Thực trạng hoạt động của hội đồng nhân dân xã ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 53 - 77)

B. NỘI DUNG

2.2. Thực trạng hoạt động của hội đồng nhân dân xã ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà

Dơi, tỉnh Cà Mau

2.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã

Hiện nay huyện Đầm Dơi có 15 xã, 1 thị trấn là địa phương có đơn vị hành chắnh có số xã nhiều nhất ở tỉnh Cà Mau. Thực hiện đường lối, chắnh sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây bộ máy chắnh quyền và HĐND xã ở huyện Đầm Dơi liên tục được đổi mới, tổ chức lại nhiều lần cho phù hợp với sự thay đổi của Hiến pháp, Luật chắnh quyền địa phương và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước.Theo luật bầu cử đại biểu HĐND hiện hành thì số đại biểu HĐND cấp xã được ấn định như sau: Xã, thị trấn miền xi có từ bốn nghìn người trở xuống được bầu 25 đại biểu, có trên 4000 người thì cứ thêm 2000 người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.

Huyện Đầm Dơi, Tỉnh Cà Mau với số dân 186.234 người, được phân bổ khá đều trong toàn huyện, hầu hết các xã ở huyện Đầm Dơi đều có trên 4000 dân. Theo quy định của pháp luật bầu cử hiện hành với nguyên tắc: cơ cấu, thành phần của HĐND xã phải bảo đảm có các đại biểu đại diện cho tất cả các

ngành, các giới, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chắnh trị - xã hội, những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, các dân tộc thiểu số, các tôn giáo ở địa phương. HĐND phải thể hiện tắnh mặt trận của cơ quan dân cử ở xã, nó vừa đại diện cho ý chắ, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương vừa phản ánh tắnh dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. ỘViệc bầu cử đại biểu HĐND được tiến hành theo ngun tắc phổ thơng bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kắnỢ.

Trên tinh thần đó, nhiệm kỳ 2011 - 2016, cử tri các xã ở huyện Đầm Dơi đã bầu được 452 đại biểu về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và đúng với Hiến Pháp và pháp luật.

Đến nay (tắnh đến ngày 1/5/2017) theo nguồn từ phòng Nội vụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thì tổng số đại biểu HĐND xã là 459 người, trong đó:

- Đại biểu là nữ : 110 đại biểu = 23,96%. - Đại biểu là người ngoài Đảng : 135 đại biểu = 29,41%. - Đại biểu là người theo tôn giáo : 9 đại biểu = 1,96%. - Đại biểu là người tự ứng cử : 11 đại biểu = 0,18%. - Đại biểu tái cử : 3 đại biểu = 0,65%. - Đại biểu dân tộc thiểu số : 8 đại biểu = 1,74% + Về độ tuổi:

- Từ 20 - 29 tuổi : 36 đại biểu = 7,85%. - Từ 30 - 39 tuổi : 190 đại biểu = 41,40%. - Từ 40 - 49 tuổi : 153 đại biểu = 33,33%. - Từ 50 - 55 tuổi : 61 đại biểu = 13,29%. - Từ 55 - 60 tuổi : 19 đại biểu = 4,14%.

Nhìn vào cơ cấu độ tuổi như trên ta có thể thấy được cơ cấu độ tuổi trung bình của đại biểu HĐND xã là khá cao, đặc biệt số lượng đại biểu là người trẻ còn ắt, chỉ chiếm 7,85%. Với việc pháp luật bầu cử đại biểu HĐND hiện nay ấn định số lượng đại biểu căn cứ vào số dân ở xã, với số đại biểu được

bầu tối đa ở các xã, thị trấn miền xuôi là 35 đại biểu, nhiều hơn so với trước đây (Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2013) là 25 đại biểu. Như vậy về cơ bản cơ cấu đại biểu HĐND ở huyện Đầm Dơi đã giải quyết được tình trạng ở một số xã có dân số ắt nhưng nhiều ấp cho nên một số ấp khơng có đại biểu của mình tham gia HĐND xã. Tuy nhiên một vấn đề trong cơ cấu đại biểu HĐND xã hiện nay ở huyện Đầm Dơi vẫn còn thực trạng là số lượng đại biểu là cán bộ chuyên trách ở chắnh quyền xã chiếm số lượng rất lớn so với số đại biểu là người dân. Đặc biệt là những đại biểu được tái cử. Có nhiều trường hợp trước khi là đại biểu HĐND chỉ là những người dân bình thường khơng phải là cán bộ đương chức ở xă, nhưng khi vào HĐND chỉ sau một thời gian ngắn đã được cơ cấu vào làm cán bộ chuyên trách trong bộ máy chắnh quyền xã, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tắnh đại diện cho nhân dân của đại biểu HĐND xã, làm cho khả năng thực thi quyền lực của nhân dân của đại biểu bị chi phối bởi các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước và bởi vị trắ của chắnh người đại biểu đó.

Cũng về vấn đề cơ cấu, theo pháp luật bầu cử hiện nay thì khi hiệp thương để lựa chọn đại biểu vừa phải căn cứ vào tiêu chuẩn vừa phải đảm bảo về cơ cấu như (về giới tắnh, thành phần, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề Ầ) Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Luật bầu cử Quốc Hội và HĐND năm 201 hiện hành thh́ ỘThường trực HĐND cấp xã điều chắnh cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị, ấp ở địa phương được giới thiệu ứng cử người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp mìnhỢ cho phối hợp với tình hình cụ thể của địa phương và đúng theo các nguyên tắc của pháp luật.

Chắnh vì lý do phải coi trọng cơ cấu, thành phần đại biểu nên nhiều khi người ta thường không chú ý đến chất lượng của đại biểu, cho nên chất lượng của đại biểu cịn nhiều hạn chế, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND. Tắnh đến ngày 1/5/2017 trình độ của đại biểu HĐND xã của huyện Đầm Dơi như sau:

- Cấp I : 8 đại biểu = 1,75%. - Cấp II : 74 đại biểu = 16,12%. - Cấp III : 377 đại biểu = 82,13%. + Về trình độ chun mơn:

- Chưa được đào tạo : 159 đại biểu = 34,64%. - Trung cấp : 75 đại biểu = 16,34%. - Đại học : 224 đại biểu = 48,80%. - Sau đại học : 01 đại biểu = 0,22%.. + Về trình độ lý luận chắnh trị:

- Chưa được đào tạo : 201 đại biểu = 43,80%. - Sơ cấp : 165 đại biểu = 35,94%. - Trung cấp : 65 đại biểu = 14,16 %. - Cao cấp : 28 đại biểu = 6.10 %

Với chất lượng và tŕnh độ của đại biểu HĐND xã như trên huyện Đầm Dơi được coi là một trong những huyện có chất lượng đại biểu HĐND xã thuộc loại cao của của tỉnh Cà Mau. Về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân cũng như yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy vậy. so với mặt bằng dân trắ và chỉ số phát triển con người như ở huyện Đầm Dơi hiện nay và so với tiêu chuẩn của đại biểu HĐND được quy định tại Điều 3 của Luật bầu cử đại biểu HĐND thì có thể thấy rằng chất lượng của đại biểu HĐND ở huyện Đầm Dơi hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt là đối với yêu cầu của quá trình cải cách bộ máy nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân hiện nay. Điều đó nó được thể hiện rất rõ ở hiệu quả hoạt động của HĐND xã trong thời gian qua.

Đối với cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND xã, trên tinh thần của Luật chắnh quyền địa phương, các Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã hiện nay ở huyện Đầm Dơi được bố trắ khá hợp lý.

- Không chuyên trách : 73,34%.

- Chuyên trách : 26,66%.

- Nằm trong cấp uỷ : 100%. - Là Bắ thư Đảng uỷ : 60%. - Là Phó Bắ thư Đảng uỷ : 13.34%. - Là Uỷ viên thường vụ : 26,66%. + Về cơ cấu Phó Chủ tịch HĐND: - Khơng chun trách : 0. - Chun trách : 100%. - Nằm trong cấp uỷ : 100%. - Là Bắ thư Đảng uỷ : 0. - Là Phó Bắ thư Đảng uỷ : 0. - Là uỷ viên thường vụ : 6,66%.

Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 chỉ có hơn một phần ba Chủ tịch, Phó Chủ tịch được tái cử, cịn gần hai phần ba mới làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch ở nhiệm kỳ đầu, đối với cơ cấu và trình độ của đội ngũ Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND như vậy sẽ khó tránh khỏi tình trạng bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm của Thường trực HĐND dẫn đến lúng túng trong các hoạt động của HĐND.

+ Về độ tuổi: - Chủ tịch HĐND: Dưới 45 tuổi : 8 = 53,33%. Từ 45 - 50 tuổi : 3 = 20%. Trên 50 tuổi : 4 = 26,66%. - Phó Chủ tịch HĐND: Dưới 45 tuổi : 11 = 73,33%. Từ 45 - 50 tuổi : 3 = 20%. Trên 50 tuổi : 1 = 6,66%.

Xét về độ tuổi của đội ngũ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã ở huyện Đầm Dơi ta thấy độ tuổi còn trẻ. Đặc biệt là đội ngũ Chủ tịch HĐND, phần lớn đều là Bắ thư Đảng uỷ xã, có một số người khơng q 40 tuổi, có trình độ học

vấn cao, sáng tạo. Về trình độ: khảo sát trình độ chun mơn của đội ngũ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã cho thấy:

+ Chủ tịch HĐND:

- Đã qua đào tạo chuyên môn : 100%.

- Chưa được đào tạo : 0.

- Đã qua các lớp quản lý nhà nước : 100%. - Đã qua các lớp lý luận chắnh trị : 100%. + Phó Chủ tịch HĐND:

- Đã qua đào tạo chun mơn : 80%. - Đã qua các lớp quản lý nhà nước : 65%. - Đã qua các lớp lý luận chắnh trị : 75%.

Các số liệu trên cho thấy phần lớn Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND đã qua các lớp lý luận chắnh trị nhưng vẫn còn một tỷ lệ cao chưa có trình độ chun mơn chiếm 20%, chưa qua các lớp quản lý nhà nước 35%, chưa qua lớp lý luận chắnh trị 25%. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã

2.2.2.1. Hoạt động của tập thể Hội đồng nhân dân xã

Hoạt động của HĐND xã được thể hiện rõ nhất thông qua kỳ họp HĐND xã và thông qua các hoạt động giám sát của HĐND. Về kỳ họp HĐND xã thực hiện Luật tổ chức Chắnh quyền địa phương 2015. Căn cứ vào chương trình hoạt động của HĐND xã cũng như yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cho đến nay hầu hết mỗi xã trong huyện đã tổ chức được từ 2 - 3 kỳ họp trong 1 năm. Các kỳ họp HĐND xã đã thơng qua được 102 Nghị quyết, trong đó có 30 Nghị quyết chuyên đề, 72 Nghị quyết thường. Các kỳ họp HĐND xã nhìn chung đều được tổ chức đúng luật, đúng chức năng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đáp ứng được địi hỏi của q trình phát triển kinh tế - xã hội,

củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chắnh trị của các xã. Các Nghị quyết được ban hành về cơ bản đảm bảo tốt về nội dung, yêu cầu và đúng trình tự, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đúng với đường lối chắnh sách của Đảng và Nhà nước cũng như đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện sự hướng dẫn của HĐND cấp trên, trước khi tiến hành các kỳ họp, hầu hết các xã đã lên kế hoạch chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp. Thường trực HĐND xã đã báo cáo với thường trực Đảng uỷ tổ chức hội nghị Liên tịch với UBND xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, văn phòng Đảng uỷ, văn phòng HĐND và UBND xã để thống nhất nội dung, chương trình thời gian kỳ họp.

Hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp cũng được hầu hết HĐND các xã thực hiện một cách nghiêm túc, đúng luật. Tại kỳ họp việc tiến hành nội dung, chương trình kỳ họp, tổ chức cho đại biểu chất vấn và việc trả lời chất vấn cũng được thực hiện khá đầy đủ, có tắnh khoa học. Nhiều xă cc̣n phát thanh trực tiếp kỳ họp của HĐND xã cho nhân dân tồn xã theo dõi để có thể đóng góp kịp thời khi phát hiện thấy những vấn đề của mình đưa ra chưa được kỳ họp HĐND giải quyết. Điều này đã góp phần khơng nhỏ giúp cho HĐND xã có thể xử lý kịp thời những khúc mắc của quần chúng nhân dân.

Sau mỗi kỳ họp việc thông tin tuyên truyền, tổ chức thực hiện các Nghị quyết của kỳ họp cũng như việc thông báo lên cấp trên, thông báo tới các đại biểu, các cấp, các ngành và cử tri trong xã cũng được thực hiện theo đúng nguyên tắc, đúng quy định. Nhìn chung hình thức hoạt động của tập thể HĐND xã thông qua các kỳ họp ở huyện Đầm Dơi được thực hiện theo đúng luật định, đúng nguyên tắc, đều đã cho thấy khả năng việc thực hiện tổ chức các hoạt động của HĐND theo luật định là khá tốt. Tuy nhiên cũng như ở hầu hết các địa phương khác, hoạt động trong kỳ họp cũng như chất lượng của kỳ họp của HĐND xã ở huyện Đầm Dơi vẫn còn nhiều bất cập.

Theo luật định HĐND các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, gồm kỳ họp thường lệ, HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ắt nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Hầu hết các xã trong huyện đều tổ chức được mỗi năm hai kỳ họp thường lệ, có nhiều xã tổ chức được các kỳ họp chuyên đề và kỳ họp bất thường. Số lượng các kỳ họp của HĐND xã như vậy là đáp ứng được yêu cầu. Nhưng nội dung và chất lượng kỳ họp thì cịn một số vấn đề cần được giải quyết và quan tâm đúng mức hơn nữa.

Trước hết đó là khâu chuẩn bị trước kỳ họp, việc tiếp xúc cử tri có được thực hiện nhưng nhiều nơi chỉ mang tắnh thủ tục, ắt hiệu quả. Khâu chuẩn bị báo cáo, dự thảo Nghị quyết, đề án trình HĐND được thực hiện một cách sơ sài, thiếu dân chủ. Theo quy định: ỘChậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. HĐND, thường trực HĐND phải gửi đến đại biểu HĐND dự thảo Nghị quyết, báo cáo, đề án trình HĐND, báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND và các tài liệu cần thiết khácỢ đồng thời Ộchậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, thường trực HĐND thông báo ngày họp, nội dung họp và dự kiến chương trình kỳ họp trên các phương tiện thơng tin, báo chắ ở địa phýõng để nhân dân biếtỢ.

Thế nhưng phần lớn Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND chỉ báo cáo dự kiến nội dung kỳ họp trước Ban thường vụ Đảng uỷ. Ban thường vụ Đảng uỷ cho ý kiến về định hướng, yêu cầu Ầ sau đó thường trực HĐND và UBND đơn phương chuẩn bị cho đến khi trình trước kỳ họp. Các ban, các tổ chức đại biểu của HĐND xã khơng có điều kiện để thẩm tra các báo cáo. Các tài liệu về kỳ họp HĐND cũng được gửi cho các đại biểu chậm. Trung bình mỗi kỳ họp, các xã ban hành khoảng năm Nghị quyết, ngoài Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cịn có các Nghị quyết chun đề về thu chi ngân sách, Nghị quyết về huy động đóng góp của nhân dân, Nghị quyết về hoạt động công ắch Ầ Với số lượng Nghị quyết như vậy cần phải có thời gian khá nhiều để bàn bạc, thảo luận

nhưng hầu hết kỳ họp HĐND của xã chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày, nhiều kỳ họp chỉ diễn ra nửa ngày. Trong kỳ họp, tại diễn đàn có rất ắt đại biểu HĐND tham gia thảo luận, phát biểu, góp ý vào các dự thảo Nghị quyết, báo cáo, các đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã ở huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 53 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w