Tình hình biến động giá vàng từ đầu năm 2008 đến tháng 07/2011

Một phần của tài liệu Mô hình dự báo giá vàng việt nam (Trang 25)

2.1.1. Biến động theo tỷ giá VND/USD

Tỷ giá VND/USD hiện đang được ngân hàng nhà nước quy định, giá USD trên thị trường tự do liên tục tăng và tỷ giá VND/USD do ngân hàng nhà nước quy định cũng được điều chỉnh theo nhiều lần, mục đích của các lần điều chỉnh đều không ngoài mục đích: phản ánh sát hơn tình hình cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và khắc phục tình trạng găm giữ ngoại tệ. Theo đó, tỷ giá VND/USD mua và bán tại các tổ chức tín dụng cũng có sự điều chỉnh theo. Ví dụ như:

Năm 2008, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng trải qua 3 lần điều chỉnh kể trong 06 tháng cuối năm 2008:

s Ngày 10/06/2008, tỷ giá bình quân theo thị trường liên ngân hàng là 16.139 đồng/USD; giá bán USD tại các Ngân hàng là 16.300 đồng/USD trong khi giá bán USD trên thị trường tự do vẫn khá cao với mức 17.500 đồng/USD. NHNN ra thông báo điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND/USD lên mức 16.461 đồng/USD áp dụng cho ngày 11/06/2011, cao hơn 322 đồng/USD so với tỉ giá đang được áp dụng ngày 10/06/2008, kết quả tỷ giá niêm yết cũng tăng theo và tại Ngân hàng ACB ngày 13/06/2008 là 16.591 VND/USD (Minh Đức, 2008)

s Ngày 09/09/2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh tăng thêm, lên mức 16.501 VND/USD, tỷ giá niêm yết tại Ngân hàng là 16.640 VND/USD (Bộ tài chính, 2008)

s Ngày 25/12/2008, tỷ giá lại tiếp tục tăng với đợt tăng giá mạnh nhất trong năm 2008 khi NHNN bất ngờ tăng tỉ giá ngoại tệ liên ngân hàng thêm gần 500 đồng cho mỗi USD: 16.989 VND/USD, tương

đương mức tăng 3%, tỷ giá niêm yết tại Ngân hàng là 17.300 VND/USD (Hoàng Vũ, 2008)

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa giá vàng giá vàng trong nước, tỷ giá và giá vàng thế giới năm 2008

Năm 2009, tình hình ngoại tệ trên thị trường lại tiếp tục căng thẳng, chính sách quản lý ngoại hối có 2 lần điệu chỉnh biên độ tỷ giá 2 lần trong năm: ngày 24/3/2009, nới rộng từ +3% lên +5% và ngày 26/11/2009, thu hẹp lại từ +5% xuống +3%.

s Khi biên độ tỷ giá được nới rộng lên +5%, như một phản xạ, tỷ giá VND/USD trong hệ thống Ngân hàng tăng vọt nhằm giảm bớt áp lực đè nén từ trước đó khi tỷ giá VND/USD được phép niêm yết trong hệ thống Ngân hàng khá thấp so với tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do (17.490 VND/USD so với 18.000 VND/USD) (Minh Đức, 2009)

Áp lực đồng USD lại tiếp tục tăng trong khoảng từ tháng 05 đến tháng 08/2009, khi người dân và doanh nghiệp đều găm USD, tạo nên hiện tượng khan hiếm giả tạo USD trên thị trường tự do lẫn chính thức, giá

USD trên thị trường tự do đạt mốc 21.350 đồng

Đến cuối năm 2009, sự căng thẳng và diễn biến tăng giá kỷ lục của đồng USD càng trở nên gay gắt, tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu có phần hưởng lợi từ tỷ giá tăng thì đa số các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu, cùng với các tổ chức, cá nhân ... đều chịu áp lực từ sự tăng giá của đồng USD (Trần Trọng Tú, 2010)

s Kể từ 26/11/2009, với việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là + 3% và có sự điều chỉnh về tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 17.961 VND/USD thì tỷ giá VND/USD trên hệ thống ngân hàng cũng chính thức tăng cao với mức tỷ giá sàn giao dịch là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần giao dịch là 18.500 VND/USD. Quyết định về điều chỉnh biên độ tỷ giá này được xem là bất ngờ, bởi trước đó người đứng đầu NHNN khẳng định sẽ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, không có sự phá giá VND, không điều chỉnh lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc cho đến hết năm 2009. Đến năm 2010, Ngân hàng nhà nước tiếp tục có hai đợt điều chỉnh tỷ giá: s Lần điều chỉnh thứ nhất vào ngày 10/02/2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá

bình quân liên ngân hàng từ 17.941 đồng lên 18.544 đồng/USD (tăng 3,3%) với biên độ tỷ giá VND/USD không đổi, như vậy trần mua bán USD tại các NHTM là 19.100 đồng/USD (Thủy Triều, 2010)

s Tỷ giá trên được duy trì trong 6 tháng, đến 17/08/2011, NHNN điều chỉnh lần thứ hai, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 18.932 đồng/USD, trần mua bán USD tại các NHTM tăng lên 19.500 đồng/USD. Sau lần điều chỉnh tỷ giá thứ 2 của NHNN, cùng với những biến động bất ổn của giá vàng trong nước và quốc tế, trên thị trường tự do, đô la Mỹ đã có lúc lập kỷ lục 21.530 đồng/USD, cao hơn tỷ giá niêm yết tại các NHTM cùng thời điểm gần 10% (Ban biên tập CafeF, 2011)

đã được điều chỉnh đến 5 lần: 3% (cuối năm 2008), 2% (quý I/2009), 3,4% (quý IV/2009), 3,4% (quý I/2010) và 2,1% vào tháng 08/2010. Và cứ mỗi lần thay đổi như vậy, tỷ giá được niêm yết tại các Ngân hàng cũng nhanh chóng tăng theo.

Đến năm 2011, tình hình USD vẫn căng thẳng khi giá USD tự do vẫn cao hơn nhiều so với giá Ngân hàng được phép niêm yết. Ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước công bố cơ chế điều hành tỷ giá mới: điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +3% xuống +1%, theo đó, mức giá trần bán ra theo biểu niêm yết của các ngân hàng sẽ ở mức 20.900 VND, mức sàn là 20.486 VND (T. Phương, 2011)

Trong mỗi lần ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ tỷ giá, giá vàng trong nước cũng đã có những bước điều chỉnh tương ứng. Trong đó, năm 2009, giá vàng trong nước diễn ra biến động khá phức tạp:

Tại thời điểm tháng 03/2009, khi có sự điều chỉnh tỷ giá USD/VND, trong khi giá vàng thế giới tăng có xu hướng giảm từ 952,10 USD/oz ngày 20/03/2009 còn 923,10 USD/oz ngày 27/03/2009, thì giá vàng trong nước chỉ giảm nhẹ từ 19,90 triệu đồng/lượng xuống 19,87 triệu đồng/lượng. Điều này vẫn hợp lý khi theo như cách tính quy đổi giá vàng trong nước, khi giá vàng thế giới giảm khiến giá vàng trong nước giảm, tỷ giá VND/USD tăng khiến giá vàng trong nước tăng, cuối cùng, tùy theo mức độ tác động, giá vàng trong nước có thể là không đổi. Điều nay cho thấy thị trường vàng trong nước đã có phản ứng tức thời đối với sự biến động này. Tuy nhiên, phản ứng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, sau đó, giá vàng trong nước lại tiếp tục giảm theo nhịp độ giảm giá của giá vàng thế giới.

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa giá vàng giá vàng trong nước, tỷ giá và giá vàng thế giới tháng 3 và tháng 4 năm 2009

Trong tháng 11/2009, giá vàng thế giới liên tục lập các kỷ lục mới, giá tăng từ 1.095,35 USD/oz ngày 06/11/2009 lên đến 1.168,40 USD/oz ngày 27/11/2009. Giá vàng trong nước cũng theo đó liên tục tăng giá từ 25,05 triệu đồng/lượng lên 28,35 triệu đồng/lượng ngày 26/11/2009 và đột ngột giảm xuống còn 27,50 triệu đồng/lượng ngày 27/11/2008. Giải thích cho việc này là do ngày 26/11/2009, khi NHNN tuyên bố thay đổi biên độ tỷ giá và điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng cùng với thực tế khoản thời gian giá vàng tăng liên tục, nhà đầu tư có kỳ vọng giá vàng trong nước sẽ theo tỷ giá và tiếp tục tăng nên đã đổ xô mua vào với hy vọng kiếm lời hoặc với tâm lý lo sợ đồng tiền mất giá, nhà đầu tư trong nước lại tiếp tục mua vàng. Chính do sự kỳ vọng này đã khiến cho nhà đầu tư bị thua thiệt nhiều khi giá trong nước đột ngột điều chỉnh giảm và khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng quy đổi và giá vàng thực tế được thu hẹp từ 800.000 – 1.000.000 đồng ngày 21/11/2009 (Thanh Bình, 2008) xuống còn 200.000 đồng. Điều này cho thấy, loại trừ yếu tố tăng giá của thị trường thế giới thì thị trường vàng trong nước còn chịu tác động của tin đồn và tâm lý đám đông.

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa giá vàng giá vàng trong nước, tỷ giá và giá vàng thế giới cuối năm 2009

2.1.2. Biến động theo giá vàng thế giới

Thị trường vàng trong nước là thị trường khá nhỏ bé so với thị trường vàng thế giới, từ đó, giá vàng thế giới thay đổi tạo nên sự thay đổi trong giá vàng Việt Nam. Nếu mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và tỷ giá VND/USD có mối quan hệ tác động qua lại thì mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là mối quan hệ một chiều: giá vàng thế giới thay đổi, giá vàng trong nước thay đổi. Theo công thức quy đổi giá vàng: giá vàng thế giới tăng, giá vàng trong nước tăng và ngược lại. Điều này được chứng minh rõ ràng trong thực tế:

Trong năm 2008, giá vàng thế giới nhìn chung có sự tăng vọt đầu năm, đi xuống ở giữa năm, rồi lại phục hồi ở cuối năm: Xu hướng tăng vọt diễn ra ở quý I và đạt đỉnh 1.002,50 USD/ozvào giữa tháng 03/2008. Sau đó, giá vàng thế giới lại giảm và tiếp tục dao động quanh mốc 850 – 950 USD/oz. Kết thúc năm 2008, giá vàng thế giới phục hồi lại với mức giá 868,70 USD/oz vào ngày 26/12/2008.

Việc giá thế giới giảm sau khi đạt đỉnh được giải thích là do nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế đang ở đỉnh cao, dẫn đến thất nghiệp gia tăng, hoạt động sản xuất đình trệ, các kênh đầu tư như thị trường chứng khoán, bất động sản đều sụt giảm và giá trị của các loại tài sản bị “bốc hơi” theo khủng hoảng làm giá trị đồng tiền trở nên có giá hơn. Giá vàng khi đó là tài sản hiếm hoi vẫn còn giá trị đồng thời có thể bán được dễ dàng nhất. Như vậy để tạo sự thanh khoản cộng với việc phải đáp ứng nhu cầu cuộc sống và bù đắp thua lỗ từ các kênh đầu tư khác,

vàng là lựa chọn tốt nhất để bán ra phục vụ cho các nhu cầu trên vào thời điểm đó. Theo giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng đạt đỉnh vào tháng 03/2008 với giá 19,02 triệu đồng và tiếp tục dao động theo sự biến động của giá vàng thế giới.

Nhìn chung trong năm 2008, tác động của tỷ giá VND/USD trong từng lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng đối với giá vàng trong nước khá mờ nhạt so với tác động của giá vàng thế giới nhưng khi so sánh sự thay đổi giá cả cuối năm so với đầu năm, sự tác động này sẽ trở nên rõ rệt hơn: Giá vàng thế giới dao động từ mức 850 – 1.002,50 USD/oz nhưng cuối năm, giá vàng lại tương đương với giá vàng đầu năm 2008 (tỷ lệ tăng gần bằng 0%) và tỷ giá VND/USD tăng liên tục từ đầu năm đến cuối năm (tỷ lệ tăng 8,21%). Giá vàng trong nước dao động tăng giảm theo sát giá vàng thế giới, tuy nhiên, khi tính mức tăng giá cuối năm so với đầu năm 2008, giá vàng trong nước có tăng nhưng tăng với tỷ lệ thấp hơn so với tỷ giá VND/USD (5,64% với giá đầu năm 2008 là: 1.650.000 đồng và cuối năm là 2008 là: 1.743.000 đồng).

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới năm 2008

Năm 2009 là năm chứng kiến sự tăng giá không ổn định cao trên thị trường vàng trong nước, khi giá vàng miếng từ 17,84 triệu đồng/lượng hồi đầu năm lên 26,30 triệu đồng/lượng cuối năm, tăng 47,4%.

Điểm nổi bật về phản ứng của giá vàng trong nước diễn ra khá nhạy đối với giá vàng thế giới, điều nay thấy khá rõ từ cuối tháng 09/2009. Từ cuối tháng 09/2009, khi thị trường thế giới có những bước đi khá nhanh và mạnh của vàng, giá vàng trong nước cũng gia tăng liên tục và do sự kỳ vọng, giá vàng trong nước lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vàng thế giới và khi giá thế giới giảm, giá vàng trong nước cũng giảm với tốc độ nhanh hơn.

Cụ thể là đầu tháng 11/2009, sau khi đón nhận thông tin Ấn Độ mua vào 200 tấn vàng của IMF và NHTW các nước cũng có nhu cầu mua vàng vào mạnh mẽ, thì giá vàng đã bứt phá từ vùng 1.100 USD/ounce lên mức cao kỷ lục 1.226 USD/ounce.Tuy nhiên sau đó, giá vàng đã gặp phải áp lực chốt lời của giới đầu tư nhằm tất toán sổ sách cuối năm, cùng với việc các thông tin kinh tế đưa ra quá tốt đẹp từ thị trường Mỹ, làm cho giới đầu tư lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm thắt chặt các chính sách tiền tệ và tăng lãi suất cơ bản sớm hơn những gì đã nói (Thảo Tiên, 2009) khiến cho giá vàng thế giới giảm liên tục và trở về mốc 1.100 USD/oz.

Giá vàng trong nước cũng bức phá và đạt mốc cao nhất là 28,15 triệu đồng/lượng. Khi so sánh chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất ta thấy được dao động “điên cuồng” của giá vàng trong nước: Giá vàng thế giới 6,75% (1.168,40 USD/oz ngày 27/11/2009 so với 1.095,35 USD/oz ngày 06/11/2009), giá vàng trong nước 12,4% (28,15 triệu đồng ngày 04/12/2009 so với 25,05 triệu đồng ngày 06/11/2009) trong khi tỷ giá VND/USD tăng 6,4%.

Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện biến động của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới năm 2009

Diễn biến giá vàng thế giới trong năm 2010 tiếp tục đạt các mốc kỷ lục mới như đầu năm giá vàng thế giới chưa tới 1.100 USD/ounce, nhưng tới tháng 8/2010 lên cao vượt ngưỡng 1.200 USD/ounce; tháng 10/2010 tới ngưỡng 1.300 USD/ounce; tháng 12/2010 vượt ngưỡng 1.400 USD/ounce và kết thúc năm 2010, giá vàng thế giới đạt 1.420,60 USD/oz ngày 31/12/2010, tăng 29% so với đầu năm 2010. Giải thích cho việc giá vàng thế giới tăng liên tục trong năm 2010, theo Hội đồng vàng thế giới (WGC) (Ngọc Diệp (Theo hội đồng vàng thế giới), 2011):

s Giá vàng trong năm 2010 hưởng lợi từ việc khủng hoảng nợ châu Âu trở nên căng thẳng hơn, nhà đầu tư cố gắng tìm đến vàng để ngăn ngừa rủi ro tiền tệ. Hoạt động mua vàng của các quỹ ETFs và nhiều nhóm nhà đầu tư khác lên mạnh.

s Theo Hội đồng vàng thế giới tính toán, nhà đầu tư mua 361 tấn vàng trong các quỹ ETFs trong năm 2010 nâng tổng lượng vàng nắm giữ lên 2.167 tấn trị giá 98 tỷ USD. Như vậy, dòng tiền vào các quỹ vàng ETFs cao thứ 2 trong lịch sử sau con số 617 tấn vàng năm 2009.

tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009. Nhu cầu vàng dành cho ứng dụng công nghệ và công nghiệp tiếp tục hồi phục trong 9 tháng đầu năm 2010, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2009. Số liệu hoàn chỉnh của năm 2010 sẽ được công bố vào tháng 2/2011 khi WGC thông báo báo cáo về xu thế vàng trong cả năm 2010.

s Năm 2010, các Ngân hàng Trung ương trên thế giới mua ròng vàng sau 2 thập kỷ đóng vai trò nguồn cung ổn định cho thị trường. IMF hoàn thành bán 403,3 tấn vàng mà không gây gián đoạn thị trường. IMF bán 200 tấn vàng cho Ấn Độ, 10 tấn cho Sri Lanka, 10 tấn cho Bangladesh và 2 tấn cho Mauritius, tất cả các giao dịch đều được thực hiện với giá thị trường. Số còn lại được bán theo giá trần quy định trong thỏa thuận

Một phần của tài liệu Mô hình dự báo giá vàng việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)