2.2.1. Giá vàng thế giới
Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, tự do thương mại giữa các quốc gia, giá vàng trong nước phụ thuộc vào giá vàng thế giới do khi giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có chênh lệch thì lập tức giá vàng trong nước sẽ lập tức điều chỉnh thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặc dù, tại một số thời điểm, giá vàng trong nước có chênh lệch so với giá vàng thế giới, có thể do sự chi phối của nhà nước, do tâm lý hoặc có sự xuất hiện của các nhà đầu cơ, …nhưng sự chênh lệch này không duy trì được lâu và sẽ bị phá
vỡ bởi quy luật cung cầu: Giá vàng trong nước cao dẫn đến các nhà đầu tư tiếp tục nhập khẩu, cung vàng tăng dẫn đến giá vàng giảm. Giá vàng trong nước thấp dẫn đến hành động xuất vàng ra nước ngoài tìm kiếm lợi nhuận, cung vàng giảm dẫn đến giá vàng tăng trở lại khiến cho giá vàng trong nước tiếp tục theo sát với giá vàng thế giới.
Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới từ năm 2008 đến tháng 07/2011 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2008 2009 2010 2011 P_VN P_TG 2.2.2. Tỷ giá VND/USD
Đối với nguồn vàng có được từ nhập khẩu, giá vàng theo thông thường được mua bán theo đơn vị: USD/ounce, do đó, tỷ giá VND/USD là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến giá vàng trong nước của lượng vàng này.
Khi nhu cầu USD tăng bởi nhiều yếu tố kinh tế tác động, trong đó có một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như: tăng lãi suất tiền gửi đồng USD, các chỉ số sức mạnh của nền kinh tế Mỹ tăng bền vững và chính trị bình ổn, … USD sẽ được định giá cao hơn, khi đó giá vàng sẽ được điều chỉnh lại thông qua quy đổi. Về mặt quy đổi trong mối tương quan của các cặp tiền tệ, khi USD tăng thì giá vàng được định
giá bằng đồng USD sẽ trở nên đắt hơn so với các loại tiền tệ khác, ngay lập tức giá vàng sẽ được điều chỉnh giảm.
Trở lại quy đổi giữa VND, USD và giá vàng, khi tỷ giá VND/USD giảm, số tiền VND cần dùng để mua các hàng hóa được niêm yết theo giá USD như vàng sẽ giảm và ngược lại.
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và tỷ giá VND/USD từ năm 2008 đến tháng 07/2011 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 15,000 16,000 17,000 18,000 19,000 20,000 21,000 2008 2009 2010 2011 TG P_VN 2.2.3. Giá dầu
Giá dầu, trên thực tế, thường được giới đầu tư xem xét như một yếu tố không thể thiếu để xác định xu hướng biến động tiếp theo của giá vàng thế giới. Điều này theo nhiều bài viết cho rằng:
s Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất của bất kỳ quốc gia nào nên sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại
hàng hóa không bị mất giá trị (http://www.giavang.net, 2011).
Khi giá dầu mỏ tăng, do USD là đồng tiền chủ yếu được dùng cho thanh toán quốc tế nên tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, tử đó các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng.
Hoặc, khi giá dầu tăng quá mức gây tác động xấu đến nền kinh tế khiến cho lạm phát leo thang, để đảm bảo cho tài sản của mình không bị mất giá, nhà đầu tư sẽ tìm đến giá vàng khiến vàng tăng giá.
s Tuy nhiên, cũng có cách giải thích khác: Trong tình hình suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp khiến cho nhu cầu về nhiên liệu như dầu bị giảm sút trong khi nguồn cung dầu không đổi kéo theo giá dầu giảm; Trong khi đó, vàng lại tăng giá do vàng được cho là kênh cất trữ và đầu tư an toàn.
Như vậy, có 2 cách lý giải khác nhau về mối quan hệ của giá vàng thế giới và giá dầu: giá vàng và giá dầu có thể có mối quan hệ đồng biến và cũng có thể có mối quan hệ nghịch biến. Nhưng theo đồ thị cho thấy, sau khi giá dầu biến động mạnh đến đầu năm 2009, giá dầu nhìn chung có mối quan hệ đồng biến với giá vàng thế giới.
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá dầu từ năm 2008 đến tháng 07/2011
1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 20 40 60 80 100 120 140 2008 2009 2010 2011 P_VN P_O
2.2.4. Sự kỳ vọng và hành vi của nhà đầu tư
Tâm lý bầy đàn hay hành vi bầy đàn là xu hướng những cá nhân bắt chước hành động (dù hành động đó hợp lý hay vô lý) của một nhóm lớn hơn, đặc biệt là trong những hoàn cảnh mà có rất ít thời gian dể suy nghĩ đưa ra quyết định.
Hoàn cảnh này rất phù hợp đối với cá nhân hoặc nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán vàng do giá vàng thay đổi liên tục và được chốt bán hoặc chốt mua tại từng thời điểm.
Lý do của tâm lý bầy đàn có thể xuất phát từ:
s Hành vi mua bán vàng của các tổ chức lớn như quỹ SPDR, IMF, … hoặc của các quốc gia nhằm tăng giảm lượng vàng dự trữ.
s Các tin tức về các nền kinh tế lớn như: lạm phát, thất nghiệp, … Dù các tin tức này đã có tác động đến giá USD, giá dầu hoặc giá vàng thế giới nhưng trên thực tế vẫn không thể phủ nhận các phản ứng nhất thời khiến cho giá vàng tăng quá cao hoặc giảm quá thấp so với giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư là một biến rất khó lượng hóa nên bài viết chỉ có thể dừng lại ở mức độ xác định: có sự khác biệt nào giữa giá vàng tăng và giá
Thay vì dự báo giá vàng thông qua hành vi phản ứng theo tâm lý bầy đàn, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư dựa vào biến động của giá cả trong quá khứ để từ đó so sánh và phán đoán giá cả hiện nay và tương lai. Chính vì vậy, ta có thể xác định: giá vàng còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi xu hướng biến động giá cả trong quá khứ. Nhưng bao lâu trong quá khứ? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong các phần sau của bài viết.
2.3. Tóm tắt chương
Qua phần phân tích tình hình biến động giá vàng trong nước từ đầu năm 2008 đến hết tháng 07/2011, các nhân tố có tác động đến sự biến động của giá vàng bao gồm: giá vàng thế giới, tỷ giá VND/USD, giá dầu, yếu tố mùa, tác động của chính sách nhà nước ban hành, kỳ vọng và hành vi của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, trong các nhân tố đã nêu, để có thể lượng hóa và đưa vào mô hình dự báo, tác giả loại bỏ các yếu tố như:
s Yếu tố mùa: do tác động trong thực tế qua các năm không rõ ràng và do tính chất của chuỗi số liệu khảo sát.
s Tác động của chính sách nhà nước ban hành: do tác giả không lượng hóa được tác động của nó.
s Kỳ vọng và hành vi của nhà đầu tư: được thay thế bằng việc phân tích biến động của giá vàng trong quá khứ.
Vậy, các nhân tố mà tác giả chính thức đưa vào mô hình bao gồm: Giá vàng thế giới, giá dầu, tỷ giá VND/USD, và giá vàng trong quá khứ.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ
VÀNG VIỆT NAM
3.1. Mô tả dữ liệu
Dữ liệu trong bải viết được lấy theo tuần bắt đầu từ ngày 04/01/2008 đến tháng 29/07/2011, tổng cộng là 187 quan sát.
Các biến được đưa vào mô hình bao gồm: s Biến phụ thuộc: Giá vàng trong nước và các
s Biến độc lập: Giá vàng thế giới, tỷ giá VND/USD, giá dầu, giá vàng trong quá khứ.
Bảng 4.1: Ký hiệu, đơn vị và nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình
Ký hiệu Đơn vị Nguồn
Giá vàng trong nước P_VN đồng/lượng http://www.acb.com.vn Tỷ giá VND/USD TG VND/USD http://www.acb.com.vn Giá vàng thế giới P_TG USD/oz http://www.kitco.com Giá dầu P_O USD/thùng http://www.eia.gov Giá vàng trong quá khứ P_VNtsi đồng/lượng P_VN tại thời điểm i tuần trở về trước.
3.2. Kiểm định các nhân tố tác động đến giá vàng
Như phân tích ở chương III, giá vàng trong nước chịu tác động của giá vàng thế giới, giá dầu, tỷ giá VND/USD. Ngoài ra, giá vàng trong nước có thể bị chi phối bởi giá của chính nó trong quá khứ. Điều này sẽ được kiểm định lại theo phương pháp định lượng, dựa theo số liệu thực tế của các nhân tố trên trong khoảng thời gian từ tháng 01/2008 đến cuối tháng 07/2011.
3.2.1. Kiểm định tác động của giá vàng thế giới, giá dầu và tỷ giá a. Dấu kỳ vọng và mô hình hồi quy a. Dấu kỳ vọng và mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy có dạng:
P_VN = β1 P_TG + β2 TG + β3 P_O + u
s Biến độc lập là giá vàng trong nước (P_VN)
s Các biến phụ thuộc là: Giá vàng thế giới (PsTG), giá dầu (P_O), tỷ giá VND/USD (TG).
Trong đó,
• Giá vàng thế giới có mối quan hệ đồng biến với giá vàng trong nước, dấu kỳ vọng của hệ số là dương.
• Tỷ giá VND/USD có dấu kỳ vọng của hệ số là dương.
• Giá dầu: dấu kỳ vọng chưa biết do có lập luận khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, theo quan sát đồ thì, dấu kỳ vọng của hệ số là dương.
Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan giữa các nhân tố
P_VN P_TG TG P_O
P_VN 1.00 0.98 0.95 0.28
P_TG 0.98 1.00 0.92 0.33
TG 0.95 0.92 1.00 0.09
P_O 0.28 0.33 0.09 1.00
Tất cả các nhân tố đều có mối tương quan dương,
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy bội P_VN theo P_TG, P_O và TG Dependent Variable: P_VN
Method: Least Squares Sample: 1/04/2008 7/29/2011 Included observations: 187
Variable Coefficient Std. Error tsStatistic Prob. C s2782.069 192.0485 s14.48629 0.0000 P_TG 2.219632 0.101227 21.92731 0.0000
P_O 0.936367 0.401156 2.334172 0.0207 TG 0.152888 0.015095 10.12856 0.0000 Mô hình hồi quy:
P_VN = y2782 + 2,22 P_TG + 0.94 P_O + 0.15 TG
Từ kết quả hồi quy cho thấy kết quả khá khả quan như: s Dấu của các nhân tố phù hợp với kỳ vọng đã đưa ra.
s Với mức ý nghĩa 10%, các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, khi kiểm định mô hình trên thì xuất hiện các hiện tượng khiến cho ước lượng của mô hình không còn hiệu quả như hiện tượng hồi quy giả mạo, phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan:
s Vấn đề hồi quy giả mạo: Theo bảng kết quả, giá trị R2 khá cao = 98% , các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với dấu kỳ vọng, tuy nhiên, chỉ số DW = 0,269 lại chỉ ra rằng: mối tương quan của giữa các biến đang xem xét và giá vàng trong nước lại rất thấp. Điều này cho thấy trong bản thân các biến đã tồn tại yếu tố xu thế mạnh.
s Hiện tượng tự tương quan:
BreuschsGodfrey Serial Correlation LM Test:
Fsstatistic 281.85 Prob. F(2,181) 0.00 Obs*Rssquared 141.55 Prob. ChisSquare(2) 0.00
Ta có giá trị Obs*Rssquared = 141,55 và giá trị p_value = 0 < 10% dẫn đến bác bỏ giả thiết H0: mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan.
s Hiện tượng phương sai thay đổi: Heteroskedasticity Test: White
Fsstatistic 6.224057 Prob. F(9,177) 0.0000 Obs*Rssquared 44.95427 Prob. ChisSquare(9) 0.0000 Scaled explained SS 58.42168 Prob. ChisSquare(9) 0.0000
Ta có giá trị Obs*Rssquared = 44,95 và giá trị p_value = 0 < 10% dẫn đến bác bỏ giả thiết H0: mô hình có xảy ra hiện phương sai thay đổi.
Điều này cho thấy các chuỗi dữ liệu ban đầu có thể có tồn tại yếu tố xu thế, không phải là chuỗi dừng nên không thể sử dụng để đưa vào mô hình dự báo giá vàng.
b. Xử lý tồn tại xu thế của chuỗi dữ liệu Xét tính dừng của chuỗi dữ liệu
Ta có biểu đồ giá vàng trong nước như sau:
1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 4,000.00 4,500.00 1/ 4/ 2008 5/ 4/ 2008 9/ 4/ 2008 1/ 4/ 2009 5/ 4/ 2009 9/ 4/ 2009 1/ 4/ 2010 5/ 4/ 2010 9/ 4/ 2010 1/ 4/ 2011 5/ 4/ 2011 Ngày P _V N
Theo biểu đồ trên, ta thấy rằng: Giá vàng dao động liên tục theo xu hướng tăng dần theo thời gian nên chuỗi dữ liệu thể hiện giá vàng trên đã vi phạm các đặc điểm để xác định đây là một chuỗi dừng. Trong đó, đặc điểm rõ ràng nhất là dữ liệu không giao động xung quanh một giá trị trung bình cố định trong suốt giai đoạn khảo sát. Do đó, thông qua Hình 1.1, ta có thể xác định đây là một chuỗi không dừng.
giản đồ tự tương quan (dựa vào thống kê t và thống kê Q) và kiểm định nghiệm đơn vị (dựa vào thống kê tau (τ) của Dickey – Fuller):
Hình 4.1: Giản đồ tự tương quan của P_VN
Hình 1.2: Giản đồ tự tương quan của Giá vàng trong nước (P_VN) Ta thấy các hệ số tự tương quan khác không một cách có ý nghĩa → chuỗi không dừng.
Kiểm định nghiệm đơn vị
Kiểm định Dickey – Fuller với giả thiết: H0: δ = 0 (P_VN là chuỗi không dừng) H1: δ < 0 (P_VN là chuỗi dừng)
Với 3 hình thức:
Khi P_VN là một bước ngẫu nhiên không có hằng số ®P_VNt = δ P_VNts1 + ut
tsStatistic Prob.* Augmented DickeysFuller test statistic 3.631997 0.9999
Test critical values: 1% level s2.577454 5% level s1.942545 10% level s1.615565 Augmented DickeysFuller Test Equation
Dependent Variable: D(P_VN)
Variable Coefficient Std. Error tsStatistic Prob. P_VN(s1) 0.005035 0.001386 3.631997 0.0004
Khi P_VN là một bước ngẫu nhiên có hằng số ®P_VNt = β1 + δ P_VNts1 + ut
tsStatistic Prob.* Augmented DickeysFuller test statistic 1.023189 0.9968 Test critical values: 1% level s3.465585
5% level s2.876927 10% level s2.575051 Augmented DickeysFuller Test Equation
Dependent Variable: D(P_VN)
Variable Coefficient Std. Error tsStatistic Prob. P_VN(s1) 0.005115 0.004999 1.023189 0.3076 C s0.217076 13.03762 s0.016650 0.9867
Khi P_VN là một bước ngẫu nhiên với hằng số xoay quanh một đường xu thế ngẫu nhiên: ®P_VNt = β1 + β2TIME+ δ P_VNts1 + ut
Augmented DickeysFuller test statistic s1.641639 0.7727 Test critical values: 1% level s4.008154
5% level s3.434167 10% level s3.141001 Augmented DickeysFuller Test Equation
Dependent Variable: D(P_VN)
Variable Coefficient Std. Error tsStatistic Prob. P_VN(s1) s0.026778 0.016312 s1.641639 0.1024 C 37.40513 22.43069 1.667588 0.0971 @TREND(1/04/2008) 0.452128 0.220310 2.052239 0.0416
Dựa vào kết quả trên, mô hình thứ 3 là mô hình phù hợp để sử dụng cho việc kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu đang khảo sát do δ âm.
Đối với mô hình thứ 3, ở mức ý nghĩa 10%, giá trị tuyệt đối của t = 1,64 < 3,14 và mức giá trị Psvalue = 0,7727 > 0,1. Vậy chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là: Chuỗi dữ liệu giá vàng trong nước giai đoạn từ tháng 01/2008 đến cuối tháng 7/2011 là chuỗi không dừng xoay quanh một đường xu thế ngẫu nhiên.
Xử lý tồn tại xu thế của chuỗi dữ liệu
Hay nói cách khác là khử yếu tố xu thế hoặc ngẫu nhiên: Do P_VN là chuỗi không dừng nên không thể dùng số liệu này để phân tích hoặc xác định mô hình dự báo, nên việc khử yếu tố xu thế hoặc ngẫu nhiên là bước đi cần thiết với phương pháp thường được sử dụng là lấy sai phân bậc 1 của chuỗi dữ liệu. Tuy nhiên, theo phân tích tại phần 1, khi chọn mô hình 3 có dạng:
®P_VNt = β1 + β2TIME+ δ P_VNts1 + ut
thì việc lấy sai phân bậc 1 vẫn chưa đủ để khử yếu tố xu thế ra khỏi chuỗi dữ liệu. Để khử hết các yếu tố xu thế, lấy sai phân bậc 2 là hợp lý.