Đo lường chất lượng chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn - Xử lí âm thanh và hình ảnh hoàn chỉnh (Trang 39 - 41)

Điều tự nhiên là chất lượng hình ảnh của tái tạo khung hình video cần phải được đánh giá bởi người xem nếu họ là người nhận của dữ liệu cuối cùng (xem Hình 1.1). Vì vậy, đo lường chất lượng hình ảnh chủ quan đóng một vai trò quan trọng trong truyền thông hình ảnh.

Trong đo lường chất lượng hình ảnh chủ quan, một tập hợp các khung hình video được tạo ra với sự thay đổi các thông số mã hóa. Các quan sát viên được mời để đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh của những khung hình.Cụ thể, các quan sát viên được yêu cầu xếp hạng những hình ảnh dựa theo chất lượng đo kiểm của bức ảnh. Ngoài ra, các nhà quan sát được đề nghị chỉ ra 1 số lỗi suy giảm của hình ảnh. Một hệ thống đánh giá xếp hạng dựa trên 5 thang đo về mức độ suy giảm ,được sử dụng bởi Phòng thí nghiệm Bell, được liệt kê dưới đây (Sakrison, 1979). Nó đã được áp dụng như một tiêu chuẩn trong CCIR khuyến nghị 500-3 (CCIR, 1986). Khuyến nghị).

1. Suy giảm là không đáng kể 2. Suy giảm vừa phải

3. Suy giảm thực sự đáng kể,nhưng chấp nhận được 4. Suy giảm không chấp nhận được

5. Suy giảm rất không chấp nhận được

Về đánh giá chủ quan, có một vài điều đáng nói đến. Trong hầu hết các ứng dụng có một mảng hình ảnh khả dụng đồng thời để đánh giá. Những hình ảnh được tạo ra với các thông số mã hóa khác nhau. Bằng cách giữ một số thông số cố định trong khi làm việc với một tham số (hoặc một tập hợp các thông số) đang rỗi để thay đổi,

đánh giá chất lượng kết quả có thể được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số số (hoặc tập hợp các thông số) đối với mã hoá.Một ví dụ về việc sử dụng phương pháp này là để nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay đổi số các mức lượng tử hóa về chất lượng hình ảnh có thể được tìm thấy trong (Gonzalez và Woods, 1992).

Một cách khác có thể nghiên cứu tác động là xác định hình ảnh với cùng một đo lường chất lượng chủ quan từ các mảng hình ảnh. Từ tập hình ảnh thử nghiệm này, chúng ta có thể sản xuất, mã hóa vùng tham số, mức ưu tiên có thể được sử dụng để nghiên cứu tác động của tham số (s) đang được khảo sát. Một ví dụ về việc sử dụng phương pháp này để nghiên cứu tác động của thay đổi độ phân giải hình ảnh và số lượng mức lượng tử hóa trong chất lượng hình ảnh có thể được tìm thấy trong (Huang, 1965).

Trong đánh giá này, một mảng các hình ảnh thường được chia thành các cột, mỗi cột chia sẻ một số điều kiện phổ biến. Đánh giá bắt đầu trong mỗi cột với một so sánh cặp. Điều này là bởi vì một so sánh cặp là tương đối dễ dàng cho đôi mắt. Kết quả là, hình ảnh trong một cột được sắp xếp theo thứ tự theo chất lượng hình ảnh và chất lượng hoặc các biện pháp suy giảm này sau đó được gán cho những hình ảnh trong một cột. Sau khi mỗi cột đã được đánh giá, một sự thống nhất giữa các cột là cần thiết. Đó là, các cột khác nhau cần phải có một đại lượng đo lường chất lượng thống nhất. Như đã chỉ ra trong (Sakrison, 1979), nhiệm vụ này là không dễ dàng vì nó có nghĩa là chúng ta có thể cần phải đánh đồng kết quả suy giảm này từ các loại lỗi khác nhau.

Một điều có thể được rút ra từ các cuộc thảo luận ở trên: đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh là tốn kém.Nó cần một số lượng lớn các hình ảnh và quan trắc viên. Việc đánh giá mất một thời gian dài bởi vì mắt người có thể dễ dàng mệt mỏi. Một số biện pháp đặc biệt phải được thực hiện để đi đến đo lường chất lượng chủ quan chính xác.

Hình 1.11. Hệ thống xử lý âm thanh hình ảnh

Để biết thêm chi tiết về đo lường chất lượng của hình ảnh một cách khách quan, độc giả có thể tham khảo Sakrison (1979), Hidaka và Ozawa (1990) hoặc Webster et al, 1993.

Một phần của tài liệu Luận văn - Xử lí âm thanh và hình ảnh hoàn chỉnh (Trang 39 - 41)