tra
Dấu hiệu bên ngoài
Cá bệnh có hiện tượng nổi trên mặt nước, bơi lờ đờ cặp mé và màu sắc nhợt nhạt. Trên cơ thể cá có những đốm xuất huyết ở mõm, các gốc vi, nắp mang, hậu môn, mang màu sắc nhạt, bụng chứơng to, đôi khi có hiện tượng mắt lồi.
Dấu hiệu bên trong xoang nội quan
Cá bệnh dạ dày trướng to, gan màu sắc nhợt nhạt, thận sưng, trên gan thận, tỳ tạng có nhữn đốm nhỏ màu trắng đục kích cỡ không đều. Tuy nhiên khi cá mới nhiễm chỉ thấy xuất hiện những đốm trắng trên thận.
4.3.1 Số lượng hồng cầu
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu huyết học trong quá trình thí nghiệm cá tiêm vi khuẩn E.ictaluri
Nghiệm thức
Các chỉ tiêu huyết học Đối chứng 3,5x104cfu/ml 3,5x102cfu/ml Số Hồng Cầu*106tếbào/mm3 1,85±0,02a 1,40±0,03c 1,51±0,02b Tổng Bạch Cầu*104tế bào/mm3 18,08±0,66a 14,94±0,61b 16,02±0,87a Tỉ lệ huyết cầu 33,74±1,83a 33,35±1,42a 27,51±1,20b Hàm lượng huyết sắc tố 5,48±0,22a 4,03±0,33b 3,78 ±0,15b MCV 186,77±16,42b 252,75±19,09a 205,39±11,58b MCH 31,65±2,33a 25,27±1,88b 28,12±1,44a MCHC 19,96±1,26a 12,66±0,87b 13,62±1,38b
Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<00,5) rõ rệt trong số lượng hồng cầu ở cá nhiễm bệnh ở 2 nghiệm thức 3,5x104 cfu/ml và 3,5x102 cfu/ml so với đối chứng. Trên nghiệm thức đối chứng số lượng hồng cầu của cá trung bình vào khoảng 1,85 (106 tế bào/mm3), nhưng ở nghiệm thức 3,5x104 cfu/ml số lượng hồng cầu trung bình 1,402 (106tế bào/mm3) (giảm 0,75 lần) và ở nghiệm thức 3,5x102 cfu/ml số lượng hồng cầu trung bình khỏang 1.51 (106 tế bào/mm3 ) (giảm 0,81 lần).
Bên cạnh những thay đổi về số lượng còn ghi nhận được những biến đổi bất thường về hình dạng hồng cầu ở cá bệnh là sự xuất hiện những hồng cầu không nhân và hồng cầu có nhiều nhân. Theo Hibiya (1982), trong điều kiện sinh lý thay đổi xuất hiện những hồng cầu không nhân ở máu ngọai vi, nó bắt màu tương tự như hồng cầu bình thường. Hiện tuợng số lượng hồng cầu giảm là do tế bào hồng cầu ở ca bệnh xuất hiện nhiều cụm vi khuẩn nhằm phá vỡ tế bào hồng cầu.
Theo số liệu thống kê cho thấy có hiện tượng giảm tỉ lệ huyết sắc tố và MCHC ở cá không có biểu hiện bệnh gan thận mủ là có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Kết quả này cũng cho thấy MCH giảm so với đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra đã có nghiên cứu sự biến đổi huyết học trên cá rô phi Oreochrmis niloticus nhiễm Edwardsiella tarda (Benli va Yildiz, 2004), Pathiratne và Rajapakshe (1998) trên cá Cichlid châu Á (Etroplus suratensis) bệnh EUS cũng cho kết quả tương tự.
4.3.2 Số lượng bạch cầu
Có 4 loại bạch cầu quan sát được trong quá trình định loại và định lượng tế bào bạch cầu bao gồm: lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân và tiểu cầu, không tìm thấy bạch cầu toan tính và bạch cầu kiềm tính. Tế bào lympho hình cầu nhân bắt màu tím với một lớp mỏng tế bào chất xanh nhạt xung quanh. Tiểu cầu dài hơn bắt màu cũng tương tự với tế bào lympho khi nhuộm dung dịch Wright and Giemsa. Bạch cầu trung tính có kích thước 8-13µ, có hình tròn hoặc hình oval, kích thước lớn hơn hồng cầu. Nhuộm Giemsa, nhân bắt màu đỏ tím, vùng cấu trúc lưới bắt màu tím đậm, hạt tế bào chất bắt màu khác nhau tùy thuộc giai đoạn phát triển của tế bào (Hibiya, 1982). Bạch cầu đơn nhân khá lớn với nhân màu tím xanh chiếm gần hết tế bào. Theo Ranzani-Paiva (1995) rất khó để duy trì sự tồn tại của bạch cầu kiềm tính, đây chính là nguyên nhân làm ta khó tìm thấy bạch cầu kiềm tính trong máu cá (trích dẫn bởi Silvia Romão & ctv, 2006). Đồng thời Modra (1998) cũng báo cáo về sự tập trung rất ít của bạch cầu toan tính và thiếu hẳn sự tồn tại của bạch cầu kiềm tính ở một vài lòai cá như
Cyprinus cario, Tinca tinca, Siluris glanis và Oncorhinchus mykiss ( trích dẫn bởi Silvia Romão et al, 2006).
Hình 4.2 Các loại bạch cầu A: Bạch cầu đơn nhân; B: Bạch cầu trung tính; C: Tiểu cầu; D: Lympho.
Hình dạng của các loại bạch cầu không có sự khác biệt giữa cá khỏe và cá bệnh. Kết quả định lượng tổng bạch cầu ở cá khỏe cao hơn so với cá nhiễm khuẩn E. ictaluri, tổng lượng bạch cầu ở cá khỏe là 18,08 (104tế bào/mm3), còn cá ở nghiệm thức 3,5x104 cfu/ml là 14,94 (104tế bào/mm3), nghiệm thức 3,5x102 cfu/ml là 16,02 (104tế bào/mm3). Chỉ có nghiệm thức LD50 (3,5x104cfu/ml) là khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, tế bào lympho và tiểu cầu ở cá nhiễm bệnh giảm so với cá khỏe. Qua xử lý thống kê thì sự biến đổi này đều khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Tuy nhiên số lượng bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính ở cá bệnh lại tăng.
Bảng 4.9: Sự biến đổi số lượng các lọai bạch cầu trong quá trình thí nghiệm cá tiêm vi khuẩn E.ictaluri
Lọai tế bào Đối chứng 3,5x102cfu/ml 3,5x104cfu/ml Lympho (x103/mm3) 43,96±7,05a 19,27±4,83b 11,30±5,15c Bạch cầu trung tính (x103/mm3) 15,94±0,24ab 18,09±0,13a 18,89±0,26a Bạch cầu đơn nhân (x103/mm3) 6,99±1,52ab 7,631±1,42a 7,90±1,16a Tiểu cầu (x103/mm3) 31,57±1,14b 24,6±2,8a 19,37±2,69a
Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Kết quả cho thấy tế bào lympho giảm lần lược 51,16% và 74,29% ở nghiệm thức tiêm 3,5x102cfu/ml và 3,5x104cfu/ml vi khuẩn E. ictaluri. Số lượng tiểu cầu cũng giảm ở cá tiêm vi khuẩn và giảm nhiều nhất ở nghiệm thức tiêm 3,5x104cfu/ml vi khuẩn E. ictaluri 19,37 x103 tế bào/mm3 (giảm 38,64%), sự biến đổi này khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ngược lại, số lượng BCĐN và BCTT lại tăng ở cá bệnh. Kết quả cho thấy BCĐN ở nghiệm thức tiêm 3,5x102cfu/ml tăng 1,13 lần và ở nghiệm thức 3,5x104cfu/ml tăng 1,18 lần so với cá không nhiễm bệnh nhưng khác biệt không có ýa nghĩa thống kê. BCĐN và BCTT là thành phần chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch không đặc hiệu của cá nên khi cá nhiễm khuẩn thì họat động của các tế bào này gia tăng nhằm chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Theo báo cáo của Đặng Thụy Mai Thy (2010) sau khi tiêm vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri, số lương tổng bạch cầu ở cá bệnh ít hơn cá khỏe khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Kết quả cho thấy máu cá rất dễ bị tổn thương do sự ảnh hưởng của mầm bệnh và sự tác động do môi trường gây ra như các lọai chất độc, chất thải công nghiệp, thuốc trừ sâu…Theo Serpunin (1998), các chỉ tiêu huyết học của cá là yếu tố biểu thị sức khỏe cơ thể, sự thay đổi của những thông số này
biểu thị cho những thay đổi bất thường trên cá trứơc khi dẫn đến những biểu hiện bên ngòai. Số lượng các lọai tế bào bạch cầu (bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính) tăng cao có thể liên quan đến sự nhiễm khuẩn trên cá (Silvia Romão et al., 2006). Trong máu và dịch gian bào vi khuẩn gặp phải một hàng rào rất quan trọng trong cơ chế miễn dịch không đặc hiệu đó là các đại thực bào và bạch cầu trung tính, do đó khi bị vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch không đặc hiệu của cá họat động làm cho số lượng các tế bào này tăng nhanh chóng. Tuy nhiên khi vi khuẩn xâm nhập quá nhiều sẽ gây ra tình trạng quá tải của các tế bào bạch cầu làm các tế bào này đến một lúc nào đó hệ miễn dịch của cá sẽ bị tổn thương, mất chức năng chống chịu mầm bệnh. Theo Hibiya (1982) khi cá bệnh nặng, thận sưng đồng thời bị nhũng do sung huyết một phần có thể do tích tụ nước trong thận mà không thểđào thải ra được do hệ thống tiểu cầu thận và ống thận bị hủy hoại. Kết quả thận bị hoại tử mất chức năng chủ yếu như bài tiết chất thải trong quá trình trao đổi chất, quá trình trao đổi chất tăng mạnh khi cơ thể có sự viêm nhiễm do huy động các tổ chức nhằm đào thải các tác nhân gây bệnh. Tỳ tạng cũng bị hoại tử dẫn đến mất khả năng tạo hồng cầu và phá hủy hồng cầu già cũng như không thể sản xuất các tế bào lympho và bạch cầu, mô tạo máu bị phá hủy làm mất chức năng cung cấp máu cho cơ thể (Nguyễn Quốc Thịnh, 2002). Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho số lượng hồng cầu và tổng bạch cầu đều giảm.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
- Giá trị LC50-96 giờ của cypermethrin đối với cá tra cỡ 15 – 20 g là 0,072mg/L.
- Các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, MCH, MCHC) sau khi cá nhiễm thuốc trừ sâu Cyrus 25EC chứa hoạt chất cypermethrin có xu hướng giảm. Các chỉ tiêu tỉ lệ huyết cầu và MCV tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Số lượng hồng cầu cá tra ở các nghiệm thức cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri dao động từ 1,4-1,51 triệu tế bào/mm3 giảm có ý nghĩa thống kê so với cá khỏe (1,85 triệu tế bào/mm3).
- Số lượng bạch cầu dao động từ 14,94-16,02 nghìn tế bào/mm3 giảm có ý nghĩa thống kê so với cá khỏe (18,08 nghìn tế bào/mm3). Trong đó số tế bào lympho và tiểu cầu giảm nhưng số bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính tăng.
5.2 Đề xuất
- Nghiên cứu khả năng cải thiện các chỉ tiêu huyết học của cá nhiễm hóa chất khi chuyển đến môi trường nước không độc chất nhằm có thể giúp quản lí sức khỏe cá và cả sức khỏe cho con người.
- Tiếp tục nghiên cứu sự thay đổi các yếu tố sinh hóa khi cá tiếp xúc cypermethrin ở nồng độ cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adhikari, S., B. Sarkar, A. Chatterjee, C.T. Mahapatra and S. Ayyappan. 2004. Effects of cypermethrin and carbofuran on certain hematological parameters and prediction of their recovery in a freshwater teleost, Labeo rohita (Hamilton). Ecotoxicology and Environmental Safety. 58: 220–226.
Bradbury, S.P., J.R. Coats, 1989. Comparative toxicology of the pyrethroid insecticides. Rev Environ Contam Toxicol. 108: 134–177
Bùi Quang Tề, 2001. Kí sinh trùng của một số loài cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị chúng. Luận văn tiến sĩ.
Casida, J.E., 1980. Pyrethrum flowers and pyrethroid insecticides. Environ Health Perspect. 34:189–202
Châu Hồng Thúy, 2008. Khảo sát tình hình xuất hiện bệnh mủ gan do vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri trên cá tra nuôi thâm canh ở tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 75 trang
Cục Bảo Vệ Thực Vật, 2009. Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam. http:/www.ppd.gov.vn/dmthuoc.htm (ngày 25/7/2010).
Đặng Thị Hoàng Oanh, Đoàn Nhật Phương và Nguyễn Thanh Phương, 2002. Xác định LD50 và thử nghiệm Vaccine phòng bệnh vi khuẩn (Aeromonas hydrophila) trên cá chép (Cyprinus carpio). BCNCKH, Đề tài cấp trường, Trường Đại Học Cần Thơ.
Daskalov, H., 2006. The importance of Aeromonas hydrophila in food safety.
Food Control, 17: 474-483
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Anh Tuấn, 1997. Ảnh hưởng của một số nông dược lên tôm cá. Tuyển tập công trình khoa học công nghệ. Trường Đại học Cần Thơ, 1997: 245-251.
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề sinh lý cá và giáp xác. Nhà xuất bản nông nghiệp. 152 trang.
Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền. 2000. Giáo trình sinh lý động vật thủy sinh. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Đỗ Thị Thanh Hương. 1999. Nghiên cứu ảnh hưởng của Basudin 50EC lên thay đổi chỉ tiêu sinh lý và huyết học của cá chép, cá rô phi, cá mè vinh. Luận văn Thạc sĩ. 128 trang.
Đòan Nhật Phương. 2001. Xác định LD50 và thử nghiệm vaccine phòng bệnh vi khuẩn Aromonas hydrophila trên cá chép. LVTNĐH.
Dunier, M., A.K. Siwicki, A. Oemael, 1991. Effects of organophosphorus insecticides: effects of trichlorfon and dichlorvos on the immune response of
carp (Cyprinus carpio). In vitro effects on lymphocyte proliferation and
phagocytosis and in vivo effects on humoral response. Ecotoxicology and environmental safety,4: 79–87.
Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình nuôi thủy sản nước ngọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Figueiredo, J. and J.A.Plumb, 1977. Virulence of different isolates of Aeromonas hydrophila in channel catfish. Aquaculture, 11: 349-354
Hii, Y.S. H.Y, L.M. Yee, C.T. Seng, 2007. Acute toxicity of organochlorine insecticide endosulfan and its effect on behaviour and some hematological parameters of Asian swamp eel (Monopterus albus, Zuiew). Pesticide Biochemistry and Physiology 89: 46–53.
Hồ Thị Kim Chi, 1992. Xác định độc lực của một số nông dược lên cá rô phi giống (oreochromis niloticus) thông qua giá trị LC50 72 giờ. LVTNĐH
Hội nghề cá Việt Nam. 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Tra, cá Basa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 80 trang Khoshbavar-Rostami, H.A, M. Soltami, H.M.D. Hassan, 2006. Immune reponse
of great sturgeon (Huso huso) subjected to long-term exposure to sublethal
concentration of the organophosphate, diazino. Aquaculture 256: 88-94. Koprucu, S.S, K.Koprucu, M.S.Ural, U.Ispir, M. Pala, 2006. Acute toxicity of
organophosphorus pesticide diazinon and it effects on behavior and some
hematological parameters of fingerling European catfish (Silurus glanis L.).
Pesticide Biochemistry and Physiology 86 (2006) 99–105.
Lê Chí Linh, 2009. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu có hoạt chất acephate lên enzyme cholinesterase của cá lóc đồng (Channa striata) giống. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
Lê Kim Ngọc, 2009. Ảnh hưởng của florfenicol lên sinh hoá, huyết học và tồn lưu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).” nuôi trong bể. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
Le Thanh Hung, Vo Thi Thanh Binh and Vincent Fourrier. 2008. The effects of Bio-Mos® (Mannan Oligosaccharide) on growth performance and fish health
improvement of Striped Catfish (Pangasinodon hypophthalmus). Handbook
and Abstracts Catfish Aquaculture in Asia: Present status and challenges for sustainable development at Can Tho University Can Tho city, Viet Nam December 5-7, 2008.
Lê Xuân Như, Dương Nhựt Long, Từ Thanh Dung, Nguyễn Văn Kiểm, Phạm Minh Thành và Bùi Minh Tâm, 2000. Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt. Sở Khoa học Công nghệ và Môi Trường An Giang. 261 trang.
Llobrera, A.T. and R.Q.Gacutan. 1987. Aeromonas hydrophila associated with
ulcerative disease epizootic in Laguna de Bay, Philippines. Aquaculture 67: 273-278
Lưu Thị Dung. 2000. Ảnh hưởng của bệnh lở loét do vi khuẩn Aeromonas hydrophila đến một số chỉ tiêu huyết học của cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus). Tuyển tập báo cáo tại Hội thảo Khoa học toàn quốc về Nuôi trồng Thủy sản tại Bắc Ninh 29-30/09/1998. Trang 411-414
Morgan, D.P, E.M. Stockdale, R.J. Roberts, H.W. Walter, 1980. Anemia associated with exposure to lindane, Arch. Environ. Health. 35: 307–310. Murty, A.S, 1984. Toxicity of Methyl Parathion and Fensulfothion to the
Fish Mystus cavasius. Environmental Pollution 37-46.
Murty, A.S, B. R. Rajabhushanam, A.V. Ramanitt, K. Christopher, 1983.
Toxicity of Fenitrothion to the Fish Mystus cavasius and Labeo rohita.
Environmental Pollution. 225-232.
Ngô Thanh Toàn, 2009. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu chứa hoạt chất diazinon lên hoạt tính enzyme cholinesterase (ChE) và sinh trưởng tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii). Luận văn thạc sĩ, Đại Học Cần Thơ.
Ngô Tố Linh, 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu có hoạt chất diazinon lên enzyme cholinesterase ở cá rô đồng (Annabas testudineus)
giống. Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ
Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá
tra (pangasius hypophthalmus) thâm canh ở An Giang và Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Ngọc Hiền, 2007. Ảnh hưởng của mật độ và enrofloxacine lên một số chỉ tiêu sinh hoá của cá tra (Pagasius hypophthalmus) trong điều kiện thí nghiệm. Luận văn thạc sĩ, Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Quang Trung, 2010. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Kinalux lên các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa của cá chép (Cyprinus carpio). Báo cáo đề tài cấp trường, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Quốc Thịnh. 2006. Điều tra đánh giá ảnh hưởng việc sử dụng thuốc và hoá chất trong quá trình nuôi đến tình hình bệnh trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi bè. Đề tài cấp Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương và Đỗ Thị Thanh Hương, 1997. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Methyl Parathion lên cá rô phi giống (Oreochromic niloticus) nuôi trong
ruộng thí nghiệm có trồng lúa. Tuyển tập công trình khoa học công nghệ. Trường Đại học Cần Thơ. 1997: 238-244.
Nguyễn Thi Phương Nga .2004. Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản tại Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Luận văn thạc sĩ ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Phương Nga, 2004. Tình hình sử dụng hóa chất & thuốc thú y thủy sản trong nuôi cá bè tại tỉnh An Giang. Chuyên đề cao học nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ