Liên kết vùng châu Âu Euro region

Một phần của tài liệu giáo án địa lý 11 (Trang 33 - 37)

1. Khái niệm liên kểt vùng châu Âu

Là LKV ở châu Âu chỉ 1 khu vực biên giới của EU mà ở đó có các hoạt động hợp tác, liên kết về các mặt giữa các nước khác nhau được thực hiện và đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.

2. Liên kết vùng Ma- xơ Rai-nơ

- Vùng biên giới Hà Lan, Bỉ, Đức

- Liên kết trong các lĩnh vực: việc làm, văn hóa, giáo dục…

dân vùng biên giới 3 nước tham gia? GV: Gọi 1 số HS lên thuyết trình về liên kết vùng mà mình đã tìm hiểu được.

IV. CỦNG CỐ

1. Lợi ích từ đường hầm qua biển Măng-sơ:

a, Hàng hóa chuyển trực tiếp từ Anh sang Châu Âu và ngược lại, không cần chuyển bằng phà b, Người dân có thể đi từ Pháp sang Anh và ngược lại

c, Sử dụng được nhiều loại phương tiện vận tải như đường biển, ô tô và đường sắt d, Các loại hình vận tải ô tô và đường sắt có thể cạnh tranh với đường không và biển 2. Ý nào không phải là lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung Châu Âu:

a, Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường Châu Âu b, Trong buôn bán không phải chịu thuế giữa các nước

c, Đơn giản hóa công tác kế tóan của các doanh nghiệp đa quốc gia d, Tạo thuận lợi việc chuyển giao vốn trong EU

3.EU thực hiện được tự do lưu thông là vì:

a, Các nước đều đã là thành viên của WTO b, Dân số đông, nguồn vốn lớn, hàng hóa dồi dào

c, Tất cả các thành viên EU đều đã dùng đồng tiền chung (ơ-rô)

d, EU đã thiết lập được một thị trường chung

4/ Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ có vị trí ở khu vực biên giới của các nước:

a. Pháp, Đức, Ý b. Hà Lan, Pháp, Đức c. Đức, Bỉ, Hà Lan d. Ba Lan, Đan Mạch, Bỉ

V. DẶN DÒ

Nhắc nhở HS học bài và tìm hiểu thêm các lịa hình hợp tác, liên kết khác của EU

Tiết PPCT : 14 Ngày 30 tháng 11 năm 2009

Bài 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU - EU

Tiết 3: Thực hành – Tìm hiểu về liên minh châu Âu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức:

- Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất. - Chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng vẽ, phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, xử lí tư liệu tham khảo và kĩ năng trình bày một vấn đề.

II. CHUẨN BỊ1. Thiết bị dạy học 1. Thiết bị dạy học

- Biểu đồ chuẩn bị trước - Tư liệu về EU thống nhất - Bản đồ các nước châu Âu

2. Phương pháp dạy học

- Hoạt động cá nhân - Thảo luận nhóm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1.Ổn định lớp 1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Trình bày sự hopự tác của EU về thị trường chung châu Âu và hợp tác trong lĩnh vực sản xuấtn và dịch vụ

3.Khởi động

Chúng ta đã tìm hiểu xong những nét khái quát nhất về EU. Để hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của việc hình thành 1 EU thống nhất và vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới à Chúng ta vào bài hôm nay.

GV: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài thực hành à kiểm tra đồ dung học tập của học sinh.

Hoạt động 1: (Nhóm nhỏ) Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành 1 EU thống nhất

GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành 1 EU thống nhất.

HS: Đọc các thong tin ở ô chữ của bài thực hành, kết hợp kiến thức đã học ở các tiết trước và hiểu biết của bản than, trao đổi về những thuận lợi và khó khăn đối với các nước thành viên trong việc hình thành thị trường chung châu Âu và việc sử dụng đồng tiền chung Euro.

à Đại diện 1 số nhóm trình bày à Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

* Thuận lợi

- Tạo điều kiện để hang hóa, lao động, tiền vốn và các loại dịch vụ được tự do lưu thong trong toàn khu vực.

- Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, tăng tiềm lực và khả năng cạnh tranh của khối.

- Thúc đẩy nền kinh tế của mỗi nước thành viên tiếp cận với việc chuyển giao công nghệ, tiền vốn, xóa dần cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, tiến tới nhất thể hóa EU.

- Việc sử dụng đồng tiền chung Euro tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn, đơn giản hóa công tác kế toán, kiểm toán, hạn chế những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

* Khó khăn

Việc chuyển sang sử dụng đồng Euro:

- Làm cho nhiều nước mất lợi thế so sánh với đồng tiền các nước trong khu vực trước đây. - Làm cho giá tiêu dung tăng cao, gây tình trạng lạm phát trong khối.

Hoạt động 2: ( Cá nhân) Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới

GV: - Hướng dẫn HS vẽ 1 vòng tròn của GDP, 1 vòng của dân số và chia tỉ lệ giữa các nhóm nước cho chính xác…

- Sau khi vẽ xong, HS làm việc cặp đôi dựa vào biểu đồ đã hoàn thành và vốn hiểu biết của bản thân, nhận xét về vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế. ( So sánh EU với các nước khác và toàn thế giới)

GV: Gọi 2 em HS lên bảng vẽ 2 biểu đồ và yêu cầu cả lớp cùng vẽ à HS làm việc, GV hướng dẫn thêm.

GV: Yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn vừa vẽ xong đúng hay sai à GV kết luận và yêu cầu HS nhận xét vị trí của nền KT EU.

HS: Nhận xét và trình bày

GV: Kết luận : treo biểu đồ đã chuẩn bị trước lên cho HS đối chiếu, so sánh

Nhận xét:

EU chỉ chiếm 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất và 7,1 % dân số nhưng đã chiếm: - 31% tổng GDP của thế giới

- 19% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới. - 37,7 % giá trị xuất khẩu của thế giới

- 26% sản lượng ôtô của thế giới

- Đặc biệt EU chiếm tới 59% tổng viện trợ của toàn thế giới.  GV: Tổng kết bài thực hành

V. DẶN DÒ

Tiết PPCT : 15 Ngày 5 tháng 12 năm 2009

Bài 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU - EU Tiết 4: Cộng hòa liên bang Đức

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức:

- Nêu và phân tích được một số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về tự nhiên, dân cư và xã hội.

- Thấy được vị thế của CHLB Đức trong EU và trên TG. - Nắm được đặc điểm phát triển của các ngành kinh tế.

2. Kĩ năng:

Phân tích được các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu về kinh tế trong bài học.

3. Thái độ:

Khâm phục tinh thần hi sinh và sáng tạo, đóng góp lớn lao của con người Nga vào kho tàng văn hóa chung của thế giới.

II. CHUẨN BỊ1. Thiết bị dạy học 1. Thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên CHLB Đức - Pháp - Bản đồ kinh tế chung CHLB Đức 2. Phương pháp dạy học - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm nhỏ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1.Ổn định lớp 1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Thu vở thực hành của 1 số HS chấm lấy điểm miệng.

3.Khởi động

GV: So sánh hình ảnh của nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ 2 và hiện nay à Vào bài

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1 : Cá nhân

GV: Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 trong SGK và quan sát bản đồ tự nhiên CHLB Đức – Pháp, nêu đặc điểm cơ bản về vị trí, đặc điểm tự nhiên của Đức? HS: Nghiên cứu và trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

GV: Đặc điểm của VTĐL và ĐKTN có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển KT – XH của Đức?

HS: Trả lời à GV: Nhận xét, kết luận

Hoạt động 2: Cá nhân

Một phần của tài liệu giáo án địa lý 11 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w