Các hình thức đồng phạm 1 Đồng phạm đơn giản

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28 - 32)

HÌNH THỨC ĐỔNG PHẠM

2.1.2.Các hình thức đồng phạm 1 Đồng phạm đơn giản

2.1.2.1. Đồng phạm đơn giản

Tro ng kh oa học luật hình sự, có n h iề u c á c h gọi khác nhau về hình thức đồng phạm này: đồng phạm giản đơn [4, 121], đồng phạm đồng thực hàn h [23, 73], đ ồng phạm không có th ông mưu trước [3, 67]. Tuy có nhiề u cá ch gọi kh ác nh au nhưng theo q uan đ iể m ch ú n g tôi, về bản chất

các loại đó đều là một, chỉ khác ở cách gọi mà thôi. Sau đây xin gọi thống nhất là đồ ng phạm đơn giản.

Trong k hoa học luật hình sự Việt N am , có q u an điể m cho rằng hình thức đồng phạm đơn giản là hình thức ph ạm tội kh ông có sự thông mưu trước của những người cùng thực hiệ n tội ph ạm [13, 459].

Cũng có q u a n điể m khác đưa ra khái n iệ m hình thức đồng phạm đơn giản: là hìn h thức đồng phạm trong đó nhữ ng người cù ng tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành . [6, 180]

Về cơ bản, hai định nghĩa này k h ô n g sai. Tuy nhiê n, theo quan điểm ch úng tôi, địn h n g h ĩa hìn h thức đồng ph ạm đơn giản như sau sẽ đầy đủ hơn: đồng phạm đơn giản là hình thức đ ổng p h ạm kh ô n g có sự thông mưu trước của những người cùng thực hiện tội phạm , tất cả những người đồng phạm đều có vai trò là người thực hành . Có lẽ đ ịn h nghĩa này sẽ đầy đủ, cụ thể, rõ ràng hơn.

Theo địn h n g h ĩa ch ú n g tôi đưa ra, đ ồ n g phạ m đơn giản có dấu hiệu k h ác h qu an , chủ q u an sau:

- Về mặ t k h á c h quan , những người đ ồ n g phạm phải đều là người thực hành. Giữa nhữ n g người đồng ph ạm k h ô n g có sự phân công vai trò như: tổ chức, thực h à n h , giúp sức, xúi giụ c; m à tất cả họ đều có một vai trò là những người c ùng h ành động - những người đ ồ n g (cùn g) thực hành.

- Về mặt chủ q uan, khôn g có sự bàn bạc, th ỏ a th uậ n với nhau từ trước về việc phạm tội giữa những người đồng phạm . Tức là giữa họ kh ông có sự cấu kết với nhau, mỗi người đồng phạm chỉ biết về hoạt động phạm tội của một (hoặc nhiều) người k h á c tại thời điể m bắt đầu thực hiện tội ph ạm hay tr ong quá tr ìn h cù ng thực hiệ n tội phạm. (Xem

13,459)

ở hìn h thức đồng phạm đơn giản, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi k h á c h q u a n được mô tả trong cấu th à n h tội phạm của điều luật thuộc Phần các tội phạm của Bộ luật hìn h sự. Mỗi người đồng thực

hành có thể thực hiệ n m ột phần hành vi k h ách q u a n được mô tả trong cấu thành tội phạm, nhưng tổng hợp h ành vi củ a nh ững người đồng thực hành phải thoả mãn các dấu hiệu khách quan được mô tả tron g cấu thành tội phạm do họ thực hiện. Đối với những tội phạm luật quy địn h chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt thì tất cả nh ững người đ ồng thực hành phải có đủ các đấu hiệ u của chủ thể đặc biệt này.

Đồng ph ạm đơn giản còn có đặc điể m đặc trưng là thời gian, địa điểm phạm tội của những người đồn g thực h ành là trùng hợp nhau. Trong hình thức đồng phạm này, mối liên hệ về mặt chủ q u a n giữa những người đổng phạm ở mức thấ p nhất, những người đ ồng p h ạm chỉ nhận thức được sự cù ng chung hành đ ộ n g của họ trong quá trìn h thực hiệ n tội phạm hoặc ngay lúc bắt đầu thực hiện tội phạm. Họ k h ô n g có dịp bàn bạc trước hay thảo luận kỹ càng về sự cù ng chung hành đ ộ n g củ a họ như trong hình thức đồng phạ m có th ô n g mưu trước.

Ví dụ: M ột buổi tối, T, H, L đa ng ngồi chơi trên đê của làng

thì thấy có anh M đi xe đạp qua. T hỏi “ đứa nào đ ấ y ” , anh M trả lời “ đứa nào kệ t a o ” rồi đạp xe đi tiếp. Thấy vậy, T, H, L đ uổi theo, rồi đánh anh M. Qua giám định, tỷ lệ thương tích củ a anh M là 15%. T ro n g trường hợp này , ba tên T, H, L đồng phạ m tội Cố ý gâ y th ư ơ n g tích. Cả ba đều là người thực hành , việc ch ú n g đáng anh M là k h ô n g có sự bàn bạc trước, c h ú n g nhất trí với nhau tại thời điểm thực hiệ n tội phạm .

Trong k h o a họ c lu ật hình sự Việt N am , có q u an điể m cho rằng đ ồ n g phạm đơn giả n (đ ồng phạm kh ông có th ô n g mưu trước) được chia thà nh hai loại: đ ồ n g ph ạm có một người thực h à n h k h ô n g có thông mưu trước và đồng phạm có hai người thực hành trở lên k h ô n g có thông mưu trước [23, 78] . T heo tác giả này, đồng p h ạ m có một người thực hành k h ô n g có th ô n g mưu trước là hình thức đồn g phạm tron g đó giữa người thực hành với người đ ồ n g phạm hoặc với nhữ n g người đồng phạm khác khô n g có sự th oả th u ậ n , bàn bạc với nhau vể việc c ù n g thực hiện tội

phạm. Còn đ ổng phạm có hai người thực hành trở lên không có thông mưu trước là hình thức đồ ng phạm giữa hai người đồng thực hành hay giữa nhiều người đ ồng thực hành hay giữa họ với những người đồng phạm khác không có sự thoả thuận, bàn bạc trước với nh au về việc cùng thực hiện tội phạm.

Cũng the o tác giả, đồng phạm có hai người thực hành trở lên khô ng có thôn g mưu trước có thể là trường hợp có hai người thực hành trở lên, còn các người đ ồng phạm khác đóng vai trò người xúi giục, người giúp sức, cũng có thể xảy ra trường hợp toà n bộ người đồng phạm là người thực hành ; còn đổng phạm có một người thực hành không có th ông mưu trước thì đương nhiên người đồng phạm kh ác hoặc những người đồng phạm khác phải giữ vai trò người xúi giục, người giúp sức.

[2 3 , 7 9 ]

Theo quan điể m ch ú n g tôi khôn g đồng ý với sự phân chia trên đây . Như đã nêu ở phần đầu mục này, dấu hiệu kh ác h q u a n quan trọng, cơ bản nhất của đ ồ n g phạm đơn giản đó là n hữ ng người đồng phạm kh ô n g có sự bàn bạc trước với nhau về k ế h o ạ c h thực hiên tội phạm, đồng thời giữa những người đồng phạm kh ô n g có sự phân công vai trò như: tổ chức, thực hành , giúp sức, xúi giục. Nếu ch o rằn g hình thức đồng phạm đơn giản có thể là trường hợp có hai người thực h ành trở lên, còn các người đồn g phạm khá c đóng vai trò người xúi g iụ c , người g iú p sức; hay ÇQ ựxộỊ ngỊ^ời thực h à n h không, có. t h ô n g m ưu tr ư á c th.! đươttg, ien người đồng phạm kh ác hoặc nhữ ng người đ ồng ph ạm kh ác phải giữ vai trò người xúi giục, người giúp sức. Q u a n đ iể m n hư vậy là không đúng với dấu hiệu về mặt kh á c h quan của hình thức đ ồ n g phạm đơn giản này. T ro n g hình thức đổng phạm đơn giản chỉ bao gồ m nhữ ng người cùng (đ ồng) thực h ành c h ứ kh ông thể có cả người đ ồ n g phạm khác như người g iú p sức, người xúi giục được. Nếu tồn tại những loại người đồng phạm khác thì khôn g còn là hình thức đồng phạm đơn giản nữa mà đã chuyển

sang hình thức đồng phạm khác rồi - hình thức đ ồng ph ạm có thông mưu trước.

Cũng tương tự q uan điểm trên, có qua n đ iể m ch o rằng trong hình thức đồ ng phạm đơn giản, những người đồng phạm có thể là những người cộng đồng thực hành , họ cũng có thể ph ân c ông vai trò với nhau nhưng phân cô ng vai trò ngay khi bắt đầu thực hiệ n tội phạm [3, 68]. Quan điểm này cũng là k h ô n g hợp lý khi cho rằng hìn h thức đổng phạm đơn giản có thể có trường hợp có sự phân công vai trò giữa những người đổng phạm ngay khi bắt đầu thực hiện tội phạm. Nếu như vậy thì giữa những người đồng ph ạm đã có sự phân công trước rồi, do đó kh ô n g thể là không có thông mưu trước, và tất cả họ không thể đơn giả n chỉ là những người đồng thực hành được. Lúc này, hình thức đồng phạ m đã phức tạp hơn, khô ng phù hợp với các dấu hiệu thuộc mặt k h á c h q u a n củ a hình thức đồng phạm đơn giản nữa.

Như vậy, một lần nữa khẳng địn h, q uan đ iể m phân chia các hình thức đồn g phạm căn cứ vào tính chất và mức độ th am gia củ a những

người phạ m tội đã nêu phầ n trước là hợp ỉý hơn cả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 28 - 32)