Dự báo một số tình hình liên quan và phương hướng xây dựng, củng cố tổ

Một phần của tài liệu Luận văn Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đó cổ phần hóa ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 71)

chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Dự báo một số tình hình về cổ phần hoá và xu hướng phát triển của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình

Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vừa qua đã thu được những kết quả đáng mừng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, nó cũng khẳng định sự đúng đắn trong đường lối kinh tế của Đảng về phát triển kinh tế ở nước ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định:

Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty, nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn Nhà nước được sử dụng hiệu quả và ngày càng tăng lên, đồng thời thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước cho phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước [23, tr.232].

Thực hiện chủ trương đó, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Quảng Bình tiếp tục cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước còn lại và triển khai sắp xếp các đơn vị công ty thuộc nông lâm trường quốc doanh theo Quyết định 342QĐ/TTg ngày 26-12- 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu trong 2 năm tới Quảng Bình sẽ hoàn thành cơ bản việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp.

Trong quá trình đẩy mạnh cổ phần hoá và xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá trong cả nước nói chung, Quảng Bình nói riêng sẽ phải quan tâm đến một số xu hướng sau:

- Xu hướng phân hoá giàu nghèo trong đảng viên, người lao động

trong các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Xu hướng này ngày càng rõ nét qua các nguồn lợi thu được từ nguồn vốn đầu tư ban đầu, mua bán cổ phần, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán thời gian qua rất sôi động, và hấp dẫn, chưa lúc nào mà mọi người dân đều đặt sự quan tâm chú ý đến lĩnh vực này như vậy.

Thị trường chứng khoán là một thị trường mà nơi đó người ta mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời, đó là thị trường chứng khoán tập trung và phi tập trung. Chỉ số "VN-Index" được tính theo công thức: 100 Q P Q P INDEX VN i 0 i 0 i 1 i 1     

Chỉ số VN - index là tổng khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i (Q1i) nhân giá trị hiện hành của cổ phiếu i (P1i), chia cho tổng khối lượng cổ phiếu tại thời điểm gốc i (Q0i), nhân giá trị cổ phiếu i (P0i) tại thời điểm gốc.

Vừa qua chỉ số VN-index đã có lúc lên đến gần 1.185 điểm. Hiện nay mặt bằng giá cổ phiếu cánh võng hai đầu ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh quá cao, nên dòng vốn đó được chuyển dần về các tỉnh, nâng mặt bằng giá cổ phiếu "đáy võng" lên hơn trước. Những người có cổ phiếu gốc tại các doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó người lao động nghèo thì sở hữu lượng cổ phiếu gốc quá ít, nên phần lợi nhuận thu được không đáng kể. Trước đó nhiều người đã mua lại phần cổ phiếu gốc của người lao động bỏ không, trong đó bao gồm cả phần Nhà nước

lớn. Những người mua cổ phiếu lớn hầu hết là những đảng viên, người có thu nhập cao. Vì vậy, xu hướng phân hoá giàu nghèo đã có. ở Quảng Bình giá thị trường cổ phần của nhà máy bia Hà Nội - Quảng Bình lên hơn 20.000đ/cổ phần, Công ty cổ phần Du lịch đang chào bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp với giá 15.000đ/cổ phần...tăng từ 150 -200% cổ phiếu gốc.

- Tư nhân hoá sau khi cổ phần hoá. Bên cạnh một số kết quả do cổ phần hoá mang lại, đã có tình trạng một số doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá đang dần chuyển hoá thành doanh nghiệp tư nhân do một số cổ đông đã bán, chuyển nhượng số cổ phần của mình, hoặc làm trung gian thu gom cổ phần cho tư nhân ngoài doanh nghiệp nắm giữ, có trường hợp đã nắm hơn 50% tổng giá trị cổ phần danh nghĩa để thành chủ nhân đích thực của doanh nghiệp. Hiện tượng này trái với chủ trương cổ phần hoá của Đảng và Nhà nước, dẫn đến hình thành các tỷ phú trên cơ sở tài sản của Nhà nước, là nguy cơ đe dọa vai trò tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Kinh nghiệm từ nước Nga cho thấy, những sơ hở trong xử lý tài sản Nhà nước sẽ gây ra những bất công xã hội nghiêm trọng với hậu quả chính trị, kinh tế, xã hội rất sâu sắc. Chỉ sau hơn mười năm thực hiện tư nhân hóa và chuyển sang cơ chế thị trường, tổng tài sản của các tỷ phú Nga đã chiếm tới 40% GDP của cả nước, trong khi nước Mỹ đã trải qua hai trăm năm phát triển kinh tế thị trường mà tổng tài sản các tỷ phú chỉ bằng 6% GDP.

Xu hướng tư nhân hóa trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có nhiều nguyên nhân. Chính sách và quy trình cổ phần hoá ở nước ta, trên thực tế, vẫn dựa trên tư duy cũ. Vì vậy, từ khâu định giá tài sản doanh nghiệp, cho đến tổ chức quản lý sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hoá đều tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là sự bất cập trong chính sách, quy định của

trên phần vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp mà không thấy hết sự chi phối của nó đối với toàn bộ tài sản doanh nghiệp đang tạo ra những sơ hở nguy hại:

+ Trước hết về đánh giá lại giá trị tài sản của doanh nghiệp

Giá trị tài sản hữu hình, là những tài sản bằng hiện vật của doanh nghiệp, hầu hết được đánh giá lại rất thấp, với mục đích để lại cho người lao động của doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh sinh lời trên tài sản đó, thậm chí còn cho phép thấp hơn giá trị trên sổ sách 500 triệu đồng. Theo khoản 3 mục VI, Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12-9-2002 của Bộ Tài chính thì thẩm quyền quyết định và điều chỉnh giá trị CPH: "Trường hợp

quyết định hoặc điều chỉnh giá trị doanh nghiệp có giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thấp hơn so với giá trị phần vốn Nhà nước trên sổ

sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên thì phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản." Như vậy, nếu dưới 500 triệu đồng (499,9 triệu) sẽ được hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp tỉnh đề nghị tỉnh chấp thuận, đây là một kẽ hở, tạo điều kiện để giảm giá làm thất thoát tài sản khi xác định trị giá doanh nghiệp.

Khi đem ra đấu giá bán cổ phần, so với giá thị trường thì có chênh lệch rất lớn, có doanh nghiệp mà giá trị tài sản so giá thị trường tăng 2 đến 3 lần (300%). Nguồn chênh lệch giá này ban đầu chưa được cổ đông và đối tác chiến lược chú ý, họ thường chú ý vào khả năng sinh lời (lợi nhuận) do SXKD tạo ra để đấu giá cổ phần. Sau một thời gian nhận thức ra được nguồn chênh lệch “khổng lồ” này thì nó trở thành tiêu điểm để họ tìm cách chiếm đoạt bằng mọi giá.

Giá trị tài sản vô hình, đó là lợi thế thương mại, vị trí đất đai, chênh lệch địa tô... mà qua thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp nhà nước được ưu

xây đắp nên, trải qua thời gian dài ăn sâu, bén rễ trong ký ức mọi người, mà ngày nay nếu có được phải bỏ nguồn chi phí lớn; Đó là trình độ kinh nghiệm của đội ngũ người lao động, tay nghề mà họ đã có được trong doanh nghiệp nhà nước...

+ Tiếp đến là quyền sở hữu và quyền chi phối : Từ chỗ độc tôn là vốn Nhà nước nay bán phần vốn đó cho các cổ đông, tức là tạo ra nhiều chủ sở hữu, đó là công ty cổ phần. Trong kết cấu tài sản doanh nghiệp khi cổ phần hoá bao gồm rất nhiều nguồn, của Nhà nước, ngân hàng, chiếm dụng, các khoản phải trả, vay khác... mà vốn Nhà nước chỉ chiếm một phần nhất định. Trong khi đó vốn Nhà nước thường được quyết định thành vốn điều lệ để bán cho các cổ đông, người mua cổ phần nếu chiếm giữ cổ phần lớn thì có quyền quyết định luôn các nguồn vốn khác, như vậy là không hợp lý.

Ví dụ: Công ty cổ phần A có tổng tài sản là 30 tỷ đồng, được cấu thành bởi: vốn điều lệ (vốn Nhà nước trước đây) là 6 tỷ đồng; vốn vay ngân hàng 20 tỷ đồng; nguồn chiếm dụng và vay khác là 4 tỷ đồng.

Nếu cổ đông X có cổ phần có 306 ngàn cổ phần (bằng 3,06 tỷ đồng), là đã chiếm giữ 51% vốn điều lệ. Nhưng số cổ phần này mới chỉ chiếm 10,2% trị giá tài sản. Vì chiếm giữ trên 51% vốn điều lệ nên cổ đông này được bầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Khi đại hội đồng cổ đông thông qua điều lệ, cổ đông X đưa ra những điều khoản có lợi cho mình (trong phạm vi luật doanh nghiệp), mặc dầu các cổ đông khác không đồng ý, nhưng điều lệ vẫn thông qua vì phiếu quá bán 51%.

Như vậy, cổ đông X chỉ có cổ phần bằng 10,2% tài sản doanh nghiệp, nhưng lại chi phối hoàn toàn doanh nghiệp này. Cổ đông này có thể đưa ra yêu cầu bán tài sản doanh nghiệp để hưởng lợi nhuận từ các nguồn chênh lệch giá tài sản đã phân tích ở trên, hoặc quyết định các vấn đề SXKD, tổ chức lao

động, quản lý doanh nghiệp theo hướng có lợi cho cá nhân. Vô hình chung doanh nghiệp này đã thuộc về họ, thực chất đã tư nhân hoá doanh nghiệp. Chưa kể quá trình họ mua gom cổ phiếu gốc của người lao động để tăng thêm sức mạnh nắm giữ và điều phối doanh nghiệp.

Trong cuộc đối thoại với thanh niên, theo Website VnExpress sáng ngày 25-3-2007, sau câu hỏi: “Hiện nay, người lao động, công nhân được mua cổ phần, sau đó không giữ được và bán cho tư nhân. Đảng và Nhà nước có cách nào để quá trình cổ phần hoá không trở thành tư nhân hoá?”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trả lời:

Đây là một câu hỏi thú vị, nhưng rất khó. Chủ trương bán cổ phần cho công nhân là đúng đắn, nhưng hiện chúng ta không có cơ chế để ràng buộc nên công nhân có quyền bán đi. Tư nhân họ mua, do vậy dễ dẫn đến việc cổ phần hoá biến thành tư nhân hoá. Đó là bất hợp lý mà Đảng, nhà nước cũng đã thấy, đang điều chỉnh.

Tôi cũng xin nói thêm thời gian qua, quá trình cổ phần hoá của chúng ta chưa có tính thương hiệu, mà thương hiệu có ý nghĩa rất lớn. Người ta nói một số doanh nghiệp giá cổ phiếu tăng là giá ảo, nhưng thật ra cũng có thật. Sắp tới sẽ có những điều chỉnh hợp lý hơn.

Đây là một nhận định thẳng thắn về xu hướng cổ phần hoá biến thành tư nhân hoá đã nêu trên. Nếu Đảng và Nhà nước ta không có chủ trương, chính sách điều chỉnh kịp thời thì cổ phần hoá biến thành tư nhân hoá là một hiện thực. - Sự tồn tại và phát triển lâu dài hay không tồn tại của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá sẽ được quyết định bởi đối tượng mua cổ phần, khi Nhà nước bán phần vốn của mình tại doanh

Khi Nhà nước bán phần vốn sở hữu của mình từ các doanh nghiệp nhà nước cho các đối tượng khác nhau tạo ra đa sở hữu trong cùng một doanh nghiệp, thì sẽ có các đối tượng tham gia mua cổ phần:

Thứ nhất, Theo Nghị định 64/CP, nay là Nghị định 187/CP, Nhà nước giành một phần vốn ưu đãi bán cho người lao động trong doanh nghiệp (gọi là cổ phần ưu đãi). Người lao động được mua cổ phần ưu đãi và trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ có thể mua thêm cổ phần phổ thông để tham gia quản lý doanh nghiệp.

Thứ hai, các đối tác chiến lược là các nhà đầu tư trong nước như: người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp; người cam kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm của doanh nghiệp; người gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và năng lực quản lý (Khi xây dựng phương án cổ phần hoá, doanh nghiệp lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, trình cơ quan quyết định cổ phần hoá phê duyệt - theo NĐ 187/CP)

Thứ ba, các đối tác khác. Đối tượng mua cổ phần này có 3 loại:

+ Đối tượng có vốn đầu tư thấp, mua cổ phần vì mục đích kiếm lợi

nhuận trong thương hiệu và chênh lệch giá tài sản của doanh nghiệp đó. Đối tượng này được gọi là "ăn xổi". Khi họ đấu giá cổ phần và mua gom cổ phần đủ cơ số quyết định chi phối lớn hơn hoặc bằng 51% vốn điều lệ, họ sẽ thực hiện bán tài sản để thu hồi vốn và chiếm lợi nhuận. Thời gian cho họ thực hiện trong vòng 2-3 năm. Đối tượng này thường là các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân trong địa phương và trong doanh nghiệp đó có năng lực tài chính thấp. Cần phải tìm cách gạt bỏ đối tượng cơ hội, "đục nước béo cò" này. Đối tượng này sẽ không tạo điều kiện cho tổ chức cơ sở đảng ở đây tồn tại và phát triển được.

người lao động đủ cơ số lớn hơn hoặc bằng 51% (hoặc là đủ sức chi phối). Họ sẽ đổ vốn đầu tư thêm, chỉnh trang, tu sửa, kể cả xây dựng mới tạo bộ mặt đẹp đẽ, khang trang doanh nghiệp... Sau đó là họ bắt đầu thu hồi vốn và lợi nhuận bằng cách bán cổ phần, phát hành trái phiếu, kêu gọi đầu tư tham gia đối tác chiến lược và bán tài sản... Thời gian thực hiện cho đối tượng này trong vòng 5-7 năm, theo vòng quay của vốn vay ngân hàng. Đối tượng này phải có vốn lớn, nên thường là ở các thành phố lớn... Loại này về lâu dài cũng khó tạo điều kiện cho tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp tồn tại, phát triển.

+ Đối tượng đầu tư để làm ăn lâu dài, “cộng hưởng thương hiệu” để cùng tồn tại và phát triển. Đây là đối tượng rất được chú ý để kêu gọi họ cùng hợp tác mua cổ phiếu và đầu tư. Qua họ thì cả hai cùng phát triển và có lợi, đó là sự "cộng hưởng". Bản thân doanh nghiệp đó được quảng bá thương hiệu mình trên doanh nghiệp mà họ đang đầu tư mua cổ phần. Đối tác phục vụ của họ là người lao động, cổ đông được tăng thêm... Còn phía doanh nghiệp được đối tác mua cổ phần càng tăng cường sức mạnh vì có sự hỗ trợ về tài chính, nguồn vốn, quảng bá thương hiệu... Qua đó, tạo điều kiện cho thương hiệu khuyếch trương, mặt bằng giá cổ phiếu trên sàn giao dịch tăng cao hơn, rất có lợi cho người lao động, cổ đông ở doanh nghiệp cổ phần hoá mà đối tác chiến lược này đầu tư. Chính sự phát triển sản xuất kinh doanh và thương hiệu của nhà đầu tư mới này đã làm cho nhịp độ tăng trưởng của doanh nghiệp cổ phần được phát triển, thu nhập, đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt, tạo khí thế thi đua phấn khởi, tin tưởng trong doanh nghiệp. Đối tượng này thường là những tập đoàn kinh tế, tài chính mạnh như: Thuỷ điện, Điện lực, Dầu khí, Ngân hàng thương mại,... tham gia đầu tư. Như vậy, TCCSĐ ở các doanh nghiệp này sẽ phát triển và tồn tại lâu dài.

cổ phần hoá cũng sẽ được quan tâm xây dựng và củng cố về mặt tổ chức cho phù hợp. Công tác xây dựng Đảng sẽ được chú trọng trên các mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sẽ hình thành thêm các đảng bộ, chi bộ theo phân cấp trực thuộc Đảng bộ khối doanh nghiệp. Công tác phát triển đảng viên sẽ được chú trọng về số lượng và chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn về độ tuổi và cơ cấu, vận động và đưa những doanh nhân chưa đảng viên có giác ngộ chính trị vào Đảng.

2.1.2. Phương hướng xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận văn Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đó cổ phần hóa ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)