B. NỘI DUNG
2.2. Đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong quá trình
xây dựng nông thôn mới ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
2.2.1. Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và vai trò của nó đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
2.2.1.1 Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Ngã Bảy
Xác định thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Đảng bộ thị xã Ngã Bảy luôn chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Định kỳ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong quá trình xây dựng đề án, kế hoạch. Công khai quy hoạch tại nơi công cộng, công khai các nguồn huy động đầu tư, việc quản lý, sử dụng các loại quỹ, các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương, mức đóng góp xây dựng nên tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao.
Tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, lồng ghép với các buổi sinh hoạt của hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân, họp thôn, các cụm dân cư, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể để giúp người dân hiểu về những lợi ích của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đối với những vấn đề người dân chưa hiểu rõ, Cấp ủy chủ trương họp nhiều lần giải thích cho dân hiểu và đồng tình hưởng ứng. Nhân dân tự nguyện
tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình, xóa nhà tạm bợ, giúp nhau giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, đóng góp tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu dân sinh,… góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của địa phương. Đến nay 2013, toàn thị xã đã đầu tư xây dựng nông thôn mới được 293 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 112 tỷ.
Nhờ sự giám sát của người dân mà ở các xã trong huyện tránh được tình trạng khi công trình đưa vào nghiệm thu kém chất lượng, làm thất thoát tiền của Nhà nước và nhân dân.
Thời gian tới, Đảng bộ thị xã Ngã Bảy đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện QCDC cơ sở; nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở; kết hợp hiệu quả giữa thực hiện QCDC với công tác cải cách hành chính; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm về QCDC ở cơ sở.
2.2.1.2. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của Ban chỉ đạo và các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong nhiệm kỳ 2010-2015, vì vậy đã được cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo một cách toàn diện, cụ thể: BCH Thị ủy Ban hành 3 Nghị quyết, trong đó 01 nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới (Nghị quyết 02 về xây dựng nông thôn mới và phường văn minh đô thị, Nghị quyết 03 về nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thị xã Ngã Bảy giai đoạn 2011 – 2015 và hướng tới 2020, Nghị quyết 05 về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao); Hội đồng nhân dân thị xã Ngã Bảy ban hành Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 12/9/2014 về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; UBND thị xã Ngã Bảy xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thị xã theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015- 2020. Hàng năm, UBND thị xã ban hành các đề án, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực như: Kế hoạch thực hiện Chương trình nông thôn mới, kế hoạch phát triển sản xuất, đề án giao thông nông thôn- kênh mương thủy lợi nội đồng; quyết định phê duyệt sản phẩn chủ lực; chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất (Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 13/7/2013; số 62/2013/QĐ-UBND ngày 17/5/2013; số 56/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND thị xã); chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kênh mương, thủy lợi nội đồng...; ngoài ra, ban hành kịp thời nhiều văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện... Thường xuyên tổ chức kiểm tra, làm việc với các xã về Chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Thường trực Thị ủy, Thường trực Ban chỉ đạo nông thôn mới định kỳ hàng tháng làm việc với 3; tổ chức họp Ban chỉ đạo mở rộng để đánh giá kết quả thực hiện và triển khai nhiệm vụ thời gian tới,...(46, tr. 32).
Chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý thực hiện Chương trình nông thôn mới, Ban giám sát cộng đồng, 4 Tiểu ban (Tuyên truyền, Phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, văn hoá- xã hội), bố trí cán bộ chuyên trách cấp xã và thành lập các Ban phát triển thôn; kiện toàn Ban chỉ đạo từ thị xã đến xã. Hàng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình nông thôn mới, đặc biệt là khung kế hoạch để làm cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; hàng tháng, tổ chức giao ban đánh giá kết quả thực hiện và đề ra nhiệm vụ thời gian tới.
Các Tổ công tác của Ban Thường vụ Thị ủy, UBND thị xã, các phòng, ngành, MTTQ và các tổ chức đoàn thể cấp thị xã đã có sự tập trung trong việc chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nội dung, tiêu chí xây dựng NTM; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, phong trào “5 không, 3 sạch”, “đường điện thanh niên thắp sáng làng quê”; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên, hội viên và nhân dân xây dựng mô hình sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; các phòng, ngành chuyên môn, thành viên Ban chỉ đạo, Tổ công tác theo chức năng, nhiệm vụ đã chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Thị ủy, UBND, Ban chỉ đạo nông thôn mới của Thị xã ban hành Nghị quyết, chương trình, kế hoạch chỉ đạo các xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các xã thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.
Từ đó, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền được đề cao, nhận thức của các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội có nhiều chuyển biến, quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy, không khí dân chủ được mở rộng.
Ban chỉ đạo không ngừng được củng cố, kiện toàn để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo thực hiện QCDC ở từng bộ phận của địa phương. Đầu năm, ngoài việc xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát, Đảng bộ thị xã đã chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát đối với các loại hình ở cơ sở, chỉ đạo các bộ phận và các xã, cơ quan, nơi nào có sai phạm thì xây dựng phương hướng sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. Nhiều đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ thị xã đã mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp với nhân dân, “dựa vào nhân dân” để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, gắn thực hiện QCDC với thực hiện Chỉ thị 03 CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt thị xã và xã do HĐND bầu theo Nghị quyết liên tịch số 09 của Chính phủ và Trung ương MTTQ Việt Nam được thực hiện đúng hướng dẫn. Trong tổng kết cuối năm, các cấp ủy đều có nội dung đánh giá tình hình, kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở. Các cấp ủy đảng thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị, trong đó, có đổi mới phương
thức lãnh đạo đối với công tác dân vận, mặt trận và các đoàn thể; bảo đảm tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị- xã hội ở cơ sở. Coi trọng xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sống và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên qua thực hiện QCDC, nhờ đó niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố và tăng cường.
Ban chỉ đạo các xã có Quy chế hoạt động, phân công thành viên phụ trách; MTTQ và các đoàn thể các xã, với vai trò vừa là thành viên Ban chỉ đạo, vừa trực tiếp lãnh đạo phong trào quần chúng ở cơ sở. Do đó công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện QCDC, nhất là những việc ''Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' đã được cụ thể hoá và phát huy hiệu quả ở các khu dân cư. Ban giám sát, Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở tất cả các xã, hoạt động giám sát đã phát huy được vai trò, trách nhiệm đối với việc giám sát các công trình xây dựng cơ bản.
Đảng bộ thị xã đã chỉ đạo không ngừng cụ thể hóa Pháp lệnh số 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; chú trọng việc tuyên truyền, thông báo công khai để nhân dân biết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chương trình, dự án được đầu tư của Nhà nước, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ người nghèo, dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vay vốn xoá đói giảm nghèo, vốn ưu đãi cho học sinh, sinh viên, quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Đối với các công việc của HĐND thị xã được trực tiếp bàn bạc thống nhất và quyết định như: mức đóng góp tiền, ngày công, hiến đất làm nhà văn hoá, làm đường giao thông liên thôn, kiên cố hoá trường lớp, kênh mương nội đồng, tham gia bình xét các hộ gia đình được hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định 167, bầu và miễn nhiệm đại biểu HĐND, thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng,… Nhân dân được phát huy dân chủ trong việc giám sát các cơ quan chức năng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nhất là trong lĩnh vực kinh tế, các chương trình, dự án, việc sử dụng các nguồn quỹ do nhân dân đóng góp,... Nhờ đó, nhân dân đã kịp thời nắm bắt được chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cùng với chính quyền thị xã, lãnh đạo các xã và nhân dân đã bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực ở cơ sở, cũng như tham gia giám sát các hoạt động chính quyền.
MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội đã phát huy tốt chức năng giám sát, phản biện, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương, cua tỉnh về.tiếp tục triển khai việc thực hiện QCDC, tổ chức kiện toàn các ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư của cộng đồng, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động. Tập trung giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, chương trình xây dựng NTM, việc huy động các khoản thu đóng góp của dân xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống trong huyện, việc thực hiện chính sách xã hội ở địa phương. MTTQ thị xã nhiều năm nay đã duy trì, đưa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư “đi vào chiều sâu, tổ chức hướng dẫn cho các hộ gia đình, các khu dân cư đăng ký thực hiện. Ngoài ra MTTQ đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy và trực tiếp trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hịên các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tổ chức nhiều phong trào hoạt động ở địa phương thông qua các mô hình hoạt động có hiệu quả đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, được thể hiện qua các phong trào thi đua giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa gắn với nhiệm vụ và quyền lợi của đoàn viên, hội viên. Các hoạt động và phong trào thi đua đều gắn liền với nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
2.2.1.3. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở giúp đội ngũ cán bộ, công chức tự hoàn thiện mình và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới
Vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trong xây dựng NTM đã tạo nên sức sống mới trong đời sống kinh tế - xã hội ở thị xã Ngã Bảy đạt được kết quả đó thì không thể thiếu vai trò của người cán bộ cơ sở, là người trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Theo biên chế tổng số cán bộ, công chức cấp xã, phường ở thị xã Ngã Bảy có 130 người. Về trình độ văn hóa: THPT 130 người chiếm 100%. Về Trình độ chuyện môn: Tốt nghiệp sau Đại học 1 người, chiếm 0,77%, Đại học 114 người, chiếm 87,69%, Trung cấp 15 người, chiếm 11,54%. Về trình độ chính trị: Cao cấp 22 người, chiếm 16,92%, trung cấp 108 người, chiếm 83,08%. Nhìn chung, lực lượng cán bộ ở cơ sở có mặt bằng trình độ học vấn và trình độ chính trị khá so với các đơn vị trong tỉnh Hậu Giang, điều đó tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của thị xã Ngã Bảy hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình (46, tr. 53)
Về nhận thức: Được sự quán triệt chặt chẽ của Đảng bộ thị xã về Chỉ thị số 30-CT/TW - xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở, nên hầu hết mọi cán bộ đảng viên đều có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của QCDC trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo nên sự đồng tình, tin tưởng mạnh mẽ của nhân dân để hoàn thành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hầu hết mọi cán bộ đều xem những nội dung cơ bản về “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” của QCDC là phương châm hành động, là mục tiêu phấn đấu phải hoàn thành. Họ luôn nhận thức được rằng: Giữa việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở và xây dựng NTM có mối quan hệ biện chứng với nhau. QCDC nếu được phát huy cao độ sẽ tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các tiêu chí của NTM; góp phần làm cho nông thôn có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngược lại, công tác xây dựng NTM thực hiện tốt
sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với nhân dân; đồng thời, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, giám sát và góp ý cho cán bộ về phong cách, trách nhiệm, đạo đức, lối sống. Nhờ đó, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữ cán bộ với nhân dân và nhân dân với cán bộ ngày càng được tăng