B. NỘI DUNG
1.3. Xây dựng nông thôn mới trong mối quan hệ biện chứng với thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nước ta
1.3.1. Nội dung Chương trình, mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Sự nghiệp xây dựng Nông thôn mới ở nước ta hiện nay được xây dựng theo “Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ (ban hành kèm theo quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009), bao gồm 19 tiêu chí: quy hoạch và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; môi trường; hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới có thể chia thành 5 nhóm, bao gồm: Nhóm tiêu chí Quy hoạch (có 1 tiêu chí); nhóm tiêu chí về Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí); nhóm tiêu chí về Kinh tế và Tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí); nhóm tiêu chí về Văn hóa - Xã hội - Môi trường (có 04 tiêu chí) và nhóm tiêu chí về Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí). Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tập trung vào các lĩnh vực căn bản sau:
Đây là nội dung tiền đề phải được triển khai thực hiện trước một bước để làm cơ sở thực hiện có hiệu quả các nội dung khác. Khi triển khai quy hoạch phải rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có, xây dựng các quy hoạch theo yêu cầu của Chương trình xây dựng nông thôn mới (quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch các khu dân cư, quy hoạch sản xuất...).
Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Đây là nội dung quan trọng để thúc đẩy sản xuất, cải thiện điều kiện sống của nhân dân. Để chuẩn bị thực hiện nội dung này, trước hết phải khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và dựa trên các tiêu chí về cơ sở hạ tầng của xã nông thôn mới để xác định những việc cần làm, những công trình cần xây dựng, đưa ra nhân dân thảo luận, lựa chọn cách làm và thứ tự ưu tiên làm trước, làm sau theo hướng với những công trình đã có thì tập trung cải tạo, nâng cấp để đạt chuẩn, chỉ xây dựng mới những công trình chưa có. Những công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, vốn lớn, mới lập dự án đầu tư và đấu thầu thi công, còn chủ yếu chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật rồi tổ chức để nhân dân trong xã tự làm, có sự giám sát của cộng đồng.
Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn lớn, theo quan điểm phát huy nội lực, vì vậy, cần tuyên truyền vận động, huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, như đóng góp bằng tiền, vật liệu, ngày công và hiến đất để phục vụ xây dựng các công trình (mở rộng đường, xây dựng kênh mương, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế,...), kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đóng góp xây dựng quê hương của con em thành đạt đang công tác ở xa (cả trong nước và nước ngoài)... Đồng thời, sự hỗ trợ ban đầu của ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương có ý nghĩa rất quan trọng để tạo lòng tin và tạo đà cho việc thực hiện Chương trình.
Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của Chương trình, là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của nông thôn mới, nhưng cũng là nội dung khó nhất nên đòi hỏi các cấp, các ngành phải tập trung chỉ đạo. Cùng với phát triển sản xuất, các tổ chức kinh tế tập thể được củng cố và phát triển thêm, gắn liền với mô hình sản xuất mới, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, là cầu nối giữa hộ nông dân với các đơn vị khoa học, doanh nghiệp và thị trường.
Về văn hóa, xã hội, môi trường
Quan tâm hơn đến phát triển giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường; cải tạo nhà ở (xóa nhà tạm), xây dựng ba công trình vệ sinh ở hộ gia đình, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống tinh thần ở nông thôn.
Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trước hết đòi hỏi phải nâng cao vai trò làm chủ của cư dân sinh sống ở nông thôn, sự tham gia chủ động, tích cực của mọi người dân, của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; đồng thời, thông qua đó củng cố, xây dựng được hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
1.3.2. Mối quan hệ giữa thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là yêu cầu đối với người lãnh đạo, quản lý trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 30-CT/TW “Về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”; Chỉ thị số 10-CT/TƯ ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cở sở. Chính phủ ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003ban hành quy chế thực
hiện dân chủ ở xã. ( thay thế Nghị định 29/NĐ/CP ngày 11-5-1998) và Nghị định 04 /2015/ NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp ( thay thế Nghị định 71/1998/NĐ-CP). Để có uy tín, trước hết người lãnh đạo, quản lý phải là người có trí tuệ, có tư duy khoa học, sâu sắc, có kiến thức về lĩnh vực được giao phó, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh và biết lắng nghe. Vì vậy, bên cạnh những phẩm chất chung của người lãnh đạo, quản lý, những cán bộ ở cơ sở phải có khả năng thuyết phục người dân bằng chính công việc và lối sống của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, có khả năng vận động, thuyết phục người dân, gần gũi và hòa đồng với người dân để tạo ra các mối liên hệ hỗ trợ cho việc thực thi dân chủ tốt với người dân. Khi trình độ dân trí được nâng lên, các phẩm chất của người cán bộ làm công tác lãnh đạo và quản lý tại cơ sở cũng cần được củng cố và nâng cao, để đáp ứng được những yêu cầu và kì vọng của người dân.
Thứ nhất, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo và quản lý, một trong những điều kiện để thực hiện hiệu quả QCDC ở cơ sở trong quá trình xây dựng NTM
Sự nghiệp cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới - đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi phải nhanh chóng củng cố và nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quá trình đó gắn với yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Để làm được, một mặt, cần tiếp tục tuyên truyền thực hiện QCDC ở cơ sở với nội dung, hình thức tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, đặc biệt là những nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, kết hợp giáo dục, tuyên truyền nội dung của Quy chế với nội dung đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và chính quyền các cấp một cách thường xuyên, liên tục; mặt khác, cần củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo và quản lý ở cấp cơ sở.
Để uy tín của người cán bộ tại cơ sở phục vụ tốt hơn cho việc thực hiện
ngừng tự phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Việc nâng cao tri thức, trình độ không chỉ là việc học tập chuyên môn, mà còn là việc biết tập hợp, sử dụng và thu hút được sự hỗ trợ, ủng hộ của những người hiểu biết sâu trong từng lĩnh vực tại địa phương và liên kết với các chuyên gia ở các lĩnh vực trong điều kiện những tri thức mới không ngừng được cập nhật. Việc học tập, rèn luyện là để biết lắng nghe và đưa ra được quyết sách đúng đắn. Học tập không chỉ là để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận mà còn để nâng cao bản lĩnh chính trị, có niềm tin khoa học, có quyết tâm chính trị và lan tỏa bản lĩnh, niềm tin và quyết tâm đó cho những người khác. Thứ hai, người lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh. Đây là điều quan trọng và là cái người dân trực tiếp nhìn vào để đánh giá nhân cách của người cán bộ. Lối sống lành mạnh không chỉ là việc tuân theo đúng pháp luật, mà còn là sự ứng xử phù hợp với phong tục, tập quán từng địa phương, được người dân thừa nhận là một phần của cộng đồng và từ đó ủng hộ. Thứ ba, người lãnh đạo, quản lý tại cơ sở cần rèn luyện phong cách lãnh đạo dân chủ, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với quần chúng và giữ được sự tín nhiệm của quần chúng.
Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ là điều kiện tiên quyết trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và quan hệ với quần chúng của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo dân chủ là phải gần gũi với nhân dân, gắn bó với quần chúng, quan tâm chăm lo đến lợi ích chính đáng của quần chúng, cởi mở, chan hoà, giản dị trong quan hệ giao tiếp với mọi người. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý biết tập trung vào những công việc đem lại lợi ích thiết thực cho quần chúng và không đề cao công lao cá nhân sẽ được tôn trọng và uy tín của họ sẽ được nâng cao.
Điều khác biệt quan trọng giữa dân chủ và mị dân là ở chỗ người lãnh đạo dân chủ vừa phải biết lắng nghe, lại vừa phải quyết đoán để không đánh
mất thời cơ. Chính vì vậy, phong cách lãnh đạo dân chủ chính là sự kết hợp giữa tri thức và khoa học trong lãnh đạo với dân chủ; cần gắn lý luận với thực tiễn, không quan liêu, độc đoán, nhưng cũng không theo đuôi quần chúng và phải là người dám chịu trách nhiệm cả với cấp trên, cấp dưới và người dân về hiệu quả công việc, sẵn sàng thực hiện phê bình và tự phê bình. Nhưng ở cơ sở có những đặc điểm riêng khi thực hiện dân chủ, trong những vấn đề nhạy cảm, liên quan mật thiết đến đời sống của người dân, đến lợi ích trước mắt và lâu dài của người dân, trong những tình huống xung đột hay có vấn đề, việc tham khảo ý kiến của người dân và các đoàn thể có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người lãnh đạo phải tỏ ra là người có bản lĩnh vững vàng, quyết đoán, có năng lực tổ chức, đàm phán và gây ảnh hưởng đến người dân, đảm bảo người dân được tôn trọng và có ý kiến trong những vấn đề họ quan tâm. Phong cách dân chủ còn là sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trước người dân về những vấn đề người dân quan tâm, người dân thắc mắc và bức xúc.
Mối quan hệ giữa việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đối với quá trình xây dựng nông thôn mới
Thứ nhất, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở sẽ tạo môi trường dân chủ giúp tuyên truyền, phổ biến để toàn Đảng, toàn dân nhận thức đúng đắn về chủ trương, quan điểm, giải pháp, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân trong xây dựng nông thôn mới
Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và cả hệ thống chính trị phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt tạo thành những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đời sống của nhân dân. Cấp ủy ban hành nghị quyết, xây dựng kế hoạch triển khai nghị quyết đến tận các chi bộ, phân công cán bộ, đảng viên đến họp và quán triệt cho nhân dân ở các thôn, ấp.
Chính quyền thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tổ chức họp thôn, ấp thảo luận, nghiên cứu kỹ chương trình và các giải pháp tổ chức thực hiện.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quán triệt, xác định trách nhiệm cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; lựa chọn nội dung phù hợp để tham gia.
Mở các cuộc thi tìm hiểu, các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể và kỹ năng vận động tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở sẽ tạo điều kiện để mọi người dân tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thể hiện toàn diện các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, quyền lợi của nhân dân. Đây là một khối lượng công việc lớn và mới ở nông thôn từ trước đến nay chưa có. Một mặt là để quán triệt cho dân hiểu, nhưng mặt khác là phải huy động sự đóng góp của nhân dân ngay từ khâu xây dựng đề án và lập quy hoạch.
Công việc lập dự án, quy hoạch có nhiều việc, nhiều khâu và liên quan đến đất đai, nhà ở, đời sống của nhân dân, nên phải lấy ý kiến của nhân dân nhiều lần, trình bày kỹ với nhân dân để nhân dân hiểu và tham gia. Sau khi hoàn thành phải công khai đề án, quy hoạch tại các hội nghị và nơi công cộng để nhân dân được biết cụ thể. Từ đó nhân dân sẽ tích cực ủng hộ, tích cực đồng hành và giám sát quá trình thực hiện.
Thứ ba, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở sẽ là động lực để nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Phong trào thi đua yêu nước là động lực quan trọng thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Công tác dân vận phải khơi dậy mạnh mẽ tinh thần lao động, sáng tạo, tính tích cực, chủ
động của mỗi tổ chức, cá nhân. Hàng năm, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cần lựa chọn phát động các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “dân vận khéo” cụ thể để tạo thành những phong trào hành động cách mạng trên các lĩnh vực như phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hiến đất làm đường, góp tiền xây dựng nông thôn mới; xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa; bảo vệ môi trường; toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng khu dân cư tự quản; tố giác tội phạm,...
Thứ tư, tạo cơ chế để nhân dân đóng góp các nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng Nông thôn mới là chương trình tổng hợp, là cuộc vận động toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.