N ội dung nghiên cứ u
3.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu
• Mẫu cá được cân 100 con ngẫu nhiên để xác định trọng lượng ban đầu. • Thu mẫu cuối đợt thí nghiệm bằng cách cân từng con trong mỗi bể, cân bằng cân điện tử 4 số lẻ và ghi nhận kết quả.
• Các yếu tố thủy lý hóa của nước bể: nhiệt độ đo bằng nhiệt kế (2 lần/ngày lúc 9 giờ và 14 giờ) và pH đo bằng máy đo pH (2 lần/ngày). Sử dụng test SERA xác định chỉ tiêu NO2-, NH4+ (từ giá trị NH4+ dựa vào pH và nhiệt độ để xác định NH3 theo hướng dẫn của SERA test kit) được thực hiện 7 ngày/lần.
• Các chỉ tiêu thành phần hóa học của thức ăn bao gồm độ ẩm, đạm thô, chất béo thô, bột đường, chất tro được phân tích bằng các phương pháp thông thường theo AOAC (2000)
+ Chất đạm: đạm thô bao gồm protein, peptitidae, polypeptide, nucleic acid, acid amin tự do... đạm thô được xác định bằng phương pháp Kjeldahl. Phương pháp này xác định được nitơ tổng số sau đó suy ra hàm lượng đạm thô trong thức ăn.
+ Chất béo: chất béo thô bao gồm lipid, các thành phần khác của lipid như: photpholipid, sterol, vitamin tan trong dầu…Phương pháp xác định chất béo thô là chiết xuất mẫu trong dung môi hữu cơ như chlorofom, hexane…(phương pháp Soxhlet)
+ Chất khoáng (tro): bao gồm các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng. Chất khoáng được xác định bằng cách nung mẫu ở nhiệt độ trên 550oC
+ Xơ thô: chất xơ là thành phần phổ biến trong thức ăn thực vật. Chất xơ thô bao gồm một lượng lớn cellulose, ligine,...Chất xơ được xác định sau khi xử lý mẫu trong môi trường acid và bazơ loãng và trừ đi lượng khoáng trong mẫu
+ Dẫn xuất không đạm (NFE): Phần lớn là tinh bột và đường, chúng dễ tiêu hóa và hấp thu trong đường tiêu hóa của tôm cá. Dẫn xuất không đạm thường được gọi là chất bột đường và được xác định bằng phương pháp loại trừ. Nghĩa là lượng NFE sẽ bằng 100% trừ đi phần trăm ẩm độ, đạm thô, chất béo thô, khoáng và xơ thô trong mẫu.