Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang (Trang 39 - 47)

B. NỘI DUNG

2.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

Ở THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện Quy chế dân chủ cơ sởtrong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Ngã Bảy,tỉnh Hậu Giang trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Ngã Bảy,tỉnh Hậu Giang

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thị xã Ngã Bảy

Cách nay hơn 100 năm, thị xã Ngã Bảy là một vùng đầm lầy hoang vu, nơi sinh sống của những đàn voi hàng trăm con cùng với vùng đất bạt ngàn lau sậy. Chính vì vậy có người cho rằng “ Ngã Bảy xưa chính là Vương Quốc của loài Voi ”. Để mở mang phát triển kinh tế, đầu thế kỷ XX vùng đất này được khởi công đào kênh để khai hoang mở đất. Kênh đào đến đâu cư dân về sinh sống, lập nghiệp đến đó. Sau hơn 10 năm thi công đến đầu năm 1915, bảy nhánh sông được hình thành như dự kiến. Giao thông thuận lợi, nhất là đường thủy, từ Ngã Bảy có thể ngược lên Cần thơ đi Sài Gòn, xuôi xuống Sóc Trăng đi Bạc Liêu, Cà Mau, qua Kiên Giang, từ đó cư dân các nơi tập trung về đây sinh sống ngày càng đông đúc, cùng với sự trù phú về sản vật cây ăn trái, hàng nông sản…. đã hình thành một hình thức mua bán mang đậm nét sông nước là Chợ Nổi. Chợ Nổi trên sông kết hợp chợ truyền thống trên bờ đã nhanh chóng trở thành địa điểm giao thương nổi tiếng khắp Nam kỳ Lục tỉnh.

Cùng với bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, cánh đồng lau sậy ngày nào giờ trở thành đô thị trù phú, năng động, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc do bàn tay siêng năng cần cù, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Những cư dân đầu tiên đến đây đã ra sức lao động, kiên trì biến cánh đồng lau sậy thành những vườn cam trĩu quả, bến sông bên lở, bên bồi ngày nào giờ trở thành bờ kè thẳng tấp, khang trang, sạch đẹp, những căn nhà xiêu vẹo ven sông nay trở thành phố sá sầm uất, khang trang trên 07 dòng sông, mang dấu ấn của đô thị vùng sông nước.

Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Đảng bộ bước vào chặng đường xây dựng và kiến thiết quê hương, kinh tế phát triển toàn diện, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư, đời sống Nhân dân được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể quần chúng có sự đổi mới và tiến bộ.

Để tạo điều kiện cho Ngã Bảy phát triển và theo nguyện vọng của Nhân dân ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định chia tách huyện Phụng Hiệp thành 2 đơn vị hành chính là huyện Phụng Hiệp và thị xã Tân Hiệp; đến năm 2006 thị xã Tân Hiệp được đổi tên thành thị xã Ngã Bảy.

Thị xã với diện tích tự nhiên 7.851,88 ha; tổng dân số 60.306 người với 15.073 hộ dân; có 06 đơn vị hành chính gồm 03 phường và 03 xã với 41 ấp, khu vực. Thị xã có vai trò, vị trí về đối nội là động lực phát triển cho các huyện phía Đông Bắc, chi phối trực tiếp đến các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A. Về đối ngoại là cầu nối quan trọng giữa vùng Tây Nam sông Hậu và bắc bán đảo Cà Mau, nằm trên 7 nhánh sông lớn, có tuyến Quốc lộ 1A và Quản Lộ - Phụng Hiệp đi qua nối liền Ngã Bảy với hai khu đô thị lớn là thành phố Cần Thơ và Sóc Trăng. Thị xã Ngã Bảy cách Khu công nghiệp Nam Sông Hậu và cảng Cái Cui 15 km nên có vị trí thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp; có điều kiện mở rộng các mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi khoa học kỹ thuật, thương mại, du lịch, đầu tư với các đô thị lớn trong vùng (39; tr. 26).

Như vậy, tiền thân của thị xã Ngã Bảy là toàn bộ phần đô thị thuộc thị trấn Phụng Hiệp (cũ) và mở rộng về các xã. Thị xã Ngã Bảy là đô thị giữ vai trò tiểu vùng phía Đông Bắc của tỉnh Hậu Giang, với vị trí chiến lược nằm trên Quốc lộ 1A nối thành phố Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, là điểm khởi đầu của tuyến đường Quản Lộ đi Cà Mau, là đầu mối quy tụ 07 nhánh kênh lớn có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế đường thủy.

+ Đông giáp huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

+ Tây và Nam giáp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. + Bắc giáp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Về mặt vị trí địa lý: Do nằm trong vùng Tây Sông Hậu ít bị ảnh hưởng ngập lũ, kế cận với thành phố Cần Thơ (trung tâm động lực phát triển kinh tế- xã hội và khoa học, công nghệ của vùng ĐBSCL; trên trục Quốc lộ 1A và đặc biệt là nơi giao nhau của 7 nhánh sông rạch lớn, trong đó có những tuyến đường thủy quốc gia huyết mạch, nên Ngã Bảy có nhiều thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại- dịch vụ mang tính chất vùng, vai trò của thị xã được thể hiện:

Thị xã Ngã Bảy có vị trí quan trọng về kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, là động lực phát triển cho các huyện phía Đông Bắc, trong đó chi phối trực tiếp đến các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A. Đồng thời là cầu nối giữa vùng Tây nam Sông Hậu và bắc bán đảo Cà Mau, là đầu mối quan trọng giữa Cần Thơ- Hậu Giang- Sóc Trăng- Bạc Liêu. Đô thị Ngã Bảy là điểm gắn kết trung chuyển giữa vùng Tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau qua hệ thống giao thông thuỷ bộ quốc gia như Quốc lộ 1A, Quản Lộ- Phụng Hiệp, Cái Côn, Mái Dầm …

Thị xã Ngã Bảy có 6 đơn vị hành chính gồm 3 phường: Ngã Bảy, Lái Hiếu, Hiệp Thành và 3 xã Tân Thành, Đại Thành, Hiệp Lợi, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 78,5188 km2. Trong đó đất xây dựng đô thị khu vực nội thị hiện có: 2,473 km2 (bao gồm các loại đất: ở đô thị, đất công trình công cộng, đất cây xanh, TDTT, đất giao thông khu vực nội thị, diện tích sàn nhà ở bình quân nội thị (bao gồm dân số quy đổi): 15,41 m2 sàn/người (48; tr. 46) .

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của thị xã Ngã Bảy

Thị xã Ngã Bảy có lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đây là một trong những yếu tố quan trọng thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào địa bàn thị xã. Đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của toàn dân, nhiều chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã

hội đã đạt được ở mức khá cao.

Trong những năm qua, nhiều thành phần kinh tế đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Tạo ra bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của thị xã.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 16,65%, đạt 100,89% NQ (năm 2013 đạt 16,01%, năm 2011 đạt 16,8%). Trong đó khu vực I tăng 4,73% (năm 2013 đạt 4,85%, năm 2011 đạt 4,56%), khu vực II tăng 18,46% (năm 2013 đạt 13,35%, năm 2011 đạt 20,69%), khu vực III tăng 21,31% (năm 2013 đạt 21,69%, năm 2011 đạt 20,5%) (48, tr.43- 44) .

Qua kết quả trên cho thấy, cơ cấu kinh tế theo khối ngành có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, các ngành công nghiệp và dịch vụ đã tăng dần tỷ trọng trong lúc nông lâm thuỷ sản mặc dù vẫn là ngành quan trọng của nền kinh tế nhưng đã và đang giảm dần tỷ trọng trong GDP. Tuy nhiên, sự chuyển biến phần dịch vụ còn chậm, Ngã Bảy chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành dịch vụ.

Về Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua phát triển khá nhanh, đặc biệt là khu vực tư nhân, làm động lực quan trọng, quyết định tăng trưởng kinh tế. Xác định đúng vai trò, tầm quan trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế, đã luôn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo, tạo điều kiện tốt nhất để đầu tư phát triển.

Ngành công nghiệp chủ lực còn nhiều tiềm năng là chế biến lương thực- thực phẩm, nhất là chế biến thủy hải sản, lúa gạo, mía đường góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa, cơ cấu lao động và xuất khẩu.

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm hàng thủy sản chế biến đông lạnh, gạo, đường, hàng tiêu dùng, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất CN- TTCN theo giá cố định phân theo mã ngành mới năm 2013 đạt 218,26

tỷ đồng tăng 13,35% so với cùng kỳ, đạt 100,43% kế hoạch. Giá trị sản xuất CN- TTCN tính theo giá thực tế theo mã ngành mới đạt 613,36 tỷ đồng tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Về Thương mại - Dịch vụ và du lịch

Thị xã Ngã Bảy được xác định là trung tâm kinh tế thứ hai của tỉnh Hậu Giang với cơ cấu kinh tế là tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ, du lịch dự trên tiềm năng và thế mạnh của thị xã. Vì vậy, thị xã tập trung mời gọi đầu tư, năm 2013 công ty Sài gòn Coop đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Siêu thị Co.opmart Ngã Bảy, vốn đầu tư 25 tỷ đồng, thị xã đầu tư xây dựng chợ Hiệp Thành với số vốn đầu tư 2,8 triệu đồng, mở rộng chợ Tân Thành nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó chỉ đạo cho các Ban Quản lý chợ sắp xếp trật tự mua bán tại các chợ đảm bảo về an ninh, trật tự, an toàn giao thông và tăng cường kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ… cuối năm thị xã được tỉnh công nhận 03 chợ văn minh (chợ Tân Thành, Hiệp Thành, Hiệp Lợi).

Kế hoạch năm tiếp theo, tiếp tục đẩy mạnh mời gọi đầu tư mở rộng chợ Tân Thành, và xây dựng các khu dân cư thương mại, mở rộng Trung tâm thương mại Ngã Bảy, triển khai thực hiện dự án khôi phục chợ nổi Ngã Bảy…sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ bảo đảm thông thoáng, sạch đẹp. Tuyên truyền vận động các hộ tiểu thương xây dựng chợ văn minh. Liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh tiêu thụ hàng hóa nông sản, tạo cho Ngã Bảy trở thành chợ đầu mối về hàng nông sản và là điểm tập kết hàng hóa khác đi các tỉnh qua các Hội chợ triển lãm hàng năm.

Ngành du lịch có nhiều tiềm năng, là nơi hội tụ đầy đủ những nét đặc trưng của một miền sông nước, với chợ nổi, làng nghề truyền thống với những hương vị khó quên. Ngoài ra, còn có nhiều di tích lịch sử, khu bảo tồn sinh thái như di tích Khu căn cứ tỉnh ủy Cần thơ, Lung Ngọc hoàng, khu du lịch sinh thái Mùa Xuân có thể tạo thành chuổi liên kết du lịch sinh thái sông nước của Ngã Bảy.

Thị xã Ngã Bảy tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân và các doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư các điểm, cụm, tuyến du lịch ở những địa danh có khả năng thu hút khách bằng những cơ chế chính sách ưu đãi nhất. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch mang nét đặc thù sông nước gắn với vườn cây ăn quả, các làng nghề, các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống và dịch vụ thể thao để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; đầu tư nâng cấp xây dựng mới hệ thống nhà hàng, khách sạn, các tuyến đường dẫn đến khu du lịch; xây dựng ẩm thực đặc sản để khôi phục, phát triển thương hiệu “chợ nổi Ngã Bảy”; phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa mang nét đặc thù Ngã Bảy gắn kết với các địa điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Hậu Giang và các cụm du lịch của thành phố Cần Thơ, các tỉnh lân cận. Xây dựng Ngã Bảy thành một quần thể du lịch liên quan ở ĐBSCL, là đô thị dịch vụ du lịch đa dạng, có thương hiệu để thu hút khách trong và ngoài nước.

Về Nông nghiệp- Thủy sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng có sức cạnh ranh mạnh, đáp ứng nhu cầu thị trường thời kỳ hội nhập và xuất khẩu; đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, cật nuôi, phương thức sản xuất, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển thủy sản theo quy hoạch.

Ba năm qua, tình hình thời tiết khá thuận lợi, dịch bệnh không ảnh hưởng lớn nên sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển khá toàn diện, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn - thủy lợi được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực nông- lâm- ngư nghiệp năm 2011 tăng 4,56%, đến năm 2013 tăng 4,85%; cây lúa, mía, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi đều đạt và vượt kế hoạch hàng năm về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng, nhờ triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước,

Đề án cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển các mô hình làm ăn tập thể, các mối liên kết sản xuất; bước đầu đã triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lúa, mía; Riêng, diện tích lúa cả năm 2013 giảm so với năm 2011 là 1.794 ha chuyển qua trồng cây ăn trái đem lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt trái Cam Sành tập trung chủ yếu xã Đại Thành, Tân Thành, đã xây dựng nhãn hiệu độc quyền “Cam Sành Ngã Bảy” (48, tr. 61).

Thị xã đã hoàn thành quy hoạch các khu vực sản xuất tập trung theo hướng chuyên canh các sản phẩm chất lượng cao: Lúa, cây ăn trái, mía nguyên liệu, rau sạch, nuôi thủy sản gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu:

Sản xuất lúa: Diện tích trồng lúa ổn định 6.800-7.000 ha có điều kiện tưới tiêu chủ động, năng suất bình quân đạt 5-6 tấn/ha/vụ, chủ yếu lúa đặc sản, chất lượng cao để xuất khẩu sang các nước có nhu cầu về phẩm chất gạo.

Thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản trên 1.000ha, các sản phẩm thủy sản chủ yếu là: cá tra, tôm càng xanh. Tiềm năng đất, nước về nuôi thủy sản rất lớn và thuận lợi, đặc biệt là cá da trơn.

Cây ăn trái đặc sản: Đã hình thành một số vùng trồng tập trung cây ăn quả nhiệt đới trên 2.000 ha, sản lượng 15.5000 tấn/năm với các giống cây ăn trái đã được cải thiện, có ngồn gen quý hiếm như: Cam, quýt, bưởi, nhãn, xoài.

Cây mía: Diện tích ổn định 1.100 ha, đã xây dựng vùng mía nguyên liệu tập trung ở 2 phường Hiệp Thành và Lái Hiếu, diện tích 800 ha giống mới năng suất chữ dưỡng cao. Ngoài ra, Thị xã có số lượng đàn gia súc với quy mô khoảng 25.000 con, đàn gia cầm 250.000 con; cải thiện đàn giống và chăn nuôi theo hướng công nghiệp để chuẩn bị cho bước phát triển ngành chế biến thịt, đồ hộp xuất khẩu nhằm tăng nhanh nguồn thực phẩm có giá trị này của địa phương.

Các nguồn nông sản quý giá trên đây hiện nay chủ yếu cung cấp khối lượng nguyên liệu khá lớn và quan trọng cho công nghiệp chế biến tại tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh (48, tr. 72).

2.1.3. Điều kiện văn hóa- xã hội

Tổng dân số thường trú cuối năm 2013 của thị xã là: 60.203 người, Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang (Trang 39 - 47)