Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đó cổ phần hóa ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 63)

Từ thực tiễn công tác xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là: Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Công tác xây dựng TCCSĐ được đặt trong bối cảnh chung cùng với xây dựng doanh nghiệp, cần chăm lo xây dựng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Quán triệt đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có các chương trình hành động cụ thể, sát thực, phù hợp với đặc điểm tình hình từng doanh nghiệp.

Nắm vững các quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong doanh nghiệp cổ phần hoá để chủ động triển khai công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng loại hình doanh nghiệp cổ phần hoá.

Hai là: Phát huy tốt nhất vai trò "hạt nhân chính trị" của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp. TCCSĐ trong doanh nghiệp đã cổ phần hoá ở Quảng Bình không để một phút xa rời vai trò trách nhiệm, chức năng "hạt nhân chính trị" của mình. Củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ đơn vị, giữ vững kỷ cương trong sinh hoạt, đấu tranh phê bình và tự phê bình để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh về mọi mặt.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu là bí thư đảng uỷ, bí thư chi bộ trong từng doanh

nghiệp; phát huy tính năng động sáng tạo của từng cán bộ, đảng viên, đồng thời tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là: Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và

năng lực, đặc biệt chú trọng chất lượng đội ngũ cấp uỷ viên, cán bộ lãnh đạo

doanh nghiệp. Việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có kế hoạch, chọn lọc đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới để giới thiệu vào bộ máy lãnh đạo HĐQT, Ban giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp. Xây dựng đội ngũ cấp uỷ viên trở thành nòng cốt để đảm đương chức trách cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp, có như vậy vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp mới sát thực và hiệu quả.

Bốn là: Phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, tích cực tìm kiếm

việc làm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và cổ đông. Muốn thực hiện thắng lợi công tác xây dựng và củng cố TCCSĐ trong doanh nghiệp đã cổ phần hoá ở Quảng Bình thì phải lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao đời sống nguời lao động và cổ đông. Từ đó, họ mới tin tưởng và tham gia xây dựng Đảng, làm tròn trách nhiệm của mình đối với Đảng. Phải động viên các tổ chức đoàn thể quần chúng nâng cao vai trò và sức mạnh của mình, khuyến khích người lao động, tạo phong trào thi đua trong từng doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động là động lực mạnh mẽ để giữ vững ổn định và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát một cách thường

xuyên và có kế hoạch. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để nhân rộng điển hình tiên tiến. Khen thưởng xứng đáng và kỷ luật kịp thời, xử lý nghiêm minh những sai phạm nhằm ngăn chặn những tiêu cực, suy thoái về tác phong, lối sống, đạo đức xuống cấp trong đơn vị.

Ban giám đốc, các đoàn thể chính trị xã hội khác việc chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Chương 2

Phương hướng và những giải pháp chủ yếu để xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong

doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đó cổ phần hóa ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 63)