III. Nhu cầu và thuyết nhu cầu
2. Các nghiên cứu trước liên quan đến loại hình du lịch bụi
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2030, du lịch bụi cũng là 1 trong số những loại hình du lịch và cũng đã được nghiên cứu nhằm xây dựng, triển khai một chiến lược tiếp thị mang tính chủ động hơn, vừa nhằm phát huy tối đa những lợi thế du lịch của tỉnh, vừa bắt kịp những xu hướng chuyển dịch của ngành du lịch thế giới.
Những người đi du lịch bụi thật sự là một nhóm du khách hỗn hợp với những phạm vi động lực đa dạng. Mặc dù động cơ và tính chất tạo ra sự khác biệt giữa các phân khúc độ tuổi, nhưng nhìn chung những tính chất của người đi du lịch bụi bao gồm: thích những chỗ ở kinh tế, những hoạt động không trịnh trọng, hành trình linh hoạt, tự tổ chức, du lịch với mục đích rảnh rỗi, thời gian du lịch dài, chuyến đi đến nhiều địa điểm và trọng tâm vào việc gặp gỡ những người dân bản địa và những du khách.
Nói chung, hiện tượng du khách “bụi” cũng đã xuất hiện ở Huế trong những năm gần đây, và số du khách này có xu hướng gia tăng rõ rệt. Huế có rất nhiều loại khách sạn hạng bình dân, mà khách du lịch bụi có thể ở được và có thể hội tụ. Tuy nhiên, với dịch vụ vui chơi giải trí vẫn còn rất hạn chế ở Huế, cho nên Huế sẽ thiếu sức thu hút cho loại hình du lịch bụi này, khác với một địa bàn như khu Phạm Ngũ Lão, Quận 1 của Thành phố Hồ Chí Minh. Huế cần nghiên cứu thêm về tập quán của giới du khách trẻ và bụi này mà tìm kiếm một địa bàn đón nhận thích hợp.
Nhiều ngôn ngữ mạng được sử dụng để quảng bá sự thu hút của du lịch du lịch bụi, những đặc tính này được truyền đến cho giới trẻ thông qua: tự do và hành động. Sử dụng những cụm từ giống như: “vô vàn các cuộc phiêu lưu”, “trải nghiệm không giống bất cứ nơi nào khác và “giá cả thật tuyệt”. Những người điều hành du lịch phối hợp chặt chẽ để hấp dẫn các du khách đến với những địa điểm mua sắm để có giá cả tốt nhất. Thu hút giới trẻ bằng những chuyến đi mang lại cho họ “tự do và sự linh hoạt” để “ bùng nổ” là một cách tiếp cận phổ biến. Đối lập với những phân khúc thị trường khác mà sử dụng các cảnh quan thiên nhiên văn hóa hay người bản địa làm trọng tâm, những nguyên liệu quảng bá dành cho các du khác “bụi” chính là hình ảnh tập trung vào chính giới trẻ, thường là kết hợp
với một số hoạt động thú vị hay sự tương tác xã hội.
Những người đi du lịch bụi sử dụng Internet như là nguồn thông tin chính (85%), kế tiếp là gia đình và bạn bè (69%) và sách hướng dẫn (56%). Những kênh phân phối được sử dụng bởi các du khách này trong suốt quá trình đặt phòng / chỗ đang thay đổi một cách nhanh chóng cùng với sự phát triển các công nghệ mới. Việc đặt phòng / chỗ trực tuyến là mẫu hình chủ yếu cho việc đặt chỗ ở các dịch vụ như: vé máy bay, phương tiện giao thông, chỗ ở và các chương trình tình nguyện… Các kênh phân phối phổ biến nhất cho các du khách “bụi: bao gồm các hoạt động quảng bá kinh nghiệm; truyền hình, in ấn và quảng cáo điện tử, quan hệ công chúng và các chương trình thông tin. Đáng chú ý rằng các kênh quảng bá cho chỗ ở của du khách “bụi” đang nhanh chóng trở thành chủ đạo
Ngoài ra còn có nghiên cứu “Trào lưu “phượt” trong giới trẻ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu văn hóa số 4 – Trường đại học văn hóa Hà Nội của tác giả Ma Quỳnh Hương về những mặt tích cực của phượt hay những xu hướng phượt của giới trẻ hiện nay cũng như những tồn tại của nó. Để phát triển theo hướng tích cực trào lưu phượt của giới trẻ, thiết nghĩ cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về trào lưu này bằng cách quảng bá rộng rãi, làm cho mọi người hiểu đúng về “phượt” và định hướng cho những hoạt động tích cực trong mỗi chuyến đi phượt.
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH BỤI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát quá trình điều tra2.1.1 Số phiếu điều tra 2.1.1 Số phiếu điều tra
Sốphiếu phát ra: 110 phiếu Số phiếu thu vào: 105 phiếu Số phiếu không hợp lệ: 5 phiếu Số phiếu hợp lệ: 100 phiếu
2.1.2. Thời gian điều tra
Quá trình điều tra lấy ý kiến của du khách nội địa về nhu cầu du lịch bụi được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2015. Mặc dù có sự hạn chế về mặt thời gian điều tra nhưng kết quả thu được cũng đã thể hiện được trung thực sự cảm nhận chung của đa số khách du lịch nội địa khi du lịch bụi tại Huế
2.1.3. Địa điểm lấy phiếu điều tra
Phiếu điều tra được phát ra cho những du khách du lịch bụi đến Huế tại Đại Nội, phố đêm Huế và các trục đường chính như: Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Lê Lợi.
2.1.4. Đối tượng điều tra
Du khách nội địa du lịch bụi đến Huế
2.1.5. Mẫu phiếu điều tra
Mẫu phiếu chi tiết xem tại phần phụ lục 1
2.2. Kết quả điều tra
2.2.1. Phân tích tần số về nhân khẩu học của du khách
Qua quá trình phỏng vấn, mã hóa và xử lý số liệu về nhu cầu của du khách nội địa về du lịch bụi tại Huế, chúng ta có kết quả phân tích tần số về nhân khẩu học của du khách như sau:
Bảng 2. 1: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách nội địa khi du lịch bụi đến Huế
Đặc điểm cá nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 67 67.0
Tổng 100 100 Độ tuổi Dưới 18 tuổi 9 9.0 Từ 18 – 30 tuổi 62 62.0 Từ 31 – 45 tuổi 29 29.0 Từ 46 – 60 0 0 Trên 60 tuổi 0 0 Tổng 100 100 Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 48 48
Nghỉ hưu 0 0
Lao động phổ thông 11 11
Kinh doanh 24 24
Công nhân, viên chức 17 17
Khác 0 0
Tổng 100 100
2.2.1.1. Giới tính
Trong tổng số khách điều tra thì tỉ lệ nam giới cao hơn hẳn so với nữ giới. Cụ thể là nam giới chiếm 67.0%, tỉ lệ nữ giới chiếm 33.0%. Tỉ lệ nam giới gấp 2 lần tỉ lệ nữ, điều này phản ánh đúng bản chất của những vị khách đi du lịch bụi, những chuyến đi dài ngày và vất vả thường phù hợp với nam giới hơn là nữ giới.
Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu giới tính của du khách 2.2.1.2. Độ tuổi của du khách
Dưới 18 tuổi chỉ chiếm 9%, từ 18 – 30 tuổi chiếm 62%, từ 31 – 45 chiếm 29%, không có du khách nào có độ tuổi từ 46 – 60 và du khách trên 60 tuổi trong tổng số mẫu điều tra. Số liệu này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của du lịch bụi. Cụ thể là độ tuổi từ 18 – 30 tuổi chiếm đa số (họ là những người trẻ trung, năng
động, có sức khỏe, thích sự tự do khám phá, thu nhập thấp…), trong khi đó khách du lịch dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cũng dể hiểu vì những người trong độ tuổi này phụ thuộc nhiều hơn vào thu nhập. Đặc biệt với lý do phụ thuộc vào gia đình, công việc… và với lý do sức khỏe nên nhóm khách có độ tuổi từ 46 – 60 tuổi và nhóm khách trên 60 tuổi không chọn loại hình du lịch bụi
Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu độ tuổi của du khách 2.2.1.3. Nghề nghiệp của du khách
Biểu đồ 2. 3: Nghề nghiệp của du khách
Nghề nghiệp của khách du lịch bụi chiếm phần lớn 48% học sinh, sinh viên. Đây là những người yêu thích phiêu lưu mạo hiểm và khám phá những vùng đất mới, đặc biệt họ là những người có thu thập vì vậy họ sẽ lựa chọn loại hình du lịch
bụi để tiết kiệm chi phí. Du khách có nghề nghiệp là kinh doanh chiếm 24%, công nhân viên chức 17% và lao động phổ thông chiếm 11%.
2.2.2. Hành vi du lịch của du khách
Trong tổng số mẫu điều tra được thì có 100% du khách hiểu biết về loại hình du lịch bụi. Du lịch bụi cuốn hút khách du lịch bởi đây là một hình thức du lịch khám phá mạo hiểm, nhiều cảm giác mạnh. Ngoài ra, người đi du lịch bụi còn có điều kiện tìm hiểu, trải nghiệm những vùng đất mới, những phong tục mới, những con người mới đầy thú vị trên chính mảnh đất quê hương mình. Chính vì vậy, mức độ yêu thích về loại hình du lịch bụi của du khách nội địa là rất yêu thích (Mean = 4.09)
Biểu đồ 2. 4: Mức độ yêu thích loại hình du lịch bụi Bảng 2. 2: Hành vi du lịch của du khách
Đặc điểm cá nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Số lần du lịch bụi đến Huế Lần đầu tiên 65 65.0 Lần thứ 2 20 20.0 Lần thứ 3 10 10.0 Trên 3 lần 5 5.0 Tổng 100 100 Hình thức du lịch Đi một mình 11 11
Đi theo nhóm 2 – 4 người 42 42
Đi theo nhóm 7 – 9 người 15 15
Tổng 100 100
Số ngày ở lại Huế
1 – 2 ngày 51 51.0 2 – 3 ngày 29 29.0 3 – 4 ngày 13 13.0 Trên 4 ngày 7 7.0 Tổng 100 100 Hình thức lưu trú Khách sạn 7 7 Khách sạn mini 29 29 Nghà nghỉ 43 43 Nhà trọ 18 18 Homestay 3 3 Khác 0 0 Tổng 100 100 Hình thức ăn uống Nhà hàng sang trọng 9 9 Nhà hàng bình dân 25 25 Quán ăn 58 58 Khác 0 0 Tổng 100 100 Mức giá chi trả cho 1 đêm < 100000 đồng 29 29 100000 – 200000 đồng 51 51 200000 – 300000 đồng 11 11 300000 – 400000 đồng 9 9 > 400000 đồng 0 0 Tổng 100 100 Mức giá chi trả cho 1 bữa ăn
< 50000 đồng 29 29 50000 – 100000 đồng 46 46 100000 – 200000 đồng 16 16 200000 – 300000 đồng 9 9 > 300000 đồng 0 0 Tổng 100 100 Chi phí toàn bộ chuyến đi < 1000000 đồng 0 0 1000000 – 2000000 đồng 58 58 2000000 – 3000000 đồng 25 25 3000000 – 4000000 đồng 9 9 > 4000000 đồng 8 8 Tổng 100 100
Biểu đồ 2. 5: Số lần đến Huế của du khách
Như số liệu thu thập được thì đa số du khách đến Huế lần đầu tiên. Điều này khá dễ hiểu vì những vị khách du lịch bụi thường đặt chân đến rất nhiều điểm khác nhau nên xác xuất để họ trở lại một điểm đến là khá thấp. Tuy nhiên, Huế vẫn là 1 địa điểm thu hút du khách, chứng tỏ là vẫn có khách quay trở lại Huế lần thứ hai, lần thứ ba và trên ba lần.
2.2.2.2. Hình thức du lịch của du khách
Biểu đồ 2. 6: Hình thức đi du lịch của du khách
Trong tổng số mẫu điều tra, đa phần du khách đi “bụi” đi theo nhóm là chủ yếu và họ thường đi theo nhóm từ 2 – 4 người. Những du khách đi một mình chỉ chiếm số lượng nhỏ không đáng kể.
2.2.2.3. Số ngày ở lại Huế của du khách
Biểu đồ 2. 7: Số ngày ở lại Huế của du khách
Kết quả điều tra cho thấy phần đông du khách chỉ ở lại Huế từ 1 – 2 ngày. Thời gian lưu trú ở Huế quá ngắn là thực trạng chung của du lịch Huế nhiều năm nay. Có nhiều lý do khiến khách du lịch không chọn Huế làm điểm dừng chân lâu dài. Tuy nhiên theo nhận xét của một số du khách thì loại hình du lịch ở Huế vẫn chưa đa dạng và các dịch vụ bổ sung vẫn còn thiếu.
Biểu đồ 2. 8: Hình thức lưu trú của du khách
Do có mức chi tiêu thấp và tiết kiệm chi phí tối đa vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi có gần một nửa du khách chọn loại hình lưu trú là nhà nghỉ, bên cạnh đó một số khách sạn mini cũng là một lựa chọn khác của khách, có đến 29% du khách chọn loại hình lưu trú này. Một số loại hình như nhà trọ, khách sạn hay homestay lại không được lựa chọn nhiều, vấn đề lớn nhất ở đây có lẽ là về chất lượng dịch vụ của những cơ sở lưu trú này không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của du khách và giá cả không phù hợp với tình hình kinh tế của du khách.
Vì vây, mà mức chi tiêu của du khách cho 1 đêm lưu trú thường ở mức trung bình là từ 100000 – 200000 đồng.
2.2.2.5. Loại hình ăn uống của khách
Biểu đồ 2. 9: Hình thức ăn uống của du khách
Do có mức chi tiêu thấp và tiết kiệm chi phí tối đa vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi có hơn một nửa du khách chọn loại hình ăn uống là quán ăn, bên cạnh đó một số nhà hàng bình dân cũng là một lựa chọn khác của khách, có đến 25% du khách chọn loại hình ăn uống này. Một số loại hình như nhà hàng sang trọng lại không được lựa chọn nhiều, vấn đề lớn nhất ở đây có lẽ là về giá cả của những cơ sở ăn uống này không phù hợp với nhu cầu và kinh tế của khách du lịch bụi.
Vì vây, mà mức chi tiêu của du khách cho 1 bữa ăn thường ở mức trung bình là từ 50000 – 100000 đồng.
2.2.2.6. Chi phí cho toàn bộ chuyến đi
Biểu đồ 2. 10: Chi phí toàn bộ chuyến đi của du khách
Với mức chi tiêu cho mỗi đêm lưu trú, mỗi bữa ăn và đặc thù có khách du lịch bụi là tiết kiệm chi phí khi đi du lịch thì chi phí cho toàn bộ chuyến đi của khách du lịch bụi trong tổng số mẫu điều tra chủ yếu là từ 1000000 – 2000000 đồng và không có du khách nào lựa chọn mức chi tiêu dưới 1000000 đồng.
2.2.2.7. Mức độ yêu thích về các địa điểm ở Huế
Bảng 2. 3: Mức độ yêu thích các địa điểm ở Huế
Địa điểm Mean
Vùng di tích lịch sử 3.09
Vùng đồi núi 3.60
Vùng biển 3.74
Khu du lịch sinh thái 3.91
Vùng ven (ngoại ô thành phố) 4.33
Làng nghề truyền thống 3.50
Trong tổng số mẫu điều tra khách đi du lịch bụi, vùng ven (ngoại ô thành phố) Mean = 4.33 được yêu thích nhất, khách du lịch bụi đa phần là những người trẻ tuổi, họ yêu thích sự khám phá, thích được trải nghiệm về những vùng quê và cuộc sống của những người dân. Tiếp đến, là vùng khu du lịch sinh thái (Mean = 3.91) và vùng biển (Mean = 3.74), khách du lịch bụi là những người năng động, họ luôn muốn đặt chân đến những vùng đất mới, khám phá thiên nhiên. Vùng di tích
lịch sử có mức độ yêu thích thấp nhất với Mean = 3.09, có lẽ các di tích lịch sử đã quá nhàm chán đối với những du khách trẻ tuổi, tuy nhiên các du khách có độ tuổi trung niên sẽ yêu thích các địa điểm này hơn.
2.2.2.8. Mặt hàng lưu niệm được lựa chọn
Bảng 2. 4: Mặt hàng lưu niệm được lựa chọn
Mặt hàng lưu niệm Số lượng Tỷ lệ phần trăm
Sản phẩm mây tre đan lát 79 35.9
Mộc mỹ nghệ điêu khắc 50 22.7 Tranh thêu 16 7.3 Sản phẩm đúc đồng 51 23.2 Nón lá Huế 24 10.9 Khác 0 0 Tổng 220 100
Qua số liệu điều tra, ta thấy rằng sản phẩm mấy tre đan lát, mộc mỹ nghệ điêu khắc và sản phẩm đúc đồng là những sản phẩm mà du khách lựa chọn nhiều nhất. Đây đều là những sản phẩm của các làng nghề truyền thống, mang đậm văn hóa Huế được tạo ra từ những nghệ nhân hết sức tài ba. Đa phần du khách rất muốn được xem và trải nghiệm với những công đoạn làm ra những sản phẩm đó và có thể mua về để làm kỷ niệm hay tặng cho bạn bè, người thân. Những sản phẩm này được du khách đánh giá rất là cao. Ngoài ra, nón lá Huế và sản phẩm tranh thêu cũng đều là những sản phẩm mang đậm nét văn hóa Huế. Tuy nhiên, trong tổng số mẫu điều tra, du khách lại không lựa chọn nhiều.
2.3 Kết quả điều tra nhu cầu của khách du lịch nội địa về loại hình du lịch bụitại tỉnh Thừa Thiên Huế