Điều kiện tự nhiên và kinh tế văn hóa xã hội huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 45 - 53)

B. NỘI DUNG

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế văn hóa xã hội huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - văn hóa - xã hội huyện Đầm Dơi,tỉnh Cà Mau tỉnh Cà Mau

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Đầm Dơi nằm ở phắa Đông Nam của tỉnh Cà Mau bao gồm 15 xã và 1 thị trấn: xã Tạ An Khương, xã Tạ An Khương Đông, xã Tạ An Khương Nam, xã Trần Phán, xã Tân Đức, xã Tân Thuận, xã Tân Duyệt, xã Tân Dân, xã Tân Tiến, xã Quách Phẩm, xã Quách Phẩm Bắc, xã Nguyễn Huân, xã Thanh Tùng, xã Tân Trung, xã Ngọc Chánh và Thị trấn Đầm Dơi, có vị trắ địa lý theo kinh, vĩ độ như sau:

- Từ 10502Ỗ47Ợ đến 105025Ỗ3Ợ kinh Đông. - Từ 8049Ỗ29Ợ đến 9006Ỗ19Ợ vĩ Bắc.

Ranh giới hành chắnh tiếp giáp với:

+ Phắa Bắc giáp thành phố Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu; + Phắa Tây giáp huyện Cái Nước;

+ Phắa Đông giáp Biển Đông; + Phắa Nam giáp huyện Năm Căn.

Địa hình có địa hình dạng lịng chảo mở, phần sát bờ biển có cao trình thường trên 1,5m thậm chắ trên 1,8m. Phần cịn lại có xu thế thấp dần về phắa xã Trần Phán và thị trấn Đầm Dơi với cao trình 0,4-0,6m. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt tạo cho Đầm Dơi các khu vực riêng biệt. Địa chất: do hình thành từ các trầm tắch biển trẻ nên nhìn chung nền đất yếu, lớp bùn hữu cơ và sét hữu cơ dày từ 0,7 Ờ 1,7m, lớp bùn sét dày 1,3 Ờ 1,4m. Do các cơng trình xây dựng nằm trực tiếp lên lớp bùn yếu nên cần có các giải pháp xử lý về nền móng, chống lún và triệt tiêu lún, vì vậy giá trị đầu tư rất cao. Khu vực đất rừng, bờ sơng thường có nhiều lỗ mọi, đây là một đặc điểm cần chú

ý khi xây dựng các đầm ni thuỷ sản, cần có giải pháp thi cơng thắch hợp để chống cạn nước đầm nuôi. Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa, mùa khơ nước các sơng có độ mặn cao hơn, tuy nhiên đối với khu vực huyện Đầm Dơi do gần sát biển nên sự chênh lệch độ mặn nước sông giữa các mùa biến đổi không lớn như các vùng sâu trong nội địa.

Đặc điểm địa hình của huyện Đầm Dơi thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ, du lịch sông nước, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặnẦ Những đặc thù của điều kiện trên đã được nhân dân địa phương ứng dụng vào sản xuất và đời sống từ lâu đời, tạo nên những nét đặc thù của vùng sơng nước miền Tây Nam Bộ nói chung và của huyện Đầm Dơi nói riêng, đó là: việc xuồng ghe đi lại theo con nước, đóng đáy sơng, đáy biển, lấy nước và xả nước các đầm tômẦ đã tiết kiệm được nhiều về chi phắ và sức lao động, phù hợp với sinh trưởng phát triển tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhất là rừng đước.

Nằm trong vùng khắ hậu nhiệt đới gió mùa cận xắch đạo, có nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình khoảng 27,20C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4, khoảng 28,70C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng giêng, khoảng 26,20C. Khắ hậu được phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Số giờ nắng bình quân trong năm 1.939,3 giờ/năm. Lượng mưa bình quân 2.690,5 mm/năm, có sự phân hóa sâu sắc theo chế độ mưa ẩm, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Độ ẩm bình qn 83%/năm, mùa khơ ẩm độ thấp hơn vào tháng 3 ẩm độ chỉ khoảng 76%. Với nền nhiệt độ cao quanh năm, giàu ánh sáng và ơn hịa, khắ hậu của huyện rất thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Tài nguyên đất: Tổng diện tắch tự nhiên của huyện là 82.288,05 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 75.224,49 ha, chiếm 91,42% diện tắch tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 6394,75 ha, chiếm 7,77% diện tắch tự nhiên; đất chưa sử dụng còn lại là 668,81 ha, chiếm 0,81% diện tắch tự nhiên.

Theo kết quả ỘĐiều tra bổ sung, xây dựng Bản đồ đất và Bản đồ thắch nghi đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng Huyện Đầm Dơi - Tỉnh Cà MauỢ tỷ lệ 1:25.000 do Phân Viện địa lý xây dựng đã phân chia tài nguyên đất huyện ra thành 3 nhóm đất chắnh và 11 loại đất. Trong đó, nhóm đất chủ yếu là đất mặn và đất phèn.

Theo số liệu kiểm kê năm 2010 huyện Đầm Dơi có tổng diện tắch rừng 9.859,54 ha chiếm 11,98% diện tắch tự nhiên của cả huyện. Chủ yếu nằm trên địa bàn các xă Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến và Nguyễn Huân. Rừng Đầm Dơi với đặc thù là rừng ngập mặn, chủ yếu sú, vẹt, đướcẦ Hệ sinh thái dưới tán rừng khá phong phú, là nơi sản sinh ra các lồi hải sản như: sị, vộp, ốc lenẦ có giá trị kinh tế cao.

Huyện Đầm Dơi có 25 km tiếp giáp với biển Đơng. Đây là vùng biển có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại. Biển có nhiều lồi động vật phù du sinh sống, là nguồn thức ăn cho các loài thủy hải sản tồn tại và phát triển. Trong đó có nhiều loại có trữ lượng và giá trị kinh tế cao như: tôm, cá hồng, sao, thu, chim, dứaẦ Biển đã đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho huyện, năm 2009 sản lượng khai thác đánh bắt biển 10.150 tấn.

Tài ngun biển: Đầm Dơi cịn có đặc thù riêng về khả năng phát triển du lịch ven biển, và sản xuất muối truyền thống. Gần đây, các cụm kinh tế cửa biển Tân Thuận (Gành Hào), làng cá Hố Gùi hình thành, số tàu thuyền đánh bắt cá tăng lên nhanh đã gợi ra một hướng giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc: phát triển kinh tế theo hướng khai thác ngày càng có hiệu quả tài nguyên biển. Biển cịn gắn liền với lợi thế về giao thơng vận tải biển, là phương tiện hữu hiệu vận chuyển hàng hoá giữa các vùng và khu vực. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn tài nguyên này trong thời gian qua vẫn chưa được quan tâm bảo vệ đúng mức, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước và khai thác quá mức đã làm cho nguồn lợi thủy hải sản trong huyện ngày càng suy giảm.

Vùng ven biển, với rừng ngập có thể kết hợp với ni trồng thuỷ sản, đây là một lợi thế so sánh của huyện nói riêng cũng như tỉnh Cà Mau nói chung so với nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn tài nguyên nước của huyện Đầm Dơi gồm có nguồn tài nguyên nước mặt và nguồn tài nguyên nước ngầm. Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu là nước mưa và nguồn nước đưa vào từ biển chứa trong hệ thống các con sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng ngập mặn, vuông tôm. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản và cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Nguồn nước mặt là nước ngọt chủ yếu là nước mưa được giữ tại chỗ. Đây là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và một số ắt sủ dụng trong trồng trọt hoa màu.

Nguồn nước mặt là nước lợ và nước mặt, đây là nguồn nước được đưa vào từ biển, hoặc được pha trộn với nguồn nước mưa. Trong mùa khô, độ mặn nước sông và trong các ao đầm nuôi tôm tăng cao, trung bình từ 20-30Ẹ. Những vùng ở cửa sơng độ mặn cao hơn, càng vào sâu trong nội đồng độ mặn càng giảm. Vào mùa mưa, độ mặn giảm nhanh.

Tài nguyên đất kết hợp với nguồn nước mặn, nước lợ là tiềm năng lớn để phát triển nôi trồng thủy sản. Diện tắch nuôi trồng thủy sản năm 2009 đạt 56.772,16 ha chiếm 68,7% diện tắch đất nơng nghiệp của tồn huyện. Đầm Dơi là huyện có tiềm năng lớn để ni trồng thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản năm 2009 là 56.450 tấn, trong đó sản lượng ni trồng thủy sản 46.300 tấn (sản lượng tôm 30.763 tấn, thủy sản khác 15.537 tấn) sản lượng khai thác sông, đánh bắt biển 10.150 tấn trong đó tơm 550 tấn, thủy sản khác 9.600 tấn.

Nguồn nước ngầm của huyện Đầm Dơi nằm ở độ sâu từ 71m đến 154m với chất lượng tốt, khơng bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm, có hàm lượng kim loại nặng thấp và chưa bị ơ nhiễm (theo tài liệu của Liên đồn Bản đồ - Địa chất Miền Nam) có thể cung cấp đủ cho nhu cầu của các đơ thị, khu dân cư tập trung.

2.1.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

- Về kinh tế: Tổng sản phẩm nội huyện đạt 3.377 tỷ đồng, tốc độ tăng

trưởng kinh tế bình quân 10,6%; thu nhập bình quân đầu người 32 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp 54,7%, giảm 4,88%; công nghiệp - xây dựng 21,5%, tăng 2,03%; thương mại - dịch vụ 23,8.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch kinh tế - xã hội được triển khai chặt chẽ; thực hiện quy hoạch chi tiết các chợ, khu dân cư, ngành, lĩnh vực và xây dựng nông thôn mới phù hợp với thực tế phát triển của huyện.

Các chắnh sách hỗ trợ phát triển sản xuất, mơ hình sản xuất có giá trị kinh tế được triển khai sâu rộng trong nhân dân; công tác tập huấn khuyến ngư, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật luôn được tăng cường; diện tắch nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển nhanh; tồn huyện có 3.300 ha đất nuôi tôm công nghiệp, 30.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Công tác thủy lợi, nạo vét kênh mương, xây dựng các cống đầu nguồn, từng bước đảm bảo quy hoạch các tiểu vùng phục vụ sản xuất; nhiều mơ hình trồng rau màu, cây ăn trái kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm phát huy hiệu quả; quản lý, bảo vệ rừng ngày càng chặt chẽ; hiệu quả kinh tế rừng mang lại lợi ắch thiết thực, khai thác 307 ha, doanh thu trên 13 tỷ đồng; trồng lấp diện tắch rừng sau khai thác và trồng hơn 30 triệu cây phân tán ven sơng, ven đường chống xói lở, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển khá. Các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; kinh tế hợp tác, tổ hợp tác sản xuất được củng cố; kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển theo hướng đổi mới nội dung và hh́nh thức hoạt động. Điện Quốc gia về đến vùng nông thôn, trên 95% hộ sử dụng điện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

Hệ thống viễn thông, mạng di động, internet phát triển nhanh, phục vụ tốt nhu cầu trao đổi, truy cập thông tin trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội; các dịch vụ bưu điện, phát hành báo chắ bảo đảm thông suốt, kịp thời.

Đầu tư xây dựng cơ bản tăng nhanh, từng bước góp phần hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơng trình 1.698 tỷ đồng; diện mạo nông thôn phát triển rõ nét, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế; đã hồn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn II, với 343 phịng học; 12/15 xã có đường xe ơ tơ về đến trung tâm, 418 km lộ bê tông, 348 cây cầu được xây dựng cơ bản nối liền các ấp - khóm và khu dân cư; trụ sở làm việc xã Tân Dân, Ngọc Chánh, Tân Trung; Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Đền thờ Bác Hồ, nghĩa trang liệt sỹ, bờ kè, công viên, Bệnh viện đa khoa khu vực Đầm DơiẦ được triển khai xây dựng, chỉnh trang, nâng cấp ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Chương trình xây dựng nơng thơn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo ra hiệu quả thiết thực, nhân dân đồng thuận cao; nhiều mơ hình, sáng kiến trong xây dựng nông thôn mới phát huy hiệu quả. Các tiêu chắ xây dựng nông thôn mới tăng hơn 2 lần so với thời điểm thực hiện Chương trình, bình quân mỗi xã đạt 10,7 tiêu chắ; xã Tân Dân được tỉnh công nhận xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới.

Thu ngân sách trên địa bàn huyện bình quân hàng năm tăng 9,4%; chi ngân sách 1.864 tỷ đồng; công tác quản lý thu, chi ngân sách chặt chẽ, đúng nguyên tắc, bảo đảm cân đối; các ngành, đơn vị thực hiện tốt cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phắ và thực hành tiết kiệm. Hoạt động tắn dụng có bước phát triển mạnh trên cả 2 lĩnh vực huy động vốn và cho vay; tổng vốn huy động 2.774 tỷ đồng, kịp thời đầu tư sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm

nghèo, giải quyết việc làm, góp phần tắch cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Kế hoạch sử dụng đất của huyện và các xã, thị trấn giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện đúng quy định; quản lý đất đai chặt chẽ; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 99,5% so với tổng diện tắch trên địa bàn; công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thu gom, xử lư rác thải các chợ, khu dân cư và hộ dân nơng thơn; hồn thành việc di dời bãi rác trung tâm thị trấn Đầm Dơi; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%.

- Về văn hoá - xã hội: Chất lượng giáo dục và đào tạo chuyển biến tắch cực; các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt được duy trì thường xuyên ở các điểm trường; nhiều học sinh giỏi thi đạt giải vòng tỉnh, vòng quốc gia và đỗ vào các trường đại học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn theo quy định; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư, 1.171 phòng học, phòng chức năng được xây dựng cơ bản và kiên cố; các ngành, các cấp tắch cực chỉ đạo, huy động các nguồn lực xây dựng 25 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 33% so với tổng số trường học trong huyện; trường trung học phổ thông Đầm Dơi được công nhận trường trung học phổ thông đầu tiên đạt chuẩn quốc gia của tỉnh; công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; hoạt động khuyến học, hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên, học tập cộng đồng và xã hội hoá giáo dục được thực hiện khá tốt.

Công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là ứng dụng vào sản xuất và công tác chuyên môn; công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố, gắn với xây dựng nơng thôn mới được các ngành, đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả; 65% hộ gia đình, 35% ấp - khóm và 1 xã được cơng nhận lại đạt chuẩn văn hóa theo tiêu chắ mới. Các hoạt động văn hố, văn nghệ được duy trì thường xun, tạo sinh khắ phấn khởi trong cán bộ và nhân dân; các ngày lễ, kỷ niệm trọng đại của đất nước và của địa phương được tổ chức chu đáo, thiết thực. Phong trào thể dục, thể thao ý thức rèn luyện sức khỏe được nâng lên. Hoạt động thông tin, truyền thanh phản ánh kịp thời những sự kiện chắnh trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nổi bật của đất nước, của tỉnh và địa phương; gương điển hình tiên tiến, phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh và học tập các chủ trương, đường lối của Đảng, chắnh sách, pháp luật của Nhà nước được phổ biến sâu rộng.

Cơng tác chăm sóc sức khoẻ được chú trọng, chất lượng khám và điều trị bệnh được nâng lên; phòng, chống dịch bệnh thực hiện kịp thời; có 5,36 bác sỹ/1 vạn dân; trạm y tế, phịng khám đa khoa khu vực có từ 1 - 2 bác sỹ;

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w