quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.2.1 Nội dung, tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.2.1.1 Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
Hướng nghiệp là giúp cho người học chọn những ngành học, trình độ đào tạo phù hợp; chủ động, sáng tạo trong học tập, am hiểu về ngành, nghề đang học để phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Giúp người học có thông tin về thị trường lao động và tìm được việc làm phù hợp. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để đào tạo của nhà trường tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và các kỹ năng cần thiết để hoà nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
Đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực, dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho thời kỳ CNH- HĐH. Các loại hình đào tạo như: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo lại, quan trọng là đào tạo những nghề phù hợp với nhu cầu thị trường. Đào tạo nghề (đào tạo nghề nghiệp) không phải là hình thức trực tiếp tạo ra việc làm nhưng nó là một trong những giải pháp quan trọng giúp
người lao động nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nhằm tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo Luật Giáo dục nghề nghiêp số 74/2014/QH13 quy định: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”.
Hoạt động giới thiệu việc làm: Thực hiện việc tư vấn cho người lao động về chính sách lao động, cung cấp thông tin về việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động; làm chiếc cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Giới thiệu việc làm thông qua công tác đào tạo trên cơ sở đó tư vấn, giới thiệu việc làm cho đội ngũ lao động này làm việc ở các khu công nghệ cao trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra các địa phương còn liên kết với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn tham gia thị trường lao động ngoài nước có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập cao như: thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia thông qua giới thiệu việc làm đã thực sự trở thành cầu nối quan trọng đối với nhu cầu lao động ở nông thôn với thị trường lao động trong và ngoài tỉnh, thị trường trong và ngoài nước.
Tiêu chí đánh giá
Số lao động được tư vấn hướng nghiệp;
Theo báo cáo cục việc làm của Bộ lao động thương binh xã hội. Ước thực hiện năm 2016, các Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức được 1.200 phiên giao dịch tư vấn hướng nghiệp cho lao động cả nước, trong đó: số doanh nghiệp tham gia trung bình trong một phiên giao dịch việc làm khoảng 25-30 doanh nghiệp; số người lao động tham gia trong một phiên giao dịch khoảng 400-450 lao động, trong đó số lao động được sơ tuyển trong một phiên giao dịch việc làm khoảng 200-230 lao động. Song song với việc tổ chức sàn giao dịch việc làm tại
Trung tâm, nhiều địa phương đã tổ chức các sàn giao dịch vệ tinh, lưu động và các ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, qua đó góp phần tăng cường kết nối cung - cầu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.
Năm 2015 có 52.840 nghìn lao động được đào tạo nghề, có 39,8% “lao động giản đơn” (21 triệu người). Các nhóm nghề cơ bản khác bao gồm “dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” (8,7 triệu người tương đương 16,5%); “lao động có kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp” (5,5 triệu người tương đương 10,3%) và “thợ thủ công và các thợ khác có liên quan” (6,4 triệu người tương đương 12,0%). Ngược lại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số lao động đang làm việc (tỷ lệ tương ứng là 6,5% và 3,2%).
Bảng 1.1 Số lao động đào tạo nghề, cơ cấu ngành nghề đào tạo
Nghề nghiệp Số người có việc làm (nghìn người) Tỷ trọng % Tổng số Nam Nữ Tổng số 52.840 100 100 100 1.Các nhà quản lý 570,1 1,1 1,6 0,6
2. Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 3.447,8 6,5 5,8 7,2 3. Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 1.668 3,2 2,8 3,5
4. Nhân viên 960,9 1,8 1,8 1,8
5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 8.735,4 16,5 12,3 21 6. Lao động có kỹ thuật trong Nông,
Lâm, Ngư nghiệp 5.456,6 10,3 12,3 8,5
7. Thợ thủ công và các thợ khác có liên
quan 6.349,1 12 16,4 7,4
8.Thợ lắp ráp và vận hành máy móc
thiết bị 4.493,8 8,5 9,6 7,3
9. Lao động giản đơn 21.035,1 39,8 37,3 42,5
10. Khác: (*) 123,3 0,2 0,4 0
Chú thích: (*) Nghề có số lao động chiếm ít, độ tin cậy thấp Nguồn: Báo cáo việc làm năm 2015, Tổng cục thống kê [33]
Có tới 5 trong 9 nhóm nghề sử dụng ít lao động nữ hơn nam giới, đặc biệt chỉ có 25,8% nữ giới là “Nhà lãnh đạo”. Các nghề sử dụng nhiều lao động nữ hơn nam giới là dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và chuyên môn kỹ thuật bậc trung và lao động giản đơn.
Số lao động được giới thiệu việc làm
Số lao động được giới thiệu việc làm là 910.448 lượt người, tỷ lệ này tăng 63,9% so với cùng kỳ năm 2015 (89,8%); Số người được hỗ trợ học nghề là 27.642 người, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2015 (24.376 người).
Số lao động có việc làm thông qua đào tạo nghề
Cả nước chỉ có khoảng 10,5 triệu người có việc làm, tương ứng với 19,9%, đã được đào tạo. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 23,7 điểm phần trăm (thành thị là 36,3% và nông thôn là 12,6%).
Số lao động có việc làm thông qua giới thiệu việc làm.
Năm 2016 thông qua giới thiệu việc làm có 53,27 triệu người có việc làm (tăng 0,1 triệu người so với cùng kỳ năm 2015). Tỷ lệ lao động làm trong nông - lâm thủy sản là 41,61% (giảm 0,93% so với năm 2015). Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1117,7 nghìn người (giảm 11 nghìn người so với năm 2015); tương ứng tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,34% trong đó: tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,23%, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-24 tuổi) là 7,86%.
Nguồn: Báo cáo việc làm năm 2016, Tổng cục thống kê
1.2.1.2 Giải quyết việc làm thông qua chính sách tín dụng nông thôn
Chương trình cho vay giải quyết việc làm góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, góp phần khôi phục các ngành nghề truyền thống, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là lao động ở
nông thôn góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Chính sách này góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nông thôn, làm thay đổi nhận thức của những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ chưa bắt kịp với phương thức sản xuất lớn. Cùng với sự tham gia quản lý chương trình của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, thông qua hoạt động cho vay, các tổ chức này đã có điều kiện đi sâu, đi sát tới từng cơ sở gắn kết hoạt động kinh tế với nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình, đẩy mạnh các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi. Vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm đã tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại địa phương trong suốt quá trình quản lý cho vay vốn.
Tiêu chí đánh giá
Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm;
- Chương trình 30a: số vốn 874,4 tỷ đồng. Trong năm hỗ trợ khai hoang, phục hoá tạo qũy đất, ruộng bậc thang giao cho các hộ gia đình; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, cấp thuốc thú y, hỗ trợ làm chuồng trại và xây dựng các mô hình sản xuất, tăng thu nhập cho hộ gia đình; hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức và hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Chương trình 135: Kinh phí được bố trí 3.832,91 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển là 2.820,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.012,81 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển sản xuất và duy tu bảo dưỡng; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng. Ngoài ra còn hổ trợhỗ trợ giống cây, giống con, phân bón, vật tư và một số mô hình phát triển sản xuất.
Số lao động được vay vốn;
Từ nguồn vốn hổ trợ của chương trình 30a, chương trình 135. Song song với phát triển kinh tế tạo việc làm, hoạt động cho vay vốn từ quỹ quốc gia về
việc làm tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động một cách hiệu quả. Năm 2015, có 1.052.000 lao động được vay vốn. Từ các nguồn vốn đã tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.
Số lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn.
Từ các nguồn vốn trên đã giải quyết cho trên 862.000 lượt lao động ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.2.1.3 Phát triển sản xuất, thu hút lao động nông thôn
Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước các loại ngành nghề ở nông thôn phát triển đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về việc làm cho người lao động ở đây. Hiện nay đã có nhiều loại hình công việc ngoài nông nghiệp ra đời và phát triển mạnh. Bên cạnh sự phát triển của các ngành nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ, đồ gốm sứ, thêu ren, đồ thủ công mỹ nghệ, đan lát. Nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản mới xuất hiện như: sấy thóc, sơ chế và chế biến cà phê, chế biến hạt điều, vải, chế biến rau quả, thủy sản, súc sản. Hoạt động gia công cơ khí xuất hiện phục vụ sửa chữa đồ gia dụng, nông cụ, sửa chữa máy móc nông nghiệp, ngư nghiệp. Đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, dịch vụ ở nông thôn cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đời sống trước đây chỉ có ở thành thị thì nay đã có ở nông thôn như: dịch vụ vệ sinh nông thôn, dịch vụ cung cấp nước sạch, vệ sinh dịch vụ ăn uống. Nhiều việc làm trước đây bị xã hội coi rẻ và cấm đoán như: giúp việc gia đình, chạy chợ thì nay đã được công nhận như một nghề. Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình công việc làm phong phú, đa dạng thị trường việc làm cho người lao động ở nông thôn. Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn có vai trò tích cực trong phát triển KT - XH ở nông thôn:
- Phát triển ngành nghề ngoài việc đem lại việc làm ổn định, thường xuyên cho người lao động ở lĩnh vực đó, còn khả năng thu hút thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ngoài sự phát triển của nó còn nảy sinh những ngành nghề mới, những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho lao động.
- Loại việc làm này thường đưa lại thu nhập ổn định và cao hơn cho người lao động. Hiện nay thu nhập của các hộ chuyên ngành nghề ở nông thôn thường cao hơn khoảng 4 lần so với thu nhập bình quân của hộ lao động nông nghiệp thuần. Điều đó bắt buộc người lao động phải không ngừng học tập, rèn luyện giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn. Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn hiện nay đang phát triển phong phú, đa dạng. Nếu như việc làm thuần nông ngày càng bị thu hẹp thì việc làm phi nông nghiệp đang trong xu thế phát triển mở rộng do chính sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hóa đưa lại. Điều đó tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu lao động tiến bộ ở nông thôn.
Tiêu chí đánh giá:
Số ngành nghề mới;
Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4% so với năm 2013). Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong năm 2015. Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm nay là 1.452,5 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước.
Số cơ sở sản xuất tăng thêm;
Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương
đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%).
Số lao động được giải quyết việc làm từ các cơ sở mới.
- Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1.471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014.
- Theo báo cáo cục tiền lương Bộ lao động thương binh xã hội năm 2015. Trên phạm vi cả nước có 305 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 84 nghìn ha, tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên 27 nghìn ha, trong đó 214 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt trên 69%, trong đó có nhiều khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy trên 90%. Các khu công nghiệp đã thu hút khoảng 18.000 doanh nghiệp (trong đó 44% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) với khoảng 2,6 triệu lao động trực tiếp đang làm việc tại các khu công nghiệp.
1.2.1.4 Xuất khẩu lao động
Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động là một trong những chủ trương được Đảng, Nhà nước nhằm góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Hiện nay, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế xã hội phổ biến của mọi địa phương trong cả nước. Nhất là những vùng nông thôn, vấn đề tạo việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động càng phức tạp. Vì vậy, biện pháp xuất khẩu lao động là hoạt động cơ bản trong phát triển kinh tế, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Xuất khẩu lao động sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng