Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục chính trị,tư

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác GIÁO dục CHÍNH TRỊ,TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNGCAO ĐẲNG y tế cà MAU (Trang 68 - 83)

B. NỘI DUNG

3.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục chính trị,tư

nay

3.2.1. Tăng cường tổ chức quán triệt Nghị quyết,Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho sinh viên

Trong thời gian qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức triển khai, quán triệtNghị quyết,Chỉ thị của Đảng cho sinh viên; góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến sinh viên; kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là sinh viên và đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch.

Trong thời gian tới tiếp tục tổ chứchọc tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cho toàn thể đảng viên, nhân viên, viên chức, sinh viên trong nhà trường, mục đích để nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Qua đó, kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ học tập đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, củng cố niềm tin của sinh viên đối với Đảng.

Quán triệt thực hiện chỉ thị số 05 – CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Quán triệt, tổ chức học tập chuyên đề năm 2015 về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.Tiếp tục làm cho sinh viên nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xãhội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phổ biến chính sách pháp luật cho sinh viên như: luật kinh tế, luật nghĩa vụ quân sự, luật bảo hiểm xã hội, luật căn cước công dân, luật hộ tịch… Ngoài ra, có chương trình giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa được thực hiện thông qua các hình thức thảo luận, tọa đàm về các nội dung, các đề tài pháp luật; tổ chức nghe, nói chuyện chuyên đề pháp luật, xem phim, xem tiểu phẩm; tổ chức đi thực tế, dự phiên tòa; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, thi văn nghệ với chủ đề pháp luật, tổ chức giao lưu giữa các trường, các khoa, các lớp; thành lập các câu lạc bộ pháp luật, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ theo chủ đề pháp luật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cộng đồng; tổ chức phong trào thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ pháp luật... Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến sinh viên; kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc của cán

bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch.

3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đảm bảo các điều kiện vật chất cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị

Đội ngũ cán bộ, giảng viên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục và là người truyền đạt tri thức khoa học kĩ thuật, phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi bảo đảm cho các em làm chủ và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó. Hơn thế, cán bộ, giảng viên còn đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, dạy chữ lẫn dạy người, đặc biệt là đối với cán bộ,giảng viên dạy các môn khoa học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi đây là môn học góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh cho sinh viên, bằng những kiến thức sâu rộng về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn những vấn đề đang xảy ra trong thực tiễn cuộc sống, giúp các em biết phân biệt lẽ phải, trái; biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha, hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời; có ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật. Từ đó, định hướng cho sinh viên đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái. Trong giai đoạn hiện nay, trình độ hiểu biết của sinh viên ngày càng cao, đặc biệt sinh viên có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin phong phú, đa dạng nên hiểu biết của sinh viên về mọi mặt ngày càng cao. Trong quá trình ấy, đòi hỏi người giảng viên lý luận chính trị cũng cần phải có kiến thức tổng quát, sâu rộng về nhiều mặt, ngoài ra cần có phương pháp giảng dạy khoa học, thuyết phục hơn. Vì thế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu quan trọng và cấp thiết đang đặt

ra.Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần:

Thứ nhất, giảng viên lý luận chính trị phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt.

Phẩm chất chính trị trước hết được thể hiện ở sự trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Phải có bản lĩnh trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, xuyên tạc, chống đối của các thế lực thù địch. Phẩm chất chính trị còn thể hiện ở việc người giảng viên lý luận chính trị phải rèn luyện để có phẩm chất đạo đức trong sáng, thái độ khách quan, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị phải giỏi về khoa học chuyên ngành, tinh thông nghiệp vụ sư phạm, có năng lực thực tiễn, có kiến thức, kỷ năng, áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực, các phương tiện giảng dạy hiện đại, đáp ứng đòi hỏi của quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có phẩm chất đạo đức, lối sống gương mẫu, tạo sức hút và khả năng cảm hóa học viên học tập và làm theo. Đồng thời đào sâu nghiên cứu những thành tựu mới của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, vận dụng vào chương trình, giáo trình và bài giảng trên lớp nhằm trang bị, củng cố một cách thuyết phục thế giới quan và nhân sinh quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến các đối tượng người học

Thứ hai, giảng viên lý luận chính trị phải có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy và thường xuyên được cập nhật nâng cao kiến thức

Giảng viên lý luận chính trị phải thật sự là người tâm huyết với nghề nghiệp, thường xuyên cập nhật tri thức, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để có tầm hiểu biết rộng, có thể luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn cuộc sống đang đặt ra. Do vậy, phải chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức,

năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên, nội dung bồi dưỡng phải toàn diện mang tính hệ thống bao gồm kiến thức chung, kiến thức lý luận chính trị, kỹ năng, phương pháp sư phạm; trình độ tin học, ngoại ngữ, thông qua các hình thức đa dạng, linh hoạt như mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị chuyên môn và chuyên đề, hội thi giảng viên dạy giỏi các cấp…Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giảng viên lý luận chính trị là phải có kỹ năng sư phạm, biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy một cách phù hợp nhằm bổ sung và làm phong phú thêm những nội dung của bài giảng, thay đổi cách học và phương pháp học, tạo sự hứng thú của sinh viên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo sinh viên.

Thứ ba, giảng viên lý luận chính trị phải có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu khoa học.

Đối với giảng viên, không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy mà phải tích cực kết hợp với công tác nghiên cứu khoa học để làm giàu thêm vốn tri thức lý luận, tăng thêm kiến thức thực tiễn. Nhờ đó, giảng viên trưởng thành, tự tin hơn vào bài giảng, tạo thêm động lực, nguồn cảm hứng mới cho chính bản thân họ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận.

Nghiên cứu khoa học là động lực thúc đẩy sự say mê nghề nghiệp, giúp cho giảng viên làm chủ được tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ, sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào bài giảng cũng như thực tiễn cuộc sống. Mỗi bài viết, mỗi vấn đề nghiên cứu đòi hỏi giảng viên phải xây dựng đề cương, đọc những tài liệu liên quan... Vì thế, giảng viên có quá trình tích luỹ về lượng để biến đổi về chất; tri thức ngày càng được mở rộng và chuyên sâu. Giảng viên sẽ thực sự chủ động trước mọi vấn đề đặt ra và sẽ kết hợp tốt, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong mỗi giờ giảng để nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, đó

cũng chính là hình thức tự học tập, nghiên cứu tốt nhất góp phần nâng cao hiệu quả công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, giảng viên lý luận chính trị phải am hiểu thực tiễn xã hội.

Giảng dạy các môn lý luận chính trị nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn, cập nhật thông tin kinh tế-xã hội có liên quan. Để bài giảng sinh động,giàu sức thuyết phục, giảng viên cần phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước, của địa phương, của các đối tượng sinh viên. Sự liên hệ này tuỳ thuộc vào phương pháp của giảng viên, có thể giảng viên tự liên hệ trong bài giảng và giúp cho sinh viên thấy được sự thể hiện trong thực tế cuộc sống hoặc giảng viên có thể gợi mở, đàm thoại với sinh viên, dẫn ra những thực tiễn của địa phương, đất nước, từ đó khái quát làm sáng tỏ về mặt lý luận.

Người giảng viên dạy lý luận chính trị phải chuyển từ vai trò của người đơn thuần truyền thụ kiến thức sang vai trò của người hướng dẫn, hỗ trợ và cố vấn cho người học. Bản thân giảng viên phải nỗ lực không ngừng, phải thấu hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhiệm, luôn tìm tòi sáng tạo, áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại từ thực tiễn cuộc sống vào quá trình giảng dạy để bài giảng có sức hấp dẫn và hiệu quả nhất.

Cần đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị bằng cách nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị. Lấy người học làm trung tâm, sinh viên là người chủ động tiếp thu tri thức, chứ không phải thụ động theo kiểu thầy giảng trò ghi, hạn chế kiểu dạy đem lý luận khô khan nhồi nhét vào óc sinh viên. Cần gợi mở để sinh viên tìm đọc tài liệu, hiểu vấn đề, mở mang kiến thức. Phải tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên say mê nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ về môn học.

Đổi mới phương pháp dạy học lý luận chính trị theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học. Tính sáng tạo, chủ động tích cực của người học là nhân tố quyết định kết quả học tập. Có năng động sáng tạo trong học tập

thì khi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng mới đáp ứng kịp những đổi thay nhanh chóng của xã hội, của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay.

Thứ năm, giảng viên lý luận chính trị phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiên cứu, giảng dạy.

Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy để nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lương đào tạo là nhiệm vụ thường xuyên của giảng viên lý luận chính trị. Có trách nhiệm thực hiện khi được cơ sở cử đi đào tạo, bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn, học vị đạt chuẩn. Giảng viên lý luận chính trị phải nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ trong công tác nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu mới và giao lưu, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học.

Tri thức lý luận chính trị có tầm quan trọng đặc biệt, bởi đó là hệ thống tri thức về quá trình xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong các giai đoạn cách mạng khác nhau, phản ánh một cách rõ nét sự vận động liên tục trong tư duy chiến lược của Đảng và Nhà nước; khả năng thích ứng trong các hoàn cảnh, đặc biệt là nghệ thuật lãnh đạo chính trị, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư duy lý luận của Đảng luôn được bổ sung và phát triển cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của thực tiễn khách quan, các luận điểm mới của Đảng đã được nghiên cứu kết luận bổ sung làm rõ, đòi hỏi giảng viên lý luận chính trị phải thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật để bài giảng có “hơi thở” của cuộc sống. Nhiệm vụ của người giảng viên lý luận chính trị không chỉ trình bày những vấn đề lý luận máy móc, đơn thuần mà phải “thổi hồn” vào bài giảng, làm cho mỗi giờ học trở nên sống động, khơi dậy trong học viên niềm tin vào con đường mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn.

3.2.3. Xây dựng tổ chức đoàn thể thực sự vững mạnh, đi đôi với việc tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh để giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Ngày nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ một vai trò rất quan trọng, là nồng cốt, là hạt nhân của phong trào thanh niên, sinh viên. Vì thế, cần phải tăng cường, củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn và phong trào Đoàn vững mạnh cả về tư tưởng chính trị và tổ chức, phương thức hoạt động nhằm đoàn kết, lôi kéo mọi thanh niên, sinh viên tham gia học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện đạo đức. Hơn thế, cần đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của Đoàn và các phong trào Đoàn một cách đa dạng, phong phú, linh hoạt để thích ứng với điều kiện kinh tế đang phát triển ở nước ta hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ chặt

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác GIÁO dục CHÍNH TRỊ,TƯ TƯỞNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNGCAO ĐẲNG y tế cà MAU (Trang 68 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w