Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp bách trong

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 43 - 50)

bách trong giai đoạn hiện nay

1.3.1. Giải quyết việc làm góp phần ổn định và phát triển kinh tế

Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại, nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế.

Về mặt xã hội, bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nề nếp xã hội. Thất nghiệp và việc làm không đầy đủ, thu nhập thấp là tiền đề của sự đói nghèo, thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội. Các tệ nạn của xã hội như tội phạm, ma túy, mại dâm, có nguyên nhân cốt lõi là việc làm và thất nghiệp.

Hậu quả của việc thất nghiệp, thiếu việc làm không những ảnh hưởng tới kinh tế- xã hội mà còn đe dọa lớn đối với an ninh và sự ổn định của mỗi quốc gia.. Chính vì vậy ở bất kì quốc gia nào, việc làm đã, đang và luôn là vấn đề gây cấn nhạy cảm đối với từng cá nhân, từng gia đình đồng thời cũng là vấn đề xã hội lâu dài, vừa cấp bách nếu không được giải quyết tốt có thể trở thành vấn đề chính trị.

Còn trên bình diện pháp lý, việc làm là phạm trù thuộc quyền cơ bản của con người, đóng vai trò là cơ sở hình thành, duy trì và là nội dung của quan hệ lao động. Khi việc làm không còn tồn tại, quan hệ lao động cũng theo đó mà triệt tiêu, không còn nội dung, không còn chủ thể.

Đối với mỗi quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chính sách xã hội của nhà nước ở hầu hết các quốc gia đều tập trung vào một số các lĩnh vực như thị trường lao động, bảo đàm việc làm, bảo hiểm xã hội. Chính sách việc làm là chính sách cơ bản nhất của quốc gia, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội

Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, vấn đề lao động việc làm không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà nó còn có tính toàn cầu hóa, tính quốc tế sâu sắc. Vấn đề hợp tác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng được đặt ra đồng thời với việc chấp nhận lao động ở nước khác đến làm việc tại nước mình. Điều này giúp cân bằng lao động. Lao động từ nước kém phát triển sang làm

việc ở nước phát triển, từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động. Trong thị trường đó, cạnh tranh không chỉ còn là vấn đề giữa những người lao động mà còn trở thành vấn đề giữa các quốc gia. Từ đó vấn đề lao động việc làm còn được điều chỉnh hoặc chịu sự ảnh hưởng chi phối của các công ước quốc tế về lao động. Các nước dù muốn hay không cũng phải áp dụng hoặc tiếp cận với những “luật chơi chung” và “sân chơi chung” càng ngày càng khó khăn và quy mô hơn.

Đối với nước ta, tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước thường xuyên quan tâm thực hiện. Sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và nguồn vốn. Trong đó, việc sử dụng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển đó. Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất và sức lao động. Còn lao động là hoạt động có mục đích của con người, hoạt động diễn ra giữa con người và thế giới tự nhiên. Trong khi lao động, con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào thế giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi những vật chất đó làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Đây chính là thực chất của quá trình sản xuất. Trong các yếu tố cấu thành quá trình lao động sản xuất, yếu tố lao động và sức lao động là nhân tố quan trọng nhất, nó là nhân tố chủ thể, sáng tạo ra và sử dụng các nhân tố còn lại của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Con người làm việc trước hết để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình của họ và qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động, tức là bảo đảm đồng thời các lợi ích: Nhà nước, cá nhân người lao động và doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có việc làm thì người lao động không tạo ra thu nhập, không cống hiến được sức lực của mình dẫn đến giảm nhu cầu hưởng thụ, cản trở sự phát triển của kinh tế.

Do đó, muốn tạo ra động lực phát triển kinh tế thì trước hết phải tạo ra động lực trong lao động. Việc làm phù hợp với khả năng của từng người chính là tạo động lực trong lao động, thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo đà cho sự phát triển kinh tế.

Đối với lao động nông thôn, tạo việc làm cho họ sẽ tạo ra sự ổn định về mặt kinh tế cho bản thân nông dân nói riêng và cho xã hội nói chung.

Việc làm tạo ra thu nhập, tạo ra công việc hợp pháp để lao động nông thôn có thể kiếm sống và thích nghi với hoàn cảnh sống mới. Ngoài ra, nó còn tạo ra nguồn thu bổ sung cho ngân sách nhà nước từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy, việc hoạch định và thực hiện không tốt chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp về kinh tế: không sử dụng hết tiềm năng lao động để phát triển kinh tế xã hội, không tạo ra thu nhập cho lao động nông thôn để từ đó kích cầu cho sản xuất và tiêu dùng ở khu vực nông thôn.

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai thác triệt để tiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lao động nông thôn ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nuôi sống bản thân và gia đình góp phần phát triển quê hương đất nước. Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hình thành. Giải quyết việc làm phải được xem xét ở cả phía người lao động, người sử dụng lao động và vai trò nhà nước. Vì vậy “giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có việc làm”

1.3.2 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần ổn định chính trị - xã hội

Lao động nông thôn chịu tác tác động của nhiều yếu tố đến việc làm. Bị thu hồi đất, nông dân đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn sẽ tìm cách di chuyển vào khu vực thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập cũng như tiếp cận với đời sống hiện đại. Năm 2007 có khoảng 600.000 lao động di cư vào thành thị thì đến năm 2016 có đến 1,1 triệu người di cư đến thành thị tìm kiếm việc làm. Dòng di chuyển quá lớn của lao động từ nông thôn ra thành phố trong khi số lượng việc làm tại các khu vực đô thị không thể tăng nhanh để có thể thu hút hết sự tăng lên của dân số trong độ tuổi lao động và do di dân có thể làm tăng thêm các tệ nạn xã hội: mại dâm, cờ bạc, trộm cắp.

Ở họ thường xuất hiện tư tưởng bất cần đời, dễ bị lợi dụng, dễ bị sa ngã, đã tạo môi trường thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển. Khi đó tệ nạn xã hội là nguồn gốc phát sinh ra tội phạm, đồng thời tội phạm gắn liền với tệ nạn xã hội. Tệ nạn nghiện ma tuý, mại dâm thường kéo theo lừa đảo, trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người. Tệ nạn ma tuý, mại dâm cũng như các tệ nạn xã hội khác thường tạo ra những đường dây, những tổ chức xã hội đen cấu kết để thực hiện những hành vi phạm tội. Vì vậy tệ nạn xã hội gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây nên những tâm lý bất bình ổn và bức xúc trong nhân dân.

Khi con người sa vào tệ nạn xã hội thì các giá trị chuẩn mực đạo đức bị sai lệch thậm chí không còn, các thiết chế văn hoá tốt đẹp của con người, của gia đình, dòng họ, của cộng đồng dần bị phai mờ thay vào đó là những lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ, những hành vi mất nhân tính, chà đạp lên danh dự nhân phẩm của con người, làm hoen ố đến bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Do vậy, tạo việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần ổn định chính trị, xã hội; khắc phục các tệ nạn nảy sinh trong xã hội; tạo cho người lao động có cơ hội độc lập về kinh tế và phát triển các mối quan hệ xã hội; tạo niềm tin cho

nông dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1.3.3. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần xóa đói, giảm nghèo

Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến xoá đói, giảm nghèo và xác định đây là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xoá đói, giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới luôn luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước cải thiện đời sống của nhân dân; chính vì thế, đây không chỉ là việc thực hiện truyền thống, đạo lý của dân tộc "thương người như thể thương thân" mà còn là nhiệm vụ để bảo đảm ổn định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xoá đói, giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo. Xoá đói, giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn tới.

Ngoài ra, đối với lao động nông thôn khi có việc làm sẽ tạo ra thu nhập, từ đó góp phần xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn; thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng.

Vấn đề việc làm có ý nghĩa to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, tỷ lệ thất nghiệp là khá cao, còn ở nông thôn chủ yếu là tình trạng thiếu việc làm do bình quân ruộng đất thấp cộng với tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn hạn chế, trình độ dân trí thấp, không có khả năng tự tạo việc làm, trình độ phân công lao động chưa phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu. Việc làm và thu nhập đối với người lao động không những là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề xã hội to lớn trong nông thôn cần phải giải quyết, nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, duy trì và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Thực thi chính sách giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm cho người lao động, kiềm chế thất nghiệp ở tỷ lệ thấp là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Nhà nước ta thường xuyên quan tâm thực hiện. Công cuộc CNH-HĐH diễn ra ngày càng mạnh mẽ với quá trình đô thị hoá ngày càng tăng nhanh. Do đó, giải quyết việc làm luôn là một trong những quan điểm, chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w