B. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về trường Cao đẳng y tế Cà Mau
2.1.1. Lịch sử hình thành của nhà trường
Thành lập từ năm 1997 (năm vừa tách tỉnh), Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Y tế (nay là Trường Cao đẳng y tế Cà Mau) có nhiệm vụ đào tạo về y học cơ sở lâm sàng, dược và đông y, y học cơ bản, sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình và điều dưỡng. Đồng thời tham mưu cho Sở y tế về công tác đào tạo bồi dưỡng quản lý các chương trình y tế quốc gia, thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe gia đình và bồi dưỡng các chuyên khoa, cận lâm sàng, cán bộ phục vụ cho sản xuất thuốc và các quầy bán thuốc. Ngoài ra trung tâm còn liên kết với các trường, các trung tâm ngoài tỉnh để đào tạo cán bộ trong ngành. Đồng thời xây dựng kế hoạch, kinh phí đào tạo cho từng loại hình đào tạo, tham gia nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng. Đến năm 1998, Trung tâm lại được giao thêm nhiệm vụ đào tạo hệ trung cấp điều dưỡng, dược tá. Trụ sở chính mượn một góc của khoa dược bệnh viện Cà Mau, đội ngũ thầy cô giáo là 9 người (01 đảng viên). Đào tạo 120 dược tá, liên kết với trường trung cấp y tế Bạc liêu mở thêm được 2 lớp trung cấp điều dưỡng.
Được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp 17.000m2 đất ruộng tại đây, không có đường đi vào việc xây dựng gặp rất nhiều khó khăn mùa mưa thầy và trò phải đi vào đây bằng xuồng nhưng với sự quyết tâm cao của Ban giám hiệu và toàn thể thầy cô giáo vừa giảng dạy vừa xây dựng, đến cuối năm 1999 Trường Trung học y tế Cà Mau được thành lập, có 10 phòng học lý thuyết, 8 phòng thực hành, toàn trường có 34 thầy cô giáo và cán bộ viên chức, chi bộ đảng nhà trường được thành lập với 5 đảng viên. Trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy cô giáo chỉ có
01 Bác sỹ chuyên khoa I, và 1thạc sĩ là thạc sỹ y khoa đầu tiên ở Cà Mau. Đào tạo trung cấp điều dưỡng, y sỹ, hộ sinh trung học, dược sỹ trung học, dược tá. Hiện nay, Trường Cao đẳng y tế Cà Mau là một đơn vị sự nghiệp chuyên đào tạo cán bộ y tế cho tỉnh, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức hoạt động tập trung trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm có 3 khoa: khoa cơ bản, khoa y, khoa dược, 4 phòng: Phòng Tổ chức – Hành chính, phòng quản lý sinh viên, phòng đào tạo, phòng khoa học và đảm bảo chất lượng, với gần 100 cán bộ, giảng viên đang phục vụ, công tác tại trường. Trường có diện tích khoảng 17 nghìn m2, 15 phòng học, 8 phòng thực hành cùng với số lượng gần 3.000 nghìn sinh viên đang theo học mỗi năm.
2.1.2. Tình hình giáo dục và lực lượng sinh viên trường Cao đẳng y tế Cà Mau
Trong những năm qua, sinh viên Trường Cao đẳng y tế Cà Mau là lực lượng lao động trẻ luôn xung kích góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tỉnh nhà. Họ ngày càng lớn mạnh toàn diện cả về chất lượng và số lượng, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của quê hương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh và quá trình hội nhập quốc tế. Sinh viên ngành y là nhóm người đang chuẩn bị cho hoạt động lao động cứu người, đã trưởng thành về mặt nhân cách, có sự phát triển về tự ý thức, đang trong quá trình học tập và tiếp thu tri thức, kỹ năng nghề nghiệp. Hơn thế, ở lứa tuổi sinh viên đó là sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, những ước mơ, hoài bảo tốt đẹp. Đối với sinh viên ngành y có sự khác biệt so với những sinh viên ngành khác, sinh viên phải vừa học vừa đi lâm sàng nên rất vất vả, không có nhiều thời gian để có thể tham gia những hoạt động trong nhà trường nên công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn.
Qua khảo sát cho thấy sinh viên vẫn còn vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường.Trong đó, đặc biệt là tình trạng sinh viên mất trật tự, làm việc riêng
trong giờ học, giờ thực tập và tự học chiếm tỉ lệ khá cao 22,7%, tỉ lệ sinh viên đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép chiếm 15,2%; tình trạng sinh viên vô lễ với thầy, cô giáo và cán bộ, viên chức nhà trường vẫn còn diễn ra chiếm 0,87%; tình trạng học hộ hoặc nhờ người khác học hộ 1,54%; thi, kiểm tra hộ, hoặc nhờ thi, kiểm tra hộ; làm hộ, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp 2,88%; mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng 2,6%; không đóng học phí đúng quy định và quá thời hạn được trường cho phép hoãn 10,5%; làm hư hỏng tài sản trong kí túc xá và các tài sản khác của trường 03,%; chơi cờ bạc dưới mọi hình thức 0,23%; đánh nhau gây thương tích, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau 0,2%; vi phạm các quy định về an toàn giao thông 3,96% (Phụ lục). Qua đó, cho thấy tình trạng sinh viên vi phạm quy chế vẫn còn đáng lo ngại, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên cần được đẩy mạnh và nâng cao để góp phần hình thành cho sinh viên nhân cách cao đẹp, một cán bộ y tế trong tương lai vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên.
Thời gian qua tình hình giáo dục của nhà trường đã có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng lẫn số lượng. Năm 1997 trường chỉ có đào tạo có 120 dược tá chỉ với 9 giáo viên, hiện nay số lượng gần 3000 sinh viên, với gần 100 cán bộ, giáo viên, viên chức.
Sinh viên Trường Cao đẳng y tế Cà Mau có tinh thần, thái độ học tập tốt, đa số các em đều tích cực học tập, chăm chỉ. Điều này được thể hiện cụ thể qua kết quả học tập vào cuối năm:
KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CÀ MAU TỪ NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐẾN NĂM HỌC 2016 - 2017
Năm học Tổng số SV
Học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Kém SL TL SL TL SL TL SL TL 2013-2014 2556 121 4,7 1276 49,9 945 37 214 8,4 2014-2015 2307 119 5,2 1196 51,8 863 37,4 129 5,6 2015-2016 2343 138 5,9 1205 51,4 847 36,2 153 6,5 2016-2017 2978 263 8,8 1645 55,2 947 31,8 123 4,1
Nguồn của Trường Cao đẳng y tế Cà Mau – Phòng đào tạo) Chú thích: SL: Số lượng (đơn vị: người.)
TL: Tỉ lệ (đơn vị:%).
Nhìn vào số liệu thể hiện trên bảng số liệu trên, cho thấy kết quả học tập của sinh viên của trường tương đối cao, tỉ lệ sinh viên khá giỏi chiếm hơn 50%, trung bình chiếm hơn 30%, còn lại là yếu kém qua các năm học. Cụ thể: Năm học 2013-2014 tỉ lệ sinh viên giỏi chiếm 4,7%, khá chiếm 49,9%, trung bình chiếm 37%, yếu kém là 8,4%; năm 2014-2015 tỉ lệ sinh viên giỏi chiếm 5,2% tăng 0,5% so với năm học 2013-2014, khá chiếm 51,8% tăng 1,9% so với năm học 2013-2014, trung bình chiếm 37,4%, tăng 0,4%, yếu kém 5,6% giảm 2,8%. So với năm học 2014-2015, năm học 2015-2016 tỉ lệ sinh viên đạt loại giỏi chiếm 5,9% tăng 0,7%, khá chiếm 51,4 giảm 0,4%, trung bình là 36,2% giảm 1,2%, yếu kém tăng 0,9%. So với năm 2013-2014, năm học 2016-2017 tỉ lệ sinh viên giỏi chiếm 8,8% tăng 4,1%, khá chiếm 55,2% tăng 5,3%, trung bình chiếm 31,8% giảm 5,2%, yếu kém giảm 4,3%.
Nhìn chung, kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đẳng y tế Cà Mau là tương đối tốt, nhưng vẫn còn bộ phận có kết quả học tập thấp kém. Điều này đặt ra những lo lắng về chất lượng nhân lực trẻ của đất nước thiếu kiến thức để vận dụng vào công việc, vào những lĩnh vực, ngành nghề có liên quan đến các tri thức cơ bản và cần thiết, đặc biệt là đối với sinh viên ngành y, một ngành quan trọng liên quan đến tính mạng con người. Vấn đề này đặt ra cho xã hội một thách thức lớn về tuyển dụng việc làm và đảm bảo chất lượng.
Điểm rèn luyện của sinh viên Trường Cao đẳng y tế Cà Mau hiện nay nhìn chung có chuyển biến tích cực. Cụ thể được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
KẾT QUẢ XẾP LOẠI RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ CÀ MAU TỪ NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐẾN NĂM HỌC 2016 – 2017 Năm học Tổng số sinh viên Điểm rèn luyện Xuất sắc Tốt Khá TB - Khá SL TL SL TL SL TL SL TL 2013-2014 2556 245 9,6 956 37,4 968 37,9 387 15, 1 2014-2015 2307 312 13,5 1063 46,1 743 32,2 189 8,2 2015-2016 2343 344 14,7 1196 51 698 29,8 105 4,5 2016-2017 2978 549 18,4 1359 45,6 781 26,3 289 9,7
Nguồn của Trường Cao đẳng y tế Cà Mau – Phòng đào tạo) Chú thích: SL: Số lượng (đơn vị: người.)
TL: Tỉ lệ (đơn vị:%).
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng, nhìn chung điểm rèn luyện của sinh viên Trường Cao đẳng y tế Cà Mau hiện nay chuyển biến tích cực, tỉ lệ điểm rèn luyện loại xuất sắc và tốt chiếm gần 50%, khá chiếm gần 30%, còn lại là Trung bình –khá, không có sinh viên xếp loại trung bình, yếu, kém. Trong đó:
+ Năm học 2013 – 2014: điểm rèn luyện xếp loại xuất sắc đạt 9,6%, tốt 37,4%, khá 37,9%, trung bình khá 15,1%.
+ Năm học 2014 – 2015: điểm rèn luyện xếp loại xuất sắc đạt 13,5%, tốt đạt 46,1%, khá đạt 32,2%, trung bình – khá đạt 8,2%.
+ Năm học 2015-2016: điểm rèn luyện xếp loại xuất sắc đạt 14,7%, tốt đạt 51%, khá đạt 29,8%, trung bình – khá đạt 4,5%.
+ Năm học 2016-2017: điểm rèn luyện xếp loại xuất sắc đạt 18,4%, tốt đạt 45,6%, khá đạt 26,3%, trung bình – khá đạt 9,7%.
Nhìn tổng thể, điểm rèn luyện xếp loại xuất sắc năm học 2016-2017 tăng so với năm học 2013-2014 tăng từ 9,6% lên 18,4% (tăng 8,8%), điểm rèn luyện xếp loại tốt tăng 37,4% lên 45,6% (tăng 8,2%), khá giảm từ 37,9% xuống 26,3% (giảm11,6%), loại trung bình – khá từ 15,1% giảm xuống 9,7% (giảm 5,4). Điểm rèn luyện thể hiện ý thức trách nhiệm của sinh viên trong việc học tập, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và các mặt khác của nhân cách. Mặt khác, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý sinh viên, trong nhà Trường. Đây là dấu hiệu tốt cần được phát huy, tuy nhiên, có thể thấy điểm rèn luyện luyện của sinh viên xếp loại xuất sắc chưa cao, xếp loại trung bình – khá giảm nhưng còn cao. Cho thấy một bộ phận sinh viên chưa nhận thức về quá trình rèn luyện và tu dưỡng bản thân.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên lĩnh vực học tập, sinh viên Trường Cao đẳng y tế Cà Mau nói riêng và tuổi trẻ Cà Mau nói chung cũng có những nét nổi bật khác như rất nhanh nhạy khi tiếp thu những tinh hoa, thành quả của hội nhập. Thanh niên – sinh viên Cà Mau đã và đang tiếp tục khẳng định là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng, phát huy vai trò xung kích tình nguyện trong các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai
đó” [35, tr.186]. Việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ có ý nghĩa quyết định
tương lai của đất nước “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[22, tr.17].