Ta biết rằng HVS nhạy cảm với thành phần độ sáng hơn là với thành phần sắc độ. Theo sau Van Ness và Bouman (1967) cùng với Mullen (1985), có 1 biểu đồ trong Mitchell et al (1997) dùng để minh họa về định lượng phần trình bày nêu trên. Một mô hình ngắn gọn được nêu ra trong Hình 1.10. Tại đó, hoành độ biểu thị tần số không gian trong mỗi đơn vị chu trình trên độ (cpd), và tung độ là ngưỡng đối lập đối với những thay đổi có thể nhận ra trong tín hiệu thử hình sin. Hai quan sát được tiến hành theo trình tự. Thứ nhất, đối với mỗi một đường trong 3 đường cong, ví dụ, đối với những đường thành phần độ sáng Y và thành phần màu đối sáng, nói chung độ nhạy tương phản tăng lên khi tần số không gian tăng lên. Điều này hoàn toàn đúng với tần số chắn được nêu ở trên. Thứ hai, đối với cùng một ngưỡng đối lập, ta có thể thấy rằng thành phần độ chói sáng phù hợp với tần số không gian cao hơn. Điều này cho thấy HVS nhạy cảm với độ chói sáng hơn là với sắc độ. Kết luận này có thể dễ dàng được chứng thực bằng cách kiểm tra các tần số không gian này mà tại đó cả 3 đường đều có sẵn dữ kiện. Sau đó, chúng ta có thể thấy rằng ngưỡng đối lập của độ chói sáng thấp hơn nhiều so với những thành phần sắc độ này.
Ảnh hưởng trực tiếp của màn che màu lên ảnh và mã hóa video chính là bằng việc sử dụng tính năng tâm lý thị giác chúng ta có thể phân bổ nhiều bit đến thành phần chói sáng hơn là đến thành phần sắc độ. Điều này dẫn đến 1 thực tế phổ biến trong ảnh
khi đó sử dụng 1 mẫu con tỷ lệ 2:1 đối với cả chiều ngang lẫn chiều dọc cho 2 thành phần sắc độ này. Điều này đã được chấp nhận trong tiêu chuẩn mã hóa thông dụng được đề cập đến trong chương 16.