Cho máu vào ống eppendorf và tiến hành nhuộm mẫu theo phương pháp Natt và Herrick (1952). Cho 10µl máu vào ống nghiệm có chứa 1990 µl dung dịch natt và Herrick lắc nhẹ. Sử dụng buồng đếm hồng cầu để xác định mật độ hồng cầu bằng cách chọn 5 vùng đếm lặp lại 2 lần. Mật độ hồng cầu tính theo công thức: HC = C x 10 x 200 (tb/mm3) (Trong đó C: Tổng tế bào hồng cầu ở 5 vùng đếm)
Bạch cầu
Dùng ống tiêm 1ml máu ở mạch máu phần đuôi cá. Cho 1 giọt máu lên lame và trãi đều mẫu, để khô tự nhiên trong không khí. Cốđịnh mẫu bằng methanol. Tiến hành nhuộm mẫu theo phương pháp Humason (1979). Cho lame mẫu vào dung dịch Wright trong 3-5 phút. Chuyển sang dung dịch pH 6.2-6.8 từ 5-6 phút. Sau đó cho vào dung dịch Giemsa trong 20-30 phút. Tiếp tục cho mẫu vào dung dịch pH 6.2 từ 15-30 phút. Rửa sạch mẫu bằng nước cất, để khô tự nhiên. Đọc kết quả dưới kính hiển vi.
Phương pháp đo Hematorite
Theo Larsen và Snieszko (1961) (Trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998) (Phụ lục 4)
Phương pháp so màu quang phổ
Theo Oser (1965) (trích dẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998) (Phụ lục 4)
Số lượng huyết sắc tố mmol/l (A) = (0,019 + 37,74 a) × 0,621
Trong đó: a là mức độ hấp thu ánh sáng hay số đo được từ máy so màu quang phổ
Số lượng huyết sắc tố g/100ml = A × 1,6125
Các chỉ tiêu huyết học tính tóan theo phương pháp của Weinberg và ctv (1972) (tríchdẫn bởi Đỗ Thị Thanh Hương, 1998)
Thể tích hồng cầu (MCV: mean cell volume): Tỷ lệ huyết cầu (%)
MCV ((µm3)= x 10 Số lượng hồng cầu (106/mm3)
Khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (MCH : mean cell hemoglobin):
Huyết sắc tố (g/dL)
MCH (pg) = x 10
Số lượng hồng cầu (106/mm3)
Nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu (MCHC : mean cell hemoglobin concentration):
Huyết sắc tố (g/dL) x 100 MCHC (%) =
Tỷ lệ huyết cầu (%)