B. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Long và Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long
2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Long và Bảo hiểm xã hộitỉnh Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long
2.1.1. Về vị trí, địa lý, điều kiện tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vĩ tuyến từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ vĩ Bắc, kinh tuyến 105041’18’’ đến 106017’03’’ kinh Đông. Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Tỉnh Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Bắc theo quốc lộ 1A, phía Nam cách thành phố Cần Thơ 33 km theo quốc lộ 1A. Tổng diện tích toàn tỉnh là 1.487 km2; theo niên giám thống kê năm 2015 thì dân số 1.045.037 người, gồm người Kinh chiếm khoảng 97,3%, các dân tộc khác chiếm 2,7% (người Khmer 21.820 người, chiếm gần 2,1%, người Hoa 4.879 người và các dân tộc khác 216 người) cùng làm ăn và sinh sống.
Vĩnh Long không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam, Đông Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên nhiều cù lao lớn nhỏ: cù lao An Bình, Bình Hoà Phước, Đồng Phú, Quới Thiện (sông Cổ Chiên), Lục Sỹ Thành (sông Hậu),…Đây là những vùng trồng cây ăn trái đặc sản trù phú, dân cư đông đúc, giàu có.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường). Diện tích trồng lúa và cây ăn trái gần 114.528 ha.
Bảng 2.1. Đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Long, năm 2015
Số TT Đơn vị hành chính Dân số (người) Nữ (người) Ghi chú 1 Thành phố Vĩnh Long 142.001 73.605 2 Huyện Long Hồ 163.643 83.467 3 Huyện Mang Thít 100.590 50.575 4 Huyện Vũng Liêm 161.604 82.222 5 Huyện Tam Bình 155.823 78.558 6 Thị xã Bình Minh 89.397 45.077 7 Huyện Trà Ôn 136.492 69.035 8 Huyện Bình Tân 95.487 47.643 Cộng 1.045.037 530.182
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2015
Khí hậu ôn hoà và đất đai màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng nổi tiếng như: bưởi Năm Roi, Cam, Quýt, Nhãn, Xoài, Chôm Chôm, Sầu Riêng, Măng Cụt... và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như Tôm Càng Xanh và các loại cá da trơn.
Vĩnh Long còn được biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như gạch, ngói, gốm, thêu đan, dệt chiếu... sản phẩm đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính. Chương trình du lịch “Đi trong màu xanh Đồng Bằng” mang nét độc đáo của vùng sông nước và sinh thái miệt vườn, đã mang lại những điều lý thú và bổ ích đối với du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
Là một tỉnh thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư và còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nguồn nhân lực dồi dào và tay nghề cao, có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động và sản xuất, Vĩnh Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác sản xuất và kinh doanh trên tinh thần các bên cùng có lợi. Cùng với cả nước, Vĩnh Long đã và đang nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có, quyết tâm biến mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.2. Về kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện kinh tế - xã hội trong nước vẫn còn những khó khăn, những tác động do thiên tai,…; kinh tế tăng trưởng chậm, chưa thật sự ổn định. Trong tỉnh, những diễn biến của khô hạn, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của một bộ phân nhân dân, nhất là sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương chủ động triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống, ứng phó với hạn, mặn xâm nhập; chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X; tập trung triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội, phát triển doanh nghiệp, về đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công,…; đồng thời, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nền kinh tế - xã hội trong năm 2016 đạt được những kết quả như sau: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2016 ước đạt 31.698 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch 2016 tăng 7,2%); trong đó, giá trị tăng thêm khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt 9.055,6 tỷ
đồng; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 7.246,5 tỷ đồng và khu vực dịch vụ đạt 13.806 tỷ đồng [45, tr. 4].
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cả năm là 5.623 tỷ đồng, đạt 110,69% dự toán năm và tăng 16,64% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nội địa đạt 3.271 tỷ đồng, đạt 109,18% dự toán năm; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 1.170 tỷ đồng, đạt 100% dự toán năm, bằng 86,52% so với cùng kỳ; thu từ nguồn xổ số kiến thiết là 1.182 tỷ đồng, đạt 131,34% dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực cả năm 2016 là 6.733 tỷ đồng, đạt 106,58% dự toán năm, trong đó tổng chi cân đối ngân sách địa phương 5.783 tỷ đồng, đạt 107,74% dự toán Hội đồng nhân dân giao và chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết ước 900 tỷ đồng, đạt 100% dự toán giao (tăng 1,33% so với cùng kỳ năm 2015) [45, tr. 3].
Xây dựng nông thôn mới: Việc đẩy mạnh cuộc vận động “Vĩnh Long chung sức xây dựng nông thôn mới”, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm giúp các xã sớm đạt và nâng cao chất lượng các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí về thu nhập, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực trong xã hội, lồng ghép phân bổ các nguồn vốn đầu tư đảm bảo đủ vốn thực hiện hoàn thành các tiêu chí (giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa,…).
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Do các cấp, các ngành tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển, đẩy mạnh phối hợp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã giúp sản xuất công nghiệp của tỉnh có những bước phát triển tích cực; trong đó, nhiều dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất thuộc các ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, sản xuất giày da, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,… đi vào hoạt động có đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh. Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất trong năm tăng cao so cùng kỳ năm 2015 như: cát tự nhiên các loại tăng 100,95%; thuốc lá có đầu lọc tăng 133,81%; giày dép thể thao tăng 132,13%; sản phẩm bằng vật liệu tết bện tăng 200,82%; tàu thuyền các
loại tăng 146,43%. Phát triển khu, cụm, tuyến công nghiệp: Các doanh nghiệp trong khu, tuyến công nghiệp tiếp tục hoạt động ổn định, sản xuất tăng trưởng khá. So với cùng kỳ năm 2015, giá trị sản xuất đạt 11.608,49 tỷ đồng, tăng 21,6%; xuất khẩu đạt 238,23 triệu USD, tăng 9,09% [45, tr. 7].
Các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ doanh nghiệp Tỉnh đã tổ chức tiếp xúc, làm việc với 46 lượt nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu chính sách đầu tư, hợp tác đầu tư, trong đó có 21 lượt nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả, có 11 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và 01 dự án được cấp chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký 3.074 tỷ đồng, trong đó có 08 dự án FDI với vốn đăng ký 138,17 triệu USD [45, tr. 8].
Phát triển kinh tế nhiều thành phần: Do nền kinh tế phục hồi chậm, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tuy tăng hơn cùng kỳ 2015 nhưng chỉ đạt 212 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 961 tỷ đồng; có 31 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; 39 doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng số đến nay, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động là 4.228 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 19.930 tỷ đồng [ 45, tr. 8].
Về an sinh xã hội: Lao động có chuyên môn kỷ thuật đến năm 2016 đạt 60,74%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 39,31%, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%. Giảm hộ nghèo bình quân hàng năm được 1,56%, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo 4,78% (theo tiêu chí tiếp cận đa chiều). Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tiến bộ rõ rệt; chất lượng khám chữa bệnh được củng cố, nâng cao ở cả ba tuyến; nhiều kỹ thuật mới về lâm sàng, cận lâm sàng được áp dụng hiệu quả ở Bệnh viện đa khoa tỉnh, giảm được số ca chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và liên huyện được tiếp tục được đầu tư trang thiết bị hiện đại, hết năm 2016 có có 98% xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 100% có
bác sĩ làm việc. Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người có công, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi..
2.1.3. Khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1995. Trong suốt hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của BHXH Việt Nam, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự hỗ trợ của các ngành và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ, công chức viên chức trong ngành, BHXH Vĩnh Long đã từng bước trưởng thành, khẳng định được vai trò, vị trí của mình; đã tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT đạt hiệu quả trong thực tế, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh Vĩnh Long, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH Việt Nam; chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh. BHXH tỉnh Vĩnh Long có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long gồm: Ban Giám đốc; 11 phòng chuyên môn nghiệp vụ: Văn phòng, Phòng Chế độ BHXH; Phòng Giám định BHYT; Phòng Quản lý thu; Phòng Khai thác và thu nợ; Phòng Cấp sổ, thẻ; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Kế hoạch- Tài chính; Phòng Thanh tra- Kiểm tra; Phòng Công nghệ thông tin; Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục
hành chính và 08 cơ quan BHXH cấp huyện; gồm có: BHXH Thành phố Vĩnh Long; BHXH Thị xã Bình Minh và 06 đơn vị BHXH huyện bao gồm: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Tân. BHXH cấp huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý thu, chi BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện, theo phân cấp của BHXH tỉnh và quy định của pháp luật. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND huyện. BHXH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long:
Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
Bảo hiểm xã hội tỉnh còn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể như: Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHTN, BHYT. Thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá nhân tham gia; từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH, BHTN, BHYT đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động; Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu và đại lý chi các chế độ BHXH, BHTN theo quy định; Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông về BHXH, BHYT, BHTN; Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định; Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo
quy định; Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh; kiểm tra, xác định chi phí khám, chữa bệnh BHYT, bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT; Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn theo quy định.
Tham gia phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn xây dựng nhu cầu, đồng thời thẩm định và tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc; giám sát việc thực hiện kế hoạch thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo Danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc thuộc lĩnh vực BHYT do BHXH Việt Nam thực hiện theo quy định. Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác pháp chế và công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008trong thực hiện nhiệm vụ. Quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT theo quy định. Tổ chức đào tạo,