An Giang là tỉnh đầu nguồn sông tiền, thuộc vùng đất Tây Nam của Tổ quốc, là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ; phía Tây và phía Bắc giáp Campuchia, có vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh, diện tích tự nhiên 353.676 ha, trong đó có 297.872 ha đất sản xuất nông nghiệp. An Giang có vùng đồi núi thấp ở phía Tây, là tỉnh vừa có đồng bằng, vừa có miền núi, có đường biên giới dài 96,6 km, giáp với 02 tỉnh Tà - Keo và Kan - Đal của Vương quốc Campuchia và và là cửa ngõ thông thương với các nước bạn Campuchia, Lào, Thái Lan…; có 02 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường bộ Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), cửa khẩu đường thủy Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu), 02 cửa khẩu quốc gia là Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú).
Về địa giới hành chính: Tỉnh có 08 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố, với 156 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 18 xã biên giới, 35 xã khó khăn theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hiện có 12 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II.
Bảng 2.1. Đơn vị hành chính tỉnh An Giang năm 2016
TT Đơn vị hành chính (người)Dân số (người)Nữ Tôn giáo(người)
1 Thành phố Long Xuyên 286.024 146.107 247.619 2 Thành phố Châu Đốc 111.445 56.654 106.983 3 Thị xã Tân Châu 172.061 86.516 159.049 4 Huyện Châu Thành 170.650 85.629 166.572 5 Huyện Châu Phú 246.402 123.341 242.966 6 Huyện An Phú 179.666 90.406 170.363 7 Huyện Tịnh Biên 121.797 62.344 118.160
8 Huyện Tri Tôn 134.713 68.267 129.195
9 Huyện Thoại Sơn 181.947 91.464 170.784
10 Huyện Chợ Mới 347.481 173.906 328.333
11 Huyện Phú Tân 207.673 105.448 202.141
Tổng cộng 2.159.859 1.090.082 2.042.165
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh An Giang năm 2016.
Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2016 gần 2,16 triệu người (chiếm 2,4% dân số cả nước và chiếm gần 12,4% dân số vùng), đứng thứ 06 cả nước, với 04 dân tộc là Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Trong đó, dân tộc Kinh với gần 2,03 triệu người (chiếm trên 94,83% dân số toàn tỉnh); dân tộc Khmer có gần 86.600 người (chiếm 3,91%), dân tộc Chăm có trên 13.700 người (chiếm trên 0,62%), dân tộc Hoa gần 14.100 người (chiếm trên 0,64%). Bốn dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa tỉnh nhà. Mỗi dân tộc ở An Giang đều có tập quán truyền thống và nét văn hóa riêng góp phần tạo nên bản sắc đậm đà văn hóa dân tộc, tạo nên nét văn hóa riêng của người dân vùng đồng bằng Nam Bộ là
thật thà và mến khách. Tuy nhiên, ở mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa riêng, tạo nên những điểm riêng ở từng nơi của từng dân tộc. Chng hạn, đặc điểm riêng của người dân tộc Khmer ở An Giang sinh sống tập trung ở hai huyện miền núi, biên giới (Tịnh Biên, Tri Tôn), hầu hết theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Trong kháng chiến, nơi đây là căn cứ địa cách mạng, chịu nhiều thiệt hại do bị tàn phá của chiến tranh, bà con người dân tộc Khmer chịu nhiều mất mát về người và của. Đến chiến tranh biên giới Tây Nam (1979), bà con dân tộc Khmer phải di chuyển về tuyến sau, khi trở về quê hương sau chiến tranh, hầu hết nhà cửa, ruộng vườn, đất đai đã bị giặc tàn phá, xáo trộn, gây khó khăn cho đời sống. Thêm vào đó, trình độ dân trí của bà con Khmer còn thấp, với tập quán sống tập trung theo phum, sóc; chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và làm thuê mướn theo mùa vụ…đời sống vật chất và tinh thần của bà con còn thấp so với mặt bằng chung trong tỉnh. Và do trình độ sản xuất còn lạc hậu trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi (trồng trọt cây hàng năm trên vùng cao, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh) nên năng suất không cao, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh An Giang có nhiều tôn giáo, như: Phật giáo, Phật giáo Hòa hảo, Thiên Chúa giáo, Cao đài, Tin lành, Bửu Sơn Kỳ hương, Tứ Ân Hiếu nghĩa… Toàn tỉnh có 529 cơ sở thờ tự; 938 chức sắc, 3.359 chức việc; trên 200 cơ sở tín ngưỡng dân gian và hơn 100 cơ sở thờ tự có nguồn gốc tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận. Tỉnh An Giang có các trung tâm tôn giáo như: Văn phòng Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa hảo, trụ sở Tòa Giám mục Giáo phận Long Xuyên, Văn phòng Đạo Hội Tứ Ân Hiếu nghĩa, Văn phòng Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo). Cùng với đó là hệ thống các cơ sở thờ tự, như: Đền, đình, chùa, Thánh đường Hồi giáo… với 82 di tích được xếp hạng (02 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia, 52 di tích cấp tỉnh). An Giang còn được biết tới với
những địa danh nổi tiếng, như dãy Thất Sơn hùng vĩ, khu danh thắng núi Sam, đồi Tức Dụp…
An Giang có hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện; có nhiều di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia cùng nhiều lễ hội văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng. Đây là tiềm năng, lợi thế quan trọng để An Giang phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trong thời chống Mỹ, Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu là “lò” sản sinh lớp học sinh ngoan cường, chiến đấu công khai và khi bị lộ thì vào khu làm du kích. Những tên tuổi lớn của An Giang rất nhiều: Trần Văn Thành (Khởi nghĩa Bảy Thưa ở Láng Linh); Ngô Lợi (Lập đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa); Hội kín Phan Xích Long hình thành từ núi Cấm; Châu Văn Liêm (Người cộng sản đầu tiên của tỉnh); Nguyễn Chánh Sắt (Nhà văn, Nhà báo nổi tiếng); Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng; Thầy giảng Hồ Huệ Bá; Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Mai Văn Tạo….. Thời gian gần đây, An Giang lại nổi tiếng với khu tứ giác, gọi là tứ giác Long Xuyên, trung tâm sản xuất lúa gạo lớn nhất nước và cạnh đó là những kênh đào thoát lũ ra biển Tây. Điều cần nhấn mạnh là tính năng động trong sản xuất ở An Giang: Lao động dần dần có hàm lượng tri thức, kỹ năng mới kết hợp với truyền thống cũ, khoa học kỹ thuật được sử dụng mỗi ngày một rộng rãi hơn, thủy nông phát triển cần đổi vụ, chen vụ, nay là cánh đồng lớn.
Giai đoạn 2011 - 2015 bên cạnh những thuận lợi, An Giang cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức từ tình hình thế giới và trong nước, nhưng với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà đã nỗ lực giành được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:
- Về kinh tế: Tăng trưởng bình quân 05 năm (2011 - 2015) đạt 8,63% (giá SS 94); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng thêm
6,93%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 0,39%, khu vực nông nghiệp giảm 8,42%); thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 39,274 triệu đồng (tăng 1,32 lần so với năm 2010). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 05 năm đạt 147.276 tỷ đồng (gấp 1,69 lần so giai đoạn 2006 - 2010). Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 26.163 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,65 tỷ USD (tăng 1,65 tỷ USD so giai đoạn 2005 - 2010).
Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế, từng bước phát triển theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao, đời sống người dân và bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Thương mại - dịch vụ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng khá. Thế mạnh về du lịch được phát huy. Hạ tầng giao thông, đô thị, thủy lợi, trường học, bệnh viện… được đầu tư cả quy mô và số lượng [56, tr.1 - 2].
- Về văn hóa - xã hội: Tiến bộ trên nhiều mặt, an sinh xã hội được đảm bảo,
đời sống nhân dân không ngừng cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,5%, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 36%, tỷ lệ bảo hiểm toàn dân 66%. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ. Hoạt động thông tin, truyền thông, văn hóa, thể thao tiếp tục nâng chất và phát triển sâu rộng [56, tr.2].
- Về quốc phòng, an ninh: Đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ những khu vực trọng yếu nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. An ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội giữ vững ổn định. Quan hệ đối ngoại mở rộng cả về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần giữ ổn định tình hình quốc phòng an ninh biên giới [56 tr.2].