Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Huế

Một phần của tài liệu Đề tài: Khảo sát nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình du lịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế41608 (Trang 37 - 40)

III. Nhu cầu và thuyết nhu cầu

1. Tổng quan về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

1.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Huế

1.4.1. Điểm mạnh

Vị trí địa lý: Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có

đường thông sang Lào và đông bắc Thái Lan, lại kề cận những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu nam và bắc Trung bộ

Tài nguyên du lịch: Huế là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên phục vụ du lịch

hết sức đa dạng không chỉ về mặt tài nguyên tự nhiên mà còn cả tài nguyên nhân văn. Các di sản văn hóa Huế vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng có của một vùng văn hóa truyền thống, được đánh giá là “Đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam”. Không những mang ý nghĩa về mặt lịch sử văn hóa, mà nhiều di tích ở Huế còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu, du khách tham quan trong và ngoài nước.

Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta hiện còn lưu giữ được những di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc,

ca múa cung đình Huế, ẩm thực, các hoạt động lễ hội và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc mà trong mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập giữa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian

Điểm đến an toàn, thư giãn: Trong bối cảnh chính trị xã hội phức tạp ở một số thành phố khác trong cả nước thì Huế được đánh giá là có môi trường sống an toàn. Người dân thân thiện, hiếu khách cùng với sự hấp dẫn của cảnh quang xung quanh tạo nên một bầu không khí thư giãn, thoải mái

1.4.2. Điểm yếu

Công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch chưa hiệu quả. Tài nguyên du

lịch của Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng nhưng chỉ mới khai thác được một phần nhỏ phục vụ du lịch, chủ yếu là các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố Đô Huế, vẫn còn một phần rất lớn các di tích lịch sử cách mạng, các di tích tầm cỡ quốc gia đã được xếp hạng những chưa được khoanh vùng bảo vệ, đầu tư tôn tạo thỏa đáng để thực sự trở thành các điểm du lịch hấp dẫn.

Hệ thống làng nghề khá đa dạng, song công tác triển khai phát triển loại hình du lịch làng nghề vẫn còn mờ nhạt.

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế. Hệ thống giao thông đường hàng

không thường xuyên bị đình trệ gây trở ngại lớn cho việc vận chuyển. Bên cạnh đó, tuyến bay quốc tế chưa được mở rộng, hầu hết chỉ vận chuyển hành khách trong phạm vi quốc gia

Hệ thống cơ sở lưu trú khá nhiều bao gồm nhà nghỉ và khách sạn, tuy nhiên, số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao còn ít.

Cơ sở mua sắm chưa được đầu tư đúng mức. Các cửa hàng bán quà lưu niệm chỉ tập trung nhỏ lẻ trên một vài tuyến đường hay gần các điểm tham quan du lịch. Cơ sở vui chơi giải trí hầu như không chú trọng.

Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn: Do hậu quả của công tác quản lý cũng như

sự yếu kém của cơ sở vật chất phục vụ du lịch dẫn đến sản phẩm du lịch của Huế còn nghèo nàn. Du khách đến Huế dường như chỉ để tham quan quần thể di tích Cố Đô Huế. Trong khi du lịch làng nghề được khởi xướng nhưng lại quá đơn điệu. Dịch vụ vui chơi giải trí gần như trắng hoàn toàn. Dịch vụ vui chơi giải trí về đêm chỉ có

ca Huế trên sông Hương thì thời gian quy định hoạt động lại không quá 22h. Phố đêm Huế sau một thời gian đi vào hoạt động lại bộc lộ nhiều hạn chế. Các mặt hàng lưu niệm hết sức đơn điệu, du khách muốn mua mô hình Ngọ Môn hay Đại Nội Huế lại không có

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tuy nhiều nhưng trình độ chuyên môn chưa

cao, kinh nghiệm còn non trẻ.

1.4.3. Cơ hội

Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội cho du lịch cả nước nói chung và Huế nói riêng. Lượng khách đến Việt Nam và Huế ngày càng tang.

Việc gia nhập WTO đem đến cho Việt Nam cũng như Huế nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch

Trong khi nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống, định hướng phát triển loại hình du lịch văn hóa của du lịch Thừa Thiên Huế tạo nên cơ hội lớn thu hút khách du lịch

Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, bên cạnh đó Huế còn có hai cơ sở lớn chuyên đào tạo về du lịch đó là Cao đẳng nghề du lịch và Khoa Du Lịch – Đại Học Huế, đảm bảo cung cấp một đội ngũ phục vụ du lịch dồi dào.

1.4.4. Thách thức

Sự phát triển du lịch nhanh chóng đã bắt đầu bộc lộ một số tác động tiêu cực khi nguy cơ phá hoại môi trường và tài nguyên du lịch đang bắt đầu bị đe dọa thể hiện sự kém cỏi trong công tác quản lý quy hoạch và định hướng phát triển ở cấp độ vĩ mô.

Do nằm ở vị trí đặc biệt nên miền Trung nói chung và Huế nói riêng thường gánh chịu nhiều thiên tai làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành.

Nhận thức của người dân về vai trò của du lịch còn kém dẫn đến ý thức tham gia vào hoạt động du lịch cũng như việc bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch thấp.

Một phần của tài liệu Đề tài: Khảo sát nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình du lịch bụi tại tỉnh Thừa Thiên Huế41608 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w