3.1.1 Dự báo tình hình lao động, việc làm khu vực nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020
- Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển ổn định đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và công nghệ cao. Điều này đồng nghĩa với việc lao động nông thôn đang có sự chuyển dần theo hướng sản xuất nông nghiệp thuần túy sang lao động công nghiệp, lao động dịch vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp.
- Kinh tế của tỉnh sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính cho đại đa số người dân nông thôn, sản phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và nông thôn là hậu cần vững chắc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược để đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của Tỉnh.
- Với thực trạng trên Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 12 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quyết định số 138/QĐ-UBNDHC ngày 22 tháng 01 năm 2009 của UBND Tỉnh về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng “đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn, nông dân tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020” tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68% lao động toàn tỉnh, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp đến năm 2020 là 40%; 100% xã, thị trấn có kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và kỹ sư hoặc trung cấp thủy lợi và các kỹ sư chuyên ngành khác để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp; 90% lao động nông nghiệp được qua các khoá khuyến nông, ngư và 35-45% lao động được qua các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn về kỹ năng nông ngư nghiệp.
- Theo đó kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7,0%/năm; trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 4,3%/năm, khu vực công nghiệp -xây dựng tăng 11,0%/năm (công nghiệp tăng 11,1%%, xây dựng tăng 11,0%), khu vực thương mại - dịch vụ tăng 7,1%/năm. Và Đồng Tháp được trung ương chọn làm thí điểm triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp, các định hướng phát triển đặt trong bối cảnh của toàn vùng. Trong đó, Đồng Tháp liên kết với Campuchia, Lào và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; đặc biệt cần phát huy những điều kiện tự nhiên cũng như thế mạnh của tỉnh. Đồng Tháp hiện có nhiều mô hình đa dạng như Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, du lịch sinh thái Gáo Giồng thu hút khách du lịch.
- Chương trình việc làm của tỉnh giai đoạn 2016-2020 đặc ra phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% so với tổng số lao động xã hội của Tỉnh; Giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 người (bình quân 30.000 người/năm), trong đó giải quyết việc làm từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội 60.000 người; giải quyết việc làm thông qua chương trình hỗ trợ vốn vay tạo việc làm cho 12.500 người; giải quyết việc làm thông qua tư vấn, cung ứng lao động đi làm việc ngoài tỉnh 72.650 người; giải quyết việc làm thông qua chương trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 4.850 người; phấn đấu duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 3% mỗi năm; Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác lao động việc làm từ tỉnh đến cơ sở, bình quân khoảng 150 người/năm.
Với những chủ trương và định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020 là điều kiện thuận lợi cho người lao động ở nông thôn có nhiều cơ hội về học nghề, tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất tăng thu nhập đảm bảo đời sống vật chất, cùng với nhà nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết làm cho lao động nông thôn, an sinh xã hội.
3.1.2. Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Tháp
3.1.2.1 Giải quyết việc làm cho cho lao động nông thôn tỉnh Đồng Tháp là trách nhiệm và nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước, của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên trình độ văn minh, hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn” [15, tr. 195 – 196].
Việc xác định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hiện đại hóa đất nước là thực tế khách quan. Với tỷ lệ lớn lao động nông thôn ở Đồng Tháp hiện nay, nếu không giải quyết ổn thỏa nó sẽ kiềm sự phát triển về mọi mặc của tỉnh nhất là việc thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh mà cốt lõi của nó là hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chính gì vậy mà Nghị quyết Đại hội X của tỉnh đề ra mục tiêu tổng quát “... Đào tạo nguồn nhân lực, thu hút mọi nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và
lâu dài. Tạo chuyển biến mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của nhân dân. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội”.[2]
Để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, tạo mở được nhiều việc làm. Trước hết, phải có quan niệm, nhận thức đúng đắn về việc làm. Điều 13, chương II của bộ luật lao động Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế đều được coi là việc làm. Thực hiện phương châm lao động tự lo việc làm trong các thành phần kinh tế là chính, khắc phục tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước. Người lao động cần chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế phù hợp với pháp luật và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Các cấp, các ngành nhất là các tổ chức chính trị xã hội đào tạo nghề và tạo việc làm cho Đoàn viên, hội viên phải gắn chặt với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc sử dụng lao động hướng vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và trở thành yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Tăng cường hổ trợ các tổ chức cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội; hổ trợ các hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động của làng nghề, sản phẩm công nghiệp truyền thống đặc trưng và lợi thế của tỉnh, nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị sản phẩm.
Thực hiện tốt Nghị quyết số 82/2016 NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp về chính sách hổ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2017-2020. Tập trung tuyên truyền,
tư vấn, cung cấp thông tin, vận động người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; nhất là lao động thuộc hộ nghèo, khu vực nông thôn.
Liên kết với các công ty xuất khẩu lao động, tìm hiểu, mở rộng, đa dạng hóa thị trường lao động ở nước ngoài, nhất là các thị trường làm việc ổn định, thu nhập cao, tạo nhiều cơ hội cho người lao động lựa chọn, đăng ký tham gia. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có uy tín, đơn hàng tốt về tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh; đồng thời hạn chế thấp nhất những tồn tại, vướng mắc giữa người lao động với các doanh nghiệp làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng để người lao động an tâm tham gia.
Thực hiện chính sách hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm cho người lao động đổi mới, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án sản xuất, kinh doanh của người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để tăng gia sản xuất, tạo việc làm cho người lao động và tự tạo việc làm cho bản thân; đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi; bảo đảm vòng quay nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của nhiều dự án, nhiều người lao động vay vốn làm ăn.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ về việc làm cho thân nhân người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, vùng sâu, vùng biên giới tiếp cận với chính sách ưu đãi, hỗ trợ về học nghề, tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình ở từng địa phương, góp phần thúc đẩy giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm chăm lo đến đời sống người lao động, giữ mối quan hệ gắn kết với nhau, tạo môi trường lành mạnh, hài hòa, ổn định trong quan hệ lao động nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh phát triển, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập.
Để người dân tham gia cùng các tổ chức đoàn thể trong mọi hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch
triển khai thực hiện, quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá, trên cơ sở thông tin đầy đủ tới người dân, chủ trương, chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước về công tác tạo việc làm và tự giải quyết việc làm cho bản thân mình.
3.1.2.2 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, bảo đảm sự hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn, nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với trình độ nông dân của các nước tiên tiến trong khu vực, đủ bản lĩnh chính trị, năng lực làm chủ nông thôn mới; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật và kinh tế - xã hội để cải biến nền kinh tế nông nghiệp còn kém phát triển thành nền kinh tế có cơ cấu ngày càng hợp lý trên cơ sở lao động sử dụng máy móc và kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nền tảng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc xác lập, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa và củng cố hệ thống chính trị, tăng cường an ninh quốc phòng ở khu vực nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và công nghệ cao. Điều này đồng nghĩa với việc lao động nông thôn
đang có sự chuyển dần theo hướng sản xuất nông nghiệp thuần túy sang lao động công nghiệp, lao động dịch vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính cho đại đa số người dân nông thôn, sản phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu công nghiệp chế biến, xuất khẩu và nông thôn là hậu cần vững chắc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triên nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược để đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh nhà.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là một phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. trồng cây ăn trái, nuôi trồng, khai thác thủy sản, chăn nuôi tập trung cho xuất khẩu và mở rộng thị trường trong nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần tập trung những hướng sau đây:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, trong trồng cây ăn trái, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, chăn nuôi.
Kết hợp phát triển nông nghiệp - thủy sản - lâm nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ; Trợ giúp vốn, khoa học công nghệ mới, tìm kiếm thị trường để người lao động có điều kiện chủ động tham gia quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tích cực.
3.1.2.3 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải thực hiện trên cơ sở huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch “về hổ trợ doanh nhiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020” với mục tiêu xây dựng môi trường
đầu tư thân thiện nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành động lực lớn cho sự tăng trưởng cộng đồng doanh nghiệp địa phương ổn định và bền vững. Giai đoạn 2016-2020 phấn đấu mỗi năm phát triển thêm khoảng 320 đến 350 doanh nghiệp (ước tính cả giai đoạn tăng từ 1.600 đến 1.750 doanh nghiệp mới). Trong đó, có khoảng 50 doanh