Bảng 4.2: Số lượng bạch cầu (104 tế bào/mm3) trong quá trình thí nghiệm cá nhiễm cypermethrin Nghiệm thức Thời Gian Thu Mẫu Đối chứng 0,036 mg/L (cypermethrin) 0,072 mg/L (cypermethrin) 0h 18,40±1,43a 18,23±1,65a 17,64±1,02a 3h 15,32±0,33a 12,40±0,95b 12,30±0,90b 6h 14,57±2,22a 11,56±0,77b 11,06±1,04b 9h 15,47±0,93a 12,73±1,34b 12,58±0,53ab 12h 15,26±1,49a 15,04±0,42a 11,19±0,44b 24h 15,37±1,44a 13,72±0,30b 11,27±0,43bc 48h 14,32±1,44a 11,74±0,08b 12,83±1,00ab 72h 14,37±0,52a 13,43±0,38ab 12,00±0,67ab 96h 13,87±1,37ab 13,52±0,60a 12,83±0,37ab
Các giá trị cùng hàng theo sau cùng chữ cái (a, b, c) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số liệu trình bày: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Sau 3 giờ, bạch cầu của cá ở nghiệm thức đều bị giảm, nghiệm thức ở nồng độ 0,072 mg/L giảm từ 18,23 nghìn tế bào/mm3 xuống 12,40 nghìn tế bào/mm3 (giảm 31,98%) và nghiệm thức ở nồng độ 0,036 mg/L giảm từ 17,64 nghìn tế bào/mm3 xuống 12,30 nghìn tế bào/mm3 (giảm 30,27%) đồng thời cũng giảm khác biệt có ý nghĩa so với số lượng bạch cầu của cá ở lô đối chứng. Cá tiếp xúc thuốc Cyrus sau 6h tổng lượng bạch cầu vẫn giảm so với ban đầu và so với đối chứng, nghiệm thức cá tiếp xúc thuốc ở nồng độ 0,072 mg/L giảm 20,65% và nghiệm thức ở nồng độ 0,036 giảm 24,09% so với đối chứng tại cùng thời điểm 6 giờ. Sau 12 và 24 giờ số lượng bạch cầu của cá ở nghiệm thức 0,072 mg/L vẫn còn giảm và sai khác có ý nghĩa. Sau 96 giờ lượng bạch cầu ở 2 nồng độ 0,072
mg/L và 0,036 mg/L có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với đối chứng. Khi thuốc thâm nhập vào cơ thể ở nồng độ cao, bạch cầu bị phá hủy bởi thuốc và các cơ quan sản sinh bạch cầu bị ảnh hưởng cao bởi thuốc làm số lượng bạch cầu của cá giảm (Morgan et al. , 1980 trích dẫn Koprucu et al. , 2006). Sau 3 ngày các cơ quan trong cơ thể cá dần dần phục hồi nhằm giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng “stress” sinh lý ở các nghiệm thức và không còn khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
Sự thay đổi số lượng bạch cầu là phản ứng của cơ thể nhằm thích nghi với điều kiện bất lợi của môi trường sống. Nhiều nghiên cứu trước cũng cho thấy sự thay đổi số lượng bạch cầu khi cá tiếp xúc thuốc trừ sâu (Hii et al., 2007; Koprucu et al., 2006; Khoshbavar-Rostami et al, 2006).