Số liệu đầu vào mô hình khuếch tán và chất lượng nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 64 - 67)

2.5 Phương pháp mô hình toán

2.5.3.2 Số liệu đầu vào mô hình khuếch tán và chất lượng nước

Lưới tính toán: Lưới tính toán trong mô đun chất lượng nước được rút gọn từ lưới tính thủy lực (mục 2.5.3.1) vì số liệu thông số chất lượng nước tại khu vực này được thu thập đầy đủ.

- Số liệu thông số chất lượng nước tại các trạm thượng lưu: hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng và Gò Dầu Hạ

- Số liệu thông số chất lượng nước tại các trạm biên dưới: Nhà Bè, Rạch Tra, Bến Lức, rạch Ông Lớn.

Hinh̀ 2-10: Mạng lưới tính toán chất lượng nước sông Sài Gòn

Số liệu biên thủy lực dùng trong mô hình chất lượng nước được trích xuất từ kết quả của mô hình thủy lực đã được hiệu chỉnh và kiểm định. Trong bước chạy mô hình chất lượng nước, tiến hành bổ sung thêm các thông số ô nhiễm vào các biên như: hồ Trị An và hồ Dầu Tiếng và Gò Dầu Hạ, Nhà Bè, Rạch Tra, Bến Lức, rạch Ông Lớn của mô hình.

Số liệu đầu vào bao gồm:

- Các điều kiện thủy lực trên và thủy lực dưới hệ thống sông sau khi đã được thu gọn lưới tính;

- Các điều kiện biên trên: nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí dùng làm biên trên và biên dưới như Hình 2-10; nồng độ chất ô nhiễm tại các vị trí được dùng làm biên dưới (bao gồm 4 chỉ tiêu chất lượng nước BOD5, N-NH4+

, P-PO43-

, N-NO3-

đã nêu trên mục 3.1.3 Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn);

- Để hiệu chỉnh các thông số của mô hình chất lượng nước, số liệu quan trắc chất lượng nước tại một số điểm quan trắc dọc sông được sử dụng. Các số liệu này được đo đạc đồng bộ với số liệu dùng làm biên trên và biên dưới trong mô hình thủy lực và mô hình chất lượng nước.

Số liệu nguồn ô nhiễm:

Trong luận án, tác giả đã kế thừa, cập nhật, sử dụng các số liệu nguồn thải từ các đề tài, dự án như:

Các nguồn ô nhiễm: vị trí các nguồn ô nhiễm đổ xuống dòng sông, nồng độ chất lượng nước các nguồn gây ô nhiễm của lưu vực sông Sài Gòn, lưu lượng nước thải của nguồn gây ô nhiễm.

Nguồn thải đưa vào mô hình dưới hai dạng: nguồn thải điểm và nguồn diện. Nguồn thải điểm: các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề. Số liệu từ các đề tài như:

a) Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán, xác định nguồn ô nhiễm và xác định nguồn gây ô nhiễm cho hạ lưu sông Sài Gòn Đồng Nai (2009), tại mục 4.1.1 của đề tài.

b) Cập nhật danh sách các nguồn thải chính trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (2014), theo báo cáo của Uỷ ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. c) Cùng với các nguồn ô nhiễm phục vụ cho việc tăng cường kiểm kê nguồn ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh (khu vực Củ Chi, Quận 9 và Thủ Đức) và tại Bà Rịa Vũng Tàu (các khu công nghiệp), trong khuôn khổ dự án tăng cường năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam (2011, 2012) do Phân viện KH Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu thực hiện.

d) Các nguồn thải chưa đưa vào tính toán như: nguồn nước thải từ bãi rác, cơ sở y tế, bệnh viện, nước thải từ các phòng thí nghiệm,....

Nguồn thải diện: nguồn thải nước mưa chảy tràn, nguồn thải sinh hoạt, nguồn nước thải chăn nuôi (trâu, bò heo).

a) Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán, xác định nguồn ô nhiễm và xác định nguồn gây ô nhiễm cho hạ lưu sông Sài Gòn Đồng Nai (2009), tại mục 4.1.1 của đề tài.

b) Số liệu nguồn ô nhiễm từ nước mưa chảy tràn được lấy từ các kết quả quan trắc tại mục 3.3 của luận án và lưu lượng tính toán nước mưa dòng chảy tràn trên các lưu vực được tính toán tại mục 3.4.1 của luận án, Phụ lục III.15 và III.16,. c) Các nguồn thải chưa đưa vào tính toán là nguồn thải trong nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn thải từ phế phẩm nông nghiệp trên bề mặt đệm...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w