các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình.
Phương thức lãnh đạo ở các TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình được xác định chính là cách thức và phương
pháp lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp đã cổ phần hoá ở Quảng Bình.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá ở Quảng Bình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phương thức lãnh đạo phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng loại tổ chức cơ sở đảng; với đặc điểm doanh nghiệp và bản thân tổ chức cơ sở đảng.
- Phương thức lãnh đạo phải vừa có tính nguyên tắc, vừa linh hoạt, hiệu quả, tránh hình thức.
Căn cứ vào quy định của Trung ương và đặc điểm của từng loại tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá ở Quảng Bình, phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng này có những hình thức, phương pháp chủ yếu sau:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trên 51% vốn điều lệ
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua việc đề ra chủ trương, nghị quyết đúng với nhiệm vụ chính trị SXKD, an ninh quốc phòng, công tác tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ qua các kỳ đại hội và các hội nghị thường kỳ. Chủ trương và nghị quyết được bàn bạc, thảo luận trong HĐQT, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, đảng viên để tổ chức thực hiện trong toàn công ty.
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua công tác tổ chức và cán bộ. Do là doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối, nên nhất khoát Đảng phải cử cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là nắm giữ phần vốn Nhà nước và làm chủ tịch hội đồng quản trị. Bí thư cấp uỷ phải là cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Từ đó trong công tác cán bộ, từ việc quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ phải được cấp uỷ thông qua.
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua lãnh đạo công tác tư tưởng. Phải thường xuyên bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và người lao động trong doanh nghiệp. Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, không ngừng học tập, nâng cao ý thức lao động và những hiểu biết về kinh tế nhằm đổi mới tư duy kinh tế. Lãnh đạo đảng viên, quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những biểu hiện mất dân chủ, chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua lãnh đạo công tác giám sát, kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Định kỳ hàng năm cấp uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên.
+ Cấp ủy tạo điều kiện để HĐQT, giám đốc thực hiện trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức sản xuất, kinh doanh; đồng thời cấp uỷ định kỳ thông báo với HĐQT, giám đốc những ý kiến đảng viên, người lao động về việc thực hiện, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần không chi phối, dưới 49 % vốn điều lệ:
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua việc đề ra chủ trương, nghị quyết của đảng bộ, chi bộ. Trước khi đề ra chủ trương, nghị quyết phải dự thảo để đưa ra HĐQT, Ban giám đốc tham gia bàn bạc, góp ý kiến về các chiến lược, định hướng sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, công tác cán bộ quản lý doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các chủ trương, nghị quyết sát đúng với nhiệm vụ phát triển SXKD, đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo toàn vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao đời sống người lao động. Như vậy khi tổ chức thực hiện mới đảm bảo thắng lợi.
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ. Căn cứ vào điều lệ và các quy chế công ty, cấp uỷ tham gia ý kiến với HĐQT, Ban giám đốc về chủ trương sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, về công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
Do công ty có vốn Nhà nước nên Đảng cử cán bộ sang quản lý phần vốn nhà nước đó, tuỳ theo tỷ lệ cơ cấu vốn mà cán bộ được cử sang tham gia trong bộ máy HĐQT, Ban giám đốc hoặc cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Ngoài việc xây dựng, nâng cao sức mạnh tổ chức đảng trong doanh nghiệp, cần tập trung lãnh đạo xây dựng bộ máy cán bộ lãnh đạo các đoàn thể có đủ phẩm chất, năng lực và hoạt động có hiệu quả, được quần chúng tín nhiệm.
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, thành viên HĐQT, Ban giám đốc, người lao động trong công ty hiểu và tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm của công dân. Đồng thời giáo dục, rèn luyện ý thưc tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, tính chủ động sáng tạo của đảng viên, quần chúng trong lao động.
Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động HĐQT, Ban giám đốc đặt và mua sách báo Đảng, báo địa phương để nâng cao nhận thức hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mỗi cấp uỷ đảng phải xây dựng được một mạng lưới báo cáo viên ở cơ sở từ 3-5 người có năng khiếu, có chất lượng,
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua công tác giám sát, kiểm tra. Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên trong việc chấp hành điều lệ, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đồng thời tăng cường giám sát kiểm tra và phối hợp với kiểm tra, thanh tra, ban kiểm soát để kiểm tra HĐQT, Ban giám đốc trong việc chấp hành chế độ chính sách, pháp luật, nghĩa vụ đối với
Nhà nước, trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cổ đông và người lao động tại doanh nghiệp. Định kỳ hàng năm, hoặc khi có yêu cầu, cấp uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên.
+ Cấp uỷ chủ động trao đổi với HĐQT, giám đốc định kỳ 3 tháng một lần, hoặc đột xuất về ý kiến cán bộ, đảng viên, người lao động, cổ đông về những chủ trương giải pháp tổ chức sản xuất, kinh doanh và việc thực hiện chế độ chính sách đối với họ. Đồng thời cấp uỷ phải tôn trọng các quyết định của HĐQT, giám đốc công ty theo pháp luật và điều lệ công ty.
+ Cấp uỷ thường xuyên làm việc trao đổi với các tổ chức đoàn thể để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng, người lao động để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ cổ phần (cổ phần hoá 100%).
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua việc đề ra chủ trương, nghị quyết của đảng bộ, chi bộ. Cấp uỷ đảng đề ra đường lối chính sách, những chủ trương quan trọng, nghị quyết có quan hệ nhiều mặt, có ảnh hưởng chính trị sâu rộng trong đơn vị, phù hợp với chủ trương và nghị quyết của đảng uỷ cấp trên. Trước khi ra các chủ trương, nghị quyết phải được HĐQT và ban giám đốc tham gia, thì khi đó mới thể chế hoá chủ trương, nghị quyết đó để tổ chức quản lý, điều hành và thực hiện được.
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ. Đây là vấn đề rất quan trọng trong doanh nghiệp cổ phần hoá không có vốn Nhà nước. Khi quyền sở hữu thuộc về các cổ đông không phải Nhà nước thì họ chi phối quyền tổ chức quản lý và quyền phân phối. Chủ tịch HĐQT, Ban giám đốc, thành viên quản lý doanh nghiệp có thể không phải là đảng viên. Vì vậy, TCCSĐ phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ cấp uỷ và đội ngũ cán bộ đảng có đủ phẩm chất, năng lực để tham gia công tác lãnh đạo quản lý.
Chủ động tham gia ý kiến với HĐQT, Ban giám đốc trong việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ hiện có. Cấp uỷ phải giới thiệu những đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực để tham gia bộ máy quản lý công ty, đây là việc làm cần thiết và thường xuyên tại các kỳ họp HĐQT (họp 3 tháng 1 lần), Ban giám đốc để đảm bảo vai trò công tác lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước.
Phải tạo điều kiện cho những đảng viên có khả năng về tài chính, đấu thầu mua cổ phần, đồng thời có kế hoạch đào tạo những cán bộ đó để tham gia lãnh đạo doanh nghiệp, có như vậy mới đảm bảo môi trường thuận lợi lâu dài cho vai trò lãnh đạo Đảng trong doanh nghiệp không có vốn Nhà nước.
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng. Thông qua việc tuyên truyền, giáo dục để đảng viên, người lao động và các thành viên trong doanh nghiệp, hiểu rõ và tự giác chấp hành đúng đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước và các chủ trương nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Tuyên truyền, thuyết phục các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp tin tưởng vào chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, chủ sở hữu phát triển, đây là chủ trương, chiến lược lâu dài, mọi thành phần kinh tế được bình đẳng với nhau trước pháp luật để họ yên tâm đầu tư, bỏ vốn tham gia vào SXKD.
+ Đảng bộ, chi bộ cơ sở lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát. Coi trọng việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng là một phương thức lãnh đạo quan trọng, có hiệu lực để phát huy ưu điểm, loại trừ khuyết điểm, làm cho các tổ chức đảng, doanh nghiệp, đảng viên ngày càng trong sạch vững mạnh.
+ Thực hiện tốt công tác lãnh đạo đối với các đoàn thể quần chúng, xây dựng, củng cố tổ chức, chọn lọc cán bộ lãnh đạo của các tổ chức công đoàn,
đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ..có đủ năng lực, phẩm chất. Tạo nên sức mạnh các tổ chức quần chúng là chỗ dựa vững chắc cho TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần hoá không có vốn nhà nước.
+ Cấp uỷ phải định kỳ hàng tháng gặp gỡ, động viên, khuyến khích, khơi dậy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể quần chúng để họ tác động tích cực tới phong trào lao động sản xuất, đồng thời qua họ tuyên truyền, vận động các thành viên HĐQT, ban giám đốc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Trên cơ sở những cách thức, phương pháp lãnh đạo chủ yếu, dù là loại hình tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá nào, quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo cũng phải chú ý một số vấn đề sau:
- Coi trọng việc xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc. Quy chế, đó là hệ thống các điều khoản được quy định thành văn bản về chế độ hoạt động thống nhất của tổ chức, cơ quan, đơn vị; do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên và chất lượng công tác của tổ chức, cơ quan đơn vị đó. Đây là văn bản mang tính nguyên tắc với những điều khoản quy định thành chế độ để mọi người chấp hành, nhằm hoàn thành những công việc theo chức trách được giao.
Quy chế làm việc của cấp uỷ đảng là văn bản cụ thể hoá những nguyên tắc, quy định của Trung ương, tổ chức đảng cấp trên thành nguyên tắc, chế độ công tác, mối quan hệ và cách thức giải quyết các mối quan hệ đó phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của cấp uỷ cơ sở. Quy chế đảm bảo cho hoạt động của cấp uỷ, từng thành viên được thống nhất thực hiện trong
toàn bộ hoặc một lĩnh vực công tác nhất định, phát huy được vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đảng ở cơ sở.
Phải xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc giữa cấp uỷ đảng, hội đồng quản trị, ban giám đốc doanh nghiệp và công đoàn cơ sở, đây là vấn đề nguyên tắc.
- Cải tiến việc ra nghị quyết và nâng cao chất lượng nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra. Nghị quyết phải xác định đúng vấn đề cần tập trung lãnh đạo, gắn với nhiệm vụ của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ để đi sâu, bàn kỹ có trọng tâm, trọng điểm. Nghị quyết phải ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ và thực hiện được. Trong nghị quyết không nêu những vấn đề ngoài phạm vi đơn vị, hoặc chung chung, thiếu nội dung sát thực. Muốn nghị quyết sát đúng, phải tăng cường nắm bắt và xử lý tốt thông tin.
- Coi trọng lãnh đạo việc tổ chức thực hiện. Phải xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, đề ra biện pháp triển khai thực hiện. Tổ chức phổ biến nghị quyết của tổ chức đảng đến mọi cán bộ, đảng viên; phân công, giao trách nhiệm rõ ràng, đặt ra yêu cầu thời gian hoàn thành và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ.
Từ những yêu cầu đòi hỏi trên, Đảng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức Đảng, cơ chế hoạt động của TCCSĐ, thể chế hoá các nguyên tắc hoạt động tổ chức Đảng, đoàn thể trong HĐQT, ban giám đốc, ban kiểm soát, để tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá.