Phát triển nông nghiệp ngoại thành ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị xã hội ở trong ngoài đô thị

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 41 - 42)

Phát triển nông nghiệp ngoại thành là cơ sở nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, bảo đảm ổn định tình hình chính trị - xã hội và sự phát triển hài hoà, bền vững giữa hai khu vực thành thị - nông thôn; kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa các mặt: KT-XH và môi trường. Việc phát triển nông nghiệp ngoại thành vừa bảo đảm quỹ đất cho sản xuất, vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ ANLT và môi trường… Do đó, phát triển nông nghiệp là một bộ phận của chiến lược và chính sách phát triển bền vững của mỗi thành phố hay địa phương nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn; tránh khai thác cạn kiệt tài nguyên đất, để lại hậu quả xấu về KT-XH và môi trường. Về mục tiêu của sự phát triển, nông nghiệp ngoại thành phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm sự chênh lệch về thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn với thành thị; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị. Do vậy, sự ảnh

hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị - xã hội ở trong - ngoài đô thị là một đặc điểm nổi bật của nông nghiệp ngoại thành.

Ngoài ra, với trình độ học vấn, sự tích lũy vốn trong cộng đồng dân cư ở mức cao, có điều kiện thu hút vốn, hỗ trợ từ các ngành dịch vụ cho nông nghiệp, KCHT khu vực nông thôn ngoại thành có nhiều điều kiện để đầu tư nên phát triển tương đối tốt và đồng đều… là những lợi thế, thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, phát huy, tận dụng được những lợi thế trên, nông nghiệp ngoại thành sẽ phát triển thuận lợi với trình độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm được các yêu cầu bền vững về KT-XH và môi trường của sự phát triển.

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 41 - 42)