Hệ thống kênh, sông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 41 - 42)

2.1 Giới thiệu lưu vực nghiên cứu

2.1.2 Hệ thống kênh, sông

Đất phi nông nghiệp có diện tích lớn nhất chủ yếu tập trung ở khu vực đoạn từ Thủ Dầu Một đến mũi Đèn Đỏ (mục 2.1.1), đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về nguồn nước mưa chảy tràn tại các khu vực đô thị, luận án tập trung phân tích hệ thống kênh, sông ở khu vực này nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu.

Mạng lưới sông kênh rạch hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai vốn phức tạp cộng với ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông đã hình thành nhiều vùng giáp nước – nơi mà tốc độ dòng chảy rất thấp hoặc thậm chí bằng không – đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng đọng và tích tụ ô nhiễm trên kênh rạch.

Sông Sài Gòn chảy qua 10 quận và vùng trung tâm thành phố Hồ Chí Minh: Củ Chi (cửa vào phía Bắc), Hóc Môn, quận 12, Q. Gò Vấp, Q. Bình Thạnh, Q. Thủ Đức, quận 2, quận 1, quận 4, quận 9, nên ảnh hưởng của sông Sài Gòn đối với ngập úng, tiêu thoát nước là trực tiếp và mạnh mẽ nhất.

Các sông, kênh rạch cấp dưới: Được phân theo vùng và đóng vai trò khung trục tiêu thoát cho từng vùng.

-Vùng phía Đông thành phố:

Vùng này bao gồm các sông, rạch: rạch Chiếc - Trau Trảu, sông Tắc, rạch Ông Nhiêu, rạch Gò Công, rạch Bà Cua, rạch Kỳ Hạ, rạch Giồng Ông Tố, rạch Thủ Đức, rạch Gò Dưa.

Nằm phía bờ hữu sông Sài Gòn bao gồm: huyện Củ Chi, một phần huyện Hóc Môn và quận 12.

Vùng đất triền gò: gồm các tuyến rạch Thai Thai, rạch Hố Bò, rạch Cầu Đen, rạch Sơn, suối Bà Cả Bảy, suối Gia Bẹ, suối Sâu, rạch Hóc Môn, rạch Cầu Sa, kênh Đồng Tiến, rạch Cầu Suối, kênh Trần Quang Cơ.

-Vùng phía Tây thành phố:

Đây là vùng đất thấp trũng ven kênh Thầy Cai, An Hạ, nằm sâu trong nội đồng nên ít bị ảnh hưởng bởi thủy triều, khó tiêu thoát nước, thuộc một phần đất huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh, gồm các tuyến: kênh thầy Cai, kênh An Hạ, kênh Xáng, kênh Ngang, rạch Tân Kiên, rạch Cầu Suối, kênh A, B, C.

-Vùng phía Nam thành phố:

Vùng phía Nam thành phố nằm về phía Nam sông Chợ Đệm thuộc phần đất quận 8, quận 7, huyện Bình Chánh và Bắc Nhà Bè, là vùng đất thấp với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng thủy triều khá mạnh. Các tuyến kênh rạch chính bao gồm: sông Cần Giuộc, rạch Bà Lào, rạch Cây Khô, rạch Xóm Củi, rạch Đỉa, rạch Mương Chuối.

-Vùng trung tâm thành phố:

Gồm các quận nội thành cũ và vùng ven (quận 2, quận Bình Tân và trung tâm huyện Hóc Môn). Các kênh rạch thuộc khu trung tâm thành phố đều bị bồi lắng và bị ô nhiễm do nước thải các khu dân cư, khu công nghiệp chưa qua xử lý đổ trực tiếp vào. Mặt khác do nhà cửa lấn chiếm, rác thải cản trở không đảm bảo khả năng tiêu thoát nước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w