Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 50)

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

- Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km, phía bắc giáp tỉnh PrâyVeng (Campuchia) trên chiều dài biên giới hơn 48 km, phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang. Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2, được chia thành 12 đơn vị hành. Địa hình Đồng Tháp khá bằng phẳng theo xu hướng thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía bắc sông tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười); vùng phía nam sông tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm giữa sông tiền và sông hậu). Hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp, nguồn nước ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn.

- Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1.682 – 2.005 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình 27oC, cao nhất 34,3oC, thấp nhất 21,8oC. Thủy văn chịu tác động bởi 3 yếu tố: nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mưa nội đồng và thủy triều biển đông. Chế độ thủy văn chia làm 2 mùa: mùa kiệt nước từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

- Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông tiền và vùng phía nam sông tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng

nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Những đặt điểm về khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.

- Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.

- Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: Cát xây dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn. Sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh. Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu m3.

- Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái tàu hạ, Cái tàu thượng, sông Sa Đéc, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.

Kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp được triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình chung còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng thuận, nỗ lực, quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, nên kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì phát triển.

- Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2011-2015 ước đạt 9,5%/năm (theo giá năm 1994). GRDP bình quân đầu người ước đạt 32,6 triệu đồng, tương đương 1.517 USD, bằng 1,61 lần năm 2010 (theo giá thực tế). Ước tính năm 2015 sản lượng lúa đạt 3,28 triệu tấn; sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 469 ngàn tấn; kim ngạch xuất khẩu 777 triệu USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo 55,5%, trong đó đào tạo nghề đạt 40,0%; bình quân 1 vạn dân có 6,67 bác sĩ và 24 giường bệnh; tỷ lệ đô thị hóa 32,8%; hàng năm tạo việc làm cho 33.240 lao động và tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,34%.

- Về kinh tế

+ Nông nghiệp, nông thôn

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã phát huy các tiềm năng, lợi thế tự nhiên, khai thác có hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn dưới nhiều hình thức, mở ra triển vọng phát triển mới, trước hết là lúa gạo và hoa kiểng. Tái cơ cấu nông nghiệp đi đúng định hướng với nhiều mô hình, cách làm mới. Mối liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân được quan tâm thực hiện thông qua các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, khép kín từ cung ứng vật tư - thụ nông sản - chế biến và xuất khẩu; phát triển các mô hình cây ăn trái theo hướng VietGAP, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nạc hóa, nuôi trồng thuỷ sản theo hướng an toàn, sạch bệnh; mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ lúa được nhân rộng sang các lĩnh vực nuôi trồng khác như: ớt, bắp non, dưa lê, xoài, nhãn, cá, tôm, đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã.

Các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp được các cấp, các ngành hướng dẫn và tạo điều kiện cho người sản xuất, doanh nghiệp được thụ hưởng theo quy định; đồng thời quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trạm bơm, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tạo dần diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Kinh tế nông thôn có bước chuyển biến, đã phát triển thêm ngành nghề thủ công và dịch vụ, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Kinh tế tập thể, hợp tác xã được tạo điều kiện thuận lợi hoạt động để từng bước thực hiện được vai trò đại diện nông dân trong các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả bước đầu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước kết hợp với các nguồn đầu tư của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần thay đổi dần diện mạo nông thôn.

+ Công nghiệp

Sản xuất công nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng, gắn với phát triển sản phẩm mới để duy trì phát triển trong điều kiện có nhiều khó khăn. Cơ cấu sản xuất trong ngành tuy chưa có nhiều thay đổi, nhưng trong nội bộ từng lĩnh vực phân ngành có sự thay đổi bù đắp lẫn nhau theo chiều sâu về công nghệ, thiết bị và quy mô sản xuất được mở rộng. Bước đầu đã xây dựng các cơ sở chế biến lúa gạo gắn với cánh đồng liên kết; phát triển cơ sở chế biến các sản phẩm sau gạo, sau cá tra (tinh luyện dầu cám, dầu cá tra, sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra) và một số mặt hàng khác. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được hỗ trợ, tạo thuận lợi phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, qua đó đã tăng thêm động lực cho ngành phát triển, góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm đầu tư hoàn thiện dần, tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư. Đến nay, đã xây dựng 01 khu kinh tế cửa khẩu, 03 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp, với tỷ lệ lấp đầy ở khu công nghiệp trên 60%, cụm công nghiệp trên 80%, đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành công.

+ Thương mại - dịch vụ, du lịch

Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển với qui mô tương đới lớn, mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên hàng năm. Kết quả ước thực hiện năm 2015 nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng với những biến động khó lường của thị trường, đáp ứng dần theo nhu cầu của xã hội. Hàng hóa nội được khuyến khích sử dụng thông qua các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, các khu, cụm công nghiệp; một số sản phẩm của tỉnh như trái cây, rau củ quả, nem, bánh phồng tôm, các sản phẩm sau gạo, bước đầu đã vào các hệ thống siêu thị của tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh. Doanh nghiệp Cỏ May, Công ty Cẩm Nguyên, Công ty Lương thực Đồng Tháp đã đi đầu xây dựng thương hiệu gạo cao cấp hướng đến hệ thống phân phối quốc gia và nước ngoài. Xuất khẩu hàng hóa được duy trì với 02 mặt hàng chủ lực (lúa, thủy sản) và có thêm một số mặt hàng mới, nhưng tính ổn định chưa cao, do cạnh tranh ngày càng gay gắt, giá xuất khẩu giảm, yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng khắt khe của một số nước nhập khẩu, nhất là đối với mặt hàng gạo, cá tra.

Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư chuyển biến tích cực. Hình ảnh, môi trường kinh doanh, đầu tư của tỉnh được tăng cường quảng bá, mở rộng tiếp cận với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã thu hút nhiềunhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là các đối tác đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Tính từ năm 2011 đến tháng 12/2015 có 180 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư,

nâng tổng số lên 248 dự án, với tổng số vốn đăng ký 25.121 tỷ đồng. Ngoài ra, đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư vào Tỉnh như: Tập đoàn QMI - Đài Loan, tập đoàn KRC (Hàn Quốc), Tập đoàn đầu tư tài chính Dialog - Nga, Tập đoàn CJ - Hàn Quốc, Tập đoàn Injae - Hàn Quốc, Tổng công ty dệt may.

Hoạt động du lịch được quan tâm, hỗ trợ phát triển, tăng dần chất lượng, hiệu quả, có bước khởi sắc. Các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, liên kết tốt hơn với các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Hình ảnh bé sen (biểu trưng của Đồng Tháp) đã được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến. Đã đưa vào khai thác tour “trải nghiệm Đồng Tháp mùa nước nổi”, “sắc xuân Đồng Tháp”, thu hút một lượng lớn du khách đến với địa phương, góp phần tăng nhanh doanh thu từ hoạt động du lịch.

+ Phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư

Việc chủ động đến với nhà đầu tư, kết hợp với vận dụng các chính sách, hỗ trợ phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút thêm doanh nghiệp mới, tăng quy mô, năng lực và sức cạnh tranh của sản phẩm. Các ngành, địa phương đã nhận thức và biến chủ trương “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” thành hành động cụ thể trong giải quyết công việc hàng ngày, đề ra các quyết sách của địa phương, chủ động đến thăm và tìm hiểu tình hình của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, xây dựng chiến lược kinh doanh khả thi, hiệu quả để duy trì sản xuất kinh doanh, đứng vững trong tình hình có nhiều khó khăn, thách thức. Trong 5 năm 2011-2015 ước có khoảng 2.081 doanh nghiệp thành lập mới. Luỹ kế đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 2.520 doanh nghiệp.

+ Đầu tư phát triển, đô thị

Tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư theo mục tiêu đề ra. Trung ương và tỉnh triển khai các công trình, như: các tuyến tránh quốc lộ 30, mở rộng quốc lộ

54; các tuyến đường tỉnh trọng yếu, kết nối khu vực Đồng Tháp Mười, nam sông tiền và các tuyến giao thông phục vụ phát triển nông nghiệp, du lịch. Nhiều công trình, dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, tăng thêm năng lực mới cho phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

- Về văn hóa - xã hội

+ Giáo dục - đào tạo

Hoạt động giáo dục - đào tạo tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, cấp học từng bước đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, tiểu học 99,9%, trung học cơ sở 99,9%, trung học phổ thông 92,01%; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và dạy học ngày càng phổ biến, 100% trường học kết nối mạng internet. Công tác khuyến học, khuyến tài được các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện, tạo bước chuyển mới trong phát triển nhân tài của địa phương.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, số trường đạt chuẩn quốc ngày càng tăng; nhà công vụ giáo viên, ký túc xá sinh viên được đầu tư, góp phần phục vụ tốt công tác dạy và học. Đến nay, toàn tỉnh có 179/700 trường học đạt chuẩn quốc gia, 2 trường trung học phổ thông chuyên, 03 khu ký túc xá sinh viên 6 tầng và 01 khu 9 tầng. Mạng lưới các cơ sở đào tạo được nâng cấp, xây dựng theo quy hoạch, tạo thuận lợi cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

+ Khoa học - công nghệ

Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục được quan tâm, nhất là việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp, thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống. Công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tập trung vào việc tuyển chọn và triển khai các đề tài, dự án phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp đã được hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng quy

trình sản xuất tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đến tháng 9 năm 2015 có 08 sản phẩm nông sản được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và có 03 sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài. Nhiều nông dân trong tỉnh đã phát huy sáng kiến, ứng dụng khoa học - công nghệ để cải tiến, sản xuất nhiều loại máy móc, thiết bị hữu ích.

+ Lao động việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội

Công tác tạo việc làm, giảm hộ nghèo được tỉnh quan tâm thực hiện

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w