bắt mồi của cá ở nghiệm thức này cho thấy khi cho ăn cá nghe tiếng động vẫn tập trung tại sàng ăn nhưng chỉ có một số ít cá bắt mồi, số còn lại bắt

mồi và phun ra sau đó di chuyển khỏi sàng ăn, điều này thể hiện rõ hơn ở nghiệm thức thay thế với tỉ lệ 20% TĂCB/ngày. Cá bột không sử dụng thức ăn chế biến từ đó đã ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức này. Theo Walford and Lam (1993) cá bột có hoạt tính men tiêu hoá thấp ở những ngày đầu ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu trùng trước khi chuyển sang giai đoạn khác. Do vậy ở giai đoạn đầu cá bột không đủ men để tiêu hoá được thức ăn chế biến (Cahu and Infante, 2001).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 10 ngày tuổi 17 ngày tuổi 24 ngày tuổi Thời điểm tập ăn T l s n g - S R ( % ) Đối chứng 10% TĂCB/ngày 20% TĂCB/ngày Hình 4.1: Tỉ lệ sống (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm cho thấy ở thời điểm 10 ngày tuổi hệ thống tiêu hoá của cá lóc đen bột chưa hoàn thiện để có thể sử dụng thức ăn chế biến. Nghiên cứu này tương tự như báo cáo của Bui et al. (2004) trên cá lóc đen chỉ có tỉ lệ sống 10% khi tập ăn ở ngày tuổi thứ 15. Một số loài cá khác khi tập ăn thức ăn chế biến ở giai đoạn quá sớm cũng cho kết quả tương tự như trên cá kết bột (Micronema bleekeri) có tỉ lệ sống là 11,85% khi cho ăn hoàn toàn thức ăn chế biến vào ngày đầu tiên sử dụng thức ăn ngoài (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008) và cá thát lát còm (Chitala chitala) cho ăn thức ăn chế biến vào ngày thứ 10 sau khi nở thì tỉ lệ sống là 10,4% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thuỳ, 2008). Tuy nhiên tỉ lệ sống khi tập ăn lúc 10 ngày

a c d a a a a ab b

tuổi của cá lóc đen bột thấp hơn so với một số loài cá khác như cá lóc bông

(Channa micropeltes) bột tập ăn thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 10 là 91,8% (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004), cá basa (Pangasius bocourti) tập ăn lúc 5 ngày tuổi cho tỉ lệ sống từ 88,1% đến 96,2% (Le et al., 2002) và cá trê

phi (Clarias gariepinus) đạt tỉ lệ sống 62,9% khi sử dụng thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 4 (Olurin and Oluwo, 2010).

Nghiệm thức tập ăn ở ngày tuổi thứ 17 cá đạt tỉ lệ sống cao nhất trong các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến (63,7% và 64,7%), cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức tập ăn ở 10 ngày tuổi và khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng (64,7%). Quan sát thí nghiệm cho thấy ở thời điểm này khả năng bắt mồi của cá tương đương với nghiệm thức sử dụng cá tạp (là thức ăn của loài). Thời gian cá sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến chịu ảnh hưởng lớn vào sự hoàn thiện của ống tiêu hoá cũng như sự phát triển chức năng sinh lý của ống tiêu hoá ở giai đoạn cá bột (Cuvier-Péres and Kestemont, 2002). Kết quả thí nghiệm cho thấy ở ngày tuổi thứ 17 cá lóc đen bột đã có hệ hống tiêu hoá sẵn sàng cho việc sử dụng thức ăn chế biến. Kết quả này tương tự với kết quả đạt được khi ương cá thát lát còm (Chitala chitala) bằng thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 20 (74%) (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thuỳ, 2008) và cao hơn so với cá vược măng (Sander lucioperca) có tỉ lệ sống chỉ 15,3% khi tập ăn ở 19 ngày tuổi (Kestemont et al., 2007). Ngoài ra, kết quả này cũng cho thấy thời điểm sử dụng tốt thức ăn chế biến của cá lóc đen sớm hơn so với cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefius) là 42 ngày tuổi với tỉ lệ sống đạt tương đương (65%) (Kling and Hamlin, 2001) và trên cá móp (Centropomus parallelus) là 40 ngày tuổi (Alves et al., 2006).

Ở nghiệm thức tập ăn muộn nhất (24 ngày tuổi) có tỉ lệ sống là 56,7% và 47,7%. Một số nghiên cứu cho rằng thời điểm bắt đầu tập ăn thức ăn chế biến muộn hơn sẽ cho tỉ lệ sống cao hơn (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thuỳ, 2008). Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tập ăn ở ngày tuổi thứ 24 tuy muộn hơn nhưng vẫn có tỉ lệ sống thấp hơn so với khi tập ăn ở 17 ngày tuổi (63,7% và 64,7%). Kết quả này tương tự với báo cáo trên cá bơn

xanh ( Rhombosolea tapirina Gunther), có thể tập ăn thức ăn chế biến hiệu quả ở 23 ngày tuổi với tỉ lệ sống 82,2% mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng nhưng nếu tập ăn ở giai đoạn trễ hơn sẽ có tỉ lệ sống kém hơn (Hart and Purser, 1996). Tỉ lệ sống ở thời điểm 24 ngày tuổi của cá lóc đen thấp hơn so với cá còm (Chitala chitala) khi tập ăn thức ăn chế biến ở thời điểm tương đương (25 ngày tuổi) là 88,4% (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thuỳ, 2008).

Ở tất cả các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến trong cùng một thời điểm tập ăn thì phương thức thay thế tăng dần 10% TĂCB/ngày có tỉ lệ sống cao hơn so với tỉ lệ 20% TĂCB/ngày. Tại thời điểm 17 ngày tuổi, nghiệm thức thay thế 10% TĂCB/ngày và 20% TĂCB/ngày đều có tỉ lệ sống (64,7% và 63,7%) khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) giữa 2 nghiệm thức này và cũng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với đối chứng (64,7%). Điều này cho thấy ở thời điểm 17 ngày tuổi thì tỉ lệ thay thế 10% TĂCB/ngày và 20% TĂCB/ngày không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá bột. Tuy nhiên khi cá bắt đầu sử dụng thức ăn chế biến ở ngày tuổi thứ 24 thì nghiệm thức thay thế 10% TĂCB/ngày có tỉ lệ sống (56,7%) khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với đối chứng (64,7%), trong khi đó nghiệm thức thay thế 20% TĂCB/ngày lại có tỉ lệ sống (47,7%) thấp hơn có ý nghĩa

(p<0,05) so với đối chứng. Như vậy ở thời điểm 24 ngày tuổi với tỉ lệ thay thế 10% TĂCB/ngày sẽ tốt hơn so với tỉ lệ 20% TĂCB/ngày. Kết quả này cho thấy trong giai đoạn cho ăn kết hợp (gồm thức ăn tươi và thức ăn chế biến) với tỉ lệ thay thế thấp và trong thời gian dài hơn sẽ giúp cá chấp nhận thức ăn chế biến tốt hơn.

Tương tự, tại thời điểm 10 ngày tuổi, nghiệm thức thay thế 10% TĂCB/ngày có tỉ lệ sống (15,3%) cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức thay thế 20% TĂCB/ngày (2,33%), hai nghiệm thức này cũng thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả cho thấy cá lóc đen không có khả năng sử dụng thức ăn chế biến ở thời điểm 10 ngày tuổi đồng thời cùng với việc chuyển đổi nhanh (20% TĂCB/ngày) đã làm tỉ lệ sống của cá bột giảm đáng kể. Kết quả của nghiên cứu tương tự với thí nghiệm trên cá lóc đen khi sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến ngay từ ban đầu mà không có thời kì cho ăn kết hợp đã có tỉ lệ sống là 0% (Quin et al., 1997) và ở cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefius) là 2,8% khi tập ăn ở 14 ngày tuổi (Kling and Hamlin, 2001).

Như vậy việc thay thế thức ăn tự nhiên bằng thức ăn chế biến trong những ngày đầu ăn ngoài sẽ không mang lại kết quả khả quan. Bên cạnh đó trong thời gian cho ăn kết hợp (thức ăn chế biến và cá tạp) việc tăng dần thức ăn chế biến/ngày với tỉ lệ thấp (10% TĂCB/ngày) sẽ khiến cho khả năng thích nghi của cá bột với thức ăn chế biến tốt hơn từ đó sẽ nâng cao tỉ lệ sống của cá bột.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cá lóc đen có thể tập ăn thức ăn chế biến ở thời điểm 17 ngày tuổi mà không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá bột và cho tỉ lệ sống cao nhất với phương thức thay thế 10% TĂCB/ngày, thời điểm này là sớm hơn so với báo cáo của Quin et al. (1997) cũng trên cá

lóc đen là 30 ngày tuổi. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh rằng thức ăn chế biến chỉ được cá bột chấp nhận sau vài tuần sử dụng thức ăn tươi sống (Person-Lê Ruyet et al., 1993; Fernandez-Diaz and Yufera, 1997).

Tuy nhiên khi so sánh với các loài cá nước ngọt khác, cá lóc đen có thời điểm tập ăn muộn hơn so với cá lóc bông (Channa micropeltes) và cá kết

(Micronema bleekeri) là 7 ngày tuổi (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004; Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008), trên cá trê phi (Clarias gariepinus) và cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là 4 ngày tuổi (Verreth and Tongeren, 1989; Fermin and Bolivar, 1991 ; Olurin and Oluwo, 2010) và cá basa (Pangasius bocourti) là 5 ngày tuổi (Le et al., 2002) . Điều này cho thấy cá lóc đen phát triển chức năng hệ tiêu hoá muộn hơn so với các loài trên, đây là một trong những lý do giải thích tại sao loài này có thời điểm tập ăn muộn hơn so với một số loài cá nước ngọt khác.

4.1.3 Tỉ lphân cvkhi lượng

Sự phân kích cỡ trong quần đàn là một vấn đề quan trọng đối với những loài cá dữ, có đặc tính săn mồi (Kestemont et al., 2003) và cá lóc là một trong những đối tượng thường xảy ra sự phân hoá về kích cỡ.

37.8 46.9 11.1 58 85.6 41.9 45.4 44.4 35.1 33.6 10.7 47.6 43.8 17.8 18 88.9 8.34 3.76 10.5 10.8 0% 20% 40% 60% 80% 100% Đối chứng 10 ngày tuổi 10% TĂCB 10 ngày tuổi 20% TĂCB 17 ngày tuổi 10% TĂCB 17 ngày tuổi 20% TĂCB 24 ngày tuổi 10% TĂCB 24 ngày tuổi 20% TĂCB Nghiệm thức T l p h â n đà n ( % ) > 2g 1g - ≤ 2g ≤ 1g

Hình 4.2: Tỉ lệ phân cỡ về khối lượng (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm

Hình 4.2 cho thấy sự phân hoá kích cỡ của cá thể hiện rõ ở nghiệm thức 10 ngày tuổi- 20% TĂCB/ngày, ở nghiệm thức này chỉ xuất hiện 2 nhóm cá là nhóm cỡ lớn nhất (> 2 g) chiếm ưu thế (88,9%) và nhóm cá cỡ nhỏ nhất (≤ 1 g). Kết quả này là do ở thời điểm 10 ngày tuổi, cá bột cá lóc đen chưa thể sử dụng thức ăn chế biến, với đặc tính lá loài cá dữ nên trong điều kiện không có thức ăn thích hợp cá đã thể hiện tính ăn nhau trong quần đàn, từ đó những cá thể lớn hơn lại càng lớn hơn (do tấn công và ăn được những cá thể nhỏ hơn khác) và những cá thể nhỏ lại càng nhỏ hơn (do không sử dụng được thức ăn chế biến nên không tăng trọng đồng thời lại là đối tượng con mồi của các cá thể lớn hơn khác). Càng chênh lệch về kích cỡ giữa các cá thể thì tỉ lệ sống càng dễ bị hao hụt bởi hiện tượng ăn nhau, điều này giải thích vì sao tỉ lệ sống trong nghiệm thức này (là 2,33%) giảm rõ rệt so với những nghiệm thức còn lại. Kết quả này phù hợp với nhận định của

Qin et al. (1996) đối với cá ăn động vật cho rằng sự khác nhau về kích cỡ trong cùng một diện tích nuôi sẽ làm tăng tỉ lệăn nhau.

Hình 4.3: Sự phân cỡ về khối lượng ở NT 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày Ở các nghiệm thức còn lại đều xuất hiện 3 nhóm kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên nhóm cá cỡ lớn (> 2 g) chỉ chiếm tỉ lệ từ 3,76 %-18% và thấp hơn so với 2 nhóm cá còn lại. Trong đó thời điểm tập ăn lúc 17 ngày tuổi, với tỉ lệ thay thế 20% TĂCB/ngày có nhóm cá cỡ nhỏ (≤ 1 g) chiếm tỉ lệ (85,6%) cao hơn so với nghiệm thức có tỉ lệ thay thế 10% TĂCB/ngày (58%). Các nghiệm thức tập ăn thức ăn chế biến lúc 24 ngày tuổi và nghiệm thức đối chứng (sử dụng cá tạp) không có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ giữa nhóm cá cỡ nhỏ (≤ 1 g) và nhóm cá cỡ trung bình (1-≤ 2 g), cả 2 nhóm điều dao động trong khoảng 37,8%-47,7%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy việc tập ăn ở thời điểm sớm (10 ngày tuổi) với tỉ lệ chuyển đổi thức ăn chế biến nhanh (20% TĂCB/ngày), cá bột

không thể sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến từ đó đã làm gia tăng sự khác biệt về kích cỡ trong quần đàn. Kết quả này khác với báo cáo về cá lóc đen giai đoạn giống của Phan Hồng Cương (2009) đã kết luận khi cho ăn cá tạp cá sẽ có sự phân hoá kích cỡ rõ rệt hơn so với sử dụng thức ăn chế biến.

4.1.4 Tỉ lệ ăn nhau

Sau 5 tuần thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ăn nhau thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (2,67%) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so

với các nghiệm thức sử dụng thức ăn chế biến (Hình 4.4). Có thể thấy ở nghiệm thức này sử dụng thức ăn là cá tạp, đây là loại thức ăn thích hợp với loài nên hiện tượng ăn nhau xảy ra ít hơn so với những nghiệm thức còn lại.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 10 ngày tuổi 17 ngày tuổi 24 ngày tuổi Thời điểm tập ăn T l ă n n h a u ( % ) Đối chứng 10% TĂCB/ngày 20% TĂCB/ngày Hình 4.4: Tỉ lệ ăn nhau (%) của cá lóc đen bột sử dụng thức ăn chế biến ở các thời điểm và phương thức tập ăn khác nhau sau 5 tuần thí nghiệm

Cá được tập ăn ở ngày tuổi thứ 10 cho tỉ lệ ăn nhau cao nhất (79%- 93,3%) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, trong đó nghiệm thức với tỉ lệ thay thế 20% TĂCB/ngày có tỉ lệ ăn nhau đến 93,3%. Kết quả thí nghiệm cho thấy tập ăn ở giai đoạn sớm (10 ngày tuổi) đồng thời với phương thức chuyển đổi nhanh (20% TĂCB/ngày) đã làm gia

a d d c c c c b d

tăng hơn tỉ lệ ăn nhau. Từ đó cho thấy thức ăn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ ăn nhau của cá lóc, đặc biệt là ở giai đoạn cá còn nhỏ, nếu cá được nuôi trong điều kiện không có thức ăn ưa thích thì cá sẽ tìm và sử dụng thức ăn bắt buộc, do ở giai đoạn cá bột cơ quan tiêu hoá của cá chưa hoàn chỉnh để có thể tiêu hoá được thức ăn chế biến. Điều này phù hợp với nhận định của Victor and Akpocha (1992) cho rằng khi cá được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng thấp, thức ăn không thích hợp, cá phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên thì chúng sẽ thể hiện tính ăn nhau rất lớn. Mặt khác, ở nghiệm thức 10 ngày tuổi-20% TĂCB/ngày có sự phân cỡ về khối lượng cao nhất so với các nghiệm thức còn lại, sự chênh lệch lớn về kích cỡ giữa các cá thể trong đàn đã làm gia tăng tỉ lệ ăn nhau. Kết quả này tương tự với nghiên cứu trước đó về cá lóc đen đã cho rằng tỉ lệ ăn nhau càng tăng khi sự khác nhau về kích cỡ càng lớn (Quin and Fast, 1996b).

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong ương cá lóc đen (channa striata) (Trang 31 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)