2.1 Giới thiệu lưu vực nghiên cứu
2.1.4 Các nguồn thải chính
Nguồn nước mặt sông Sài Gòn đang chịu tác động từ các nguồn thải khác nhau như nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp. Nước thải đô thị cùng với nước mưa chảy tràn đổ vào sông theo hệ thống cống xả chung rồi đổ ra sông Sài Gòn – Đồng Nai. Bên cạnh đó môi trường nước mặt còn bị tác động mạnh bởi việc khai thác sử dụng đất phần phía thượng lưu; phát triển thủy điện – thủy lợi với sự hình thành hệ thống các hồ chứa, đập dâng và việc vận hành các hệ thống này; sản xuất nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; phát triển giao thông vận tải vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự cố môi trường…, hay nước rò rỉ từ các bãi rác chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn nước [15], [16], [17].
Nguồn tác động tự nhiên
Tiềm năng nguồn nước sông Sài Gòn khá dồi dào, hàng năm cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh một khối lượng nước rất lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ mưa và chế độ gió mùa nên dòng chảy mặt cũng phân theo 2 mùa: mùa kiệt và mùa lũ hay mùa khô và mùa mưa.
Vào mùa mưa, chất lượng nước sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng bởi nước mưa chảy tràn. Nước mưa chảy tràn kéo theo các chất bẩn theo các cống, rãnh chảy ra hệ thống lưu vực sông Sài Gòn.
Nguồn tác động nhân tạo
Ngoài ra, lưu vực sông Sài Gòn (khu vực thành phố Hồ Chí Minh) còn chịu ảnh hưởng bởi các nguồn thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội như:
- Nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dọc theo sông và các cơ sở sản xuất ngoài khu/cụm công nghiệp;
- Nước thải từ sinh hoạt của người dân;
- Nước thải từ hoạt động canh tác, sản xuất nông nghiệp.
a) Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghệp, các cơ sở công nghiệp phân tán đã thu gom và có hệ thống xử lý các nguồn thải trước khi xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số nơi chưa được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường.
Theo thống kê của Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) thành phố Hồ Chí Minh thì năm 2012 số lượng KCN nằm trên lưu vực nghiên cứu là 06 KCN (KCN Bình Chiểu, Tân Phú Trung, Tây Bắc Củ Chi, Linh Trung 2, Tân Thuận, Tân Thới Hiệp). Tỉnh Bình Dương có 09 KCN (KCN Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Dệt May Bình An, Đồng An, Việt Hương, Việt Nam – Singapore). Tỉnh Tây Ninh có KCN Trảng Bàng. Theo báo cáo của Văn Phòng Uỷ ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, các nguồn thải chính trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, 2014 như sau: Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 500 nguồn thải có lưu lượng nước thải trên 50 m3/ngày.đêm. Tỉnh Bình Dương có khoảng 135 nguồn thải có lưu lượng nước thải trên 50 m3/ ngày.đêm vào lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, 178 nguồn thải có lưu lượng nước thải trên 100 m3/ngày đêm vào lưu vực sông Sài Gòn. Tỉnh Đồng Nai có khoảng 43 nguồn thải có lưu lượng nước thải trên 100 m3/ngày, 105 nguồn thải có lưu lượng nước thải trên 50 m3/ ngày.đêm vào lưu vực sông Đồng Nai. Tỉnh Bình Phước có khoảng trên 09 nguồn thải chính có lưu lượng nước thải trên 100 m3/ngày vào lưu vực sông Sài Gòn (Bảng 2-1).
Bang 2-1: Sư ̣phân bốKCN co nươc thai thải ra sông Sai Gon
̉̉ ̉́ ̉́ ̉̉ ̉̀ ̉̀
Khu Loại hình Diện tích Diện tích Nguồn tiếp nhận
TT nước thải
công nghiệp công nghiệp (ha) lấp đầy (ha) cuối cùng
1 Bình Chiểu Nhẹ, tổng hợp 27,34 27,34 Sông Sài Gòn 2 Tân Phú Phục vụ di dời, 542,64 130,23 Sông Sài Gòn
Trung chế biến thực phẩm
3 Tây Bắc Củ Điện, điện tử các 220,00 214,06 Khu dân cư,
Chi ngành trọng yếu kênh Lập Đức
4 Linh Trung 2 Nhẹ, cho xuất khẩu 61,70 61,70 Rạch Vĩnh Bình 5 Tân Thuận Nhẹ, cho xuất khẩu 300,00 93,00 Sông Sài Gòn
6 Tân Thới Nhẹ, tổng hợp 28,00 28,00 R. Trần Quang Cơ
Hiệp
Tổng côngg 1.179,68 554,33
(Nguồn: http://www.hepza.gov.vn)
Kết quảtinh́ toán cho thấy, tổng lương ̣ nước thải ước tính của các khu công nghiêp ̣ khu vực thành phố Hồ Chí Minh thải vào lưu vưc ̣ sông Sài Gòn khoảng 27.205 m3/ngày.đêm, Bình Dương là khoảng 10.620 m3/ngày.đêm với tải lượng khoảng 6,33 tấn TSS/ngày.đêm; 13,05 tấn BOD5/ngày.đêm; 0,64 tấn T-N; 0,42 tấn T-P.
b) Nước thải sinh hoạt
Hầu hết các quận huyện trong thành phố Hồ Chí Minh đều chưa tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt ngoại trừ một số khu vực tại quận 7, nhưng đa số chưa có hệ thống thu gom tách riêng biệt hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải của các hộ dân. Nước thải của các hộ dân hiện nay chỉ xử lý sơ bộ qua bể tự hoại rồi thải ra ngoài môi trường. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 7% được xử lý còn lại 93% lượng nước thải từ sinh hoạt được thải thẳng ra các kênh, rạch làm gia tăng ô nhiễm môi trường nước.
Theo tiêu chuẩn chất lượng nước sạch dùng để thiết kế các công trình xử lý nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt (theo TCXDVN 33:2006), tiêu chuẩn cấp nước cho khu vưc ̣ nôịđô thành phố Hồ Chí Minh là120 lít/người và cho khu vưc ̣ ngoaịô thành phố Hồ Chí Minh là80 lít/người.
Tổng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 là 559.257,63 m3/ngày.đêm. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra sông Sài Gòn với tải lượng tương ứng: 21,97 tấn TSS; 15,32 tấn BOD5; 28,98 tấn COD; 0,88 tấn N- NH4+; 2,28 tấn T-N; 0,46 tấn T-P.
Tính toán tương tự cho tỉnh Tây Ninh, tổng lượng nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt là 41.020 m3/ngày.đêm, có chứa 1,61 tấn TSS; 1,12 tấn BOD5; 2,12 tấn COD; 0,064 tấn NH4+
; 0,167 tấn T-N; 0,034 tấn T-P.
Tính toán tương tự cho tỉnh Bình Dương, tổng lượng nước sử dụng cho hoạt động sinh hoạt là 67.660 m3/ngày.đêm, có chứa 2,65 tấn TSS; 1,87 tấn BOD5; 3,5 tấn COD; 0,106 tấn NH4+
; 0,27 tấn T-N; 0,06 tấn T-P.
c) Nước thải nông nghiệp
Trong trồng trọt để đạt được năng suất và hiệu quả cao, ngoài việc nghiên cứu và tăng cường sử dụng các giống mới ngắn ngày và có năng suất cao, người nông dân thường phải sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Những loại hóa chất này thường thuộc nhóm hóa chất như phospho hữu cơ, clo hữu cơ,...và hầu hết đều có độc tính cao đối với con người và động vật.
Nước thải chăn nuôi công nghiệp thường là nguồn nước thải không an toàn chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virus, vi trùng, trứng giun sán... Nguồn nước thải này có nguy cơ trở thành nguyên nhân gây phát sinh dịch bệnh cho các đàn gia súc và lây bệnh cho người. Nguồn thải nông nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi là chủ yếu.
Dựa vào số liệu thống kê về chăn nuôi ở các quận huyện và vào hệ số ô nhiễm theo WHO (Bảng 2-2) để tính tải lượng các chất ô nhiễm do chăn nuôi.
Bảng 2-2: Hệ số ô nhiễm do vật nuôi thải vào môi trường
Chỉ tiêu ô nhiễm Trâu bò Lợn
BOD5 (kg/con.năm) 164,0 32,9
TSS (kg/con.năm) 1,2 73,0
Tổng N (kg/con.năm) 43,8 7,3 Tổng P (kg/con.năm) 11,3 2,3
Bảng 2-3: Tải lượng nước thải do hoạt động chăn nuôi (tấn/ngày.đêm)
Phân Số lượng* Lưu lượng
(nghìn thải BOD5 TSS T-N T-P
loại con) (m3/ng.đ)
Trâu 3.561 480,74 78,84 0,58 21,06 5,43
Bò 100.002 13.500,3 2.214 16,2 591,3 152,6
Lợn 258.172 15.490,3 509,6 1.138,5 113,1 35,6
Ghi chú: Số lượng vật nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.