Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 72 - 75)

Trong quá trình CNH, HĐH, Hà Nội đang phát triển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, song, nông nghiệp vẫn có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của Thủ đô. GRDP 02 năm 2016 và 2017 (theo cách tính mới) của thành phố Hà Nội đạt 1.324,1 nghìn tỷ đồng (giá so sánh 2010), trong đó, năm 2016 đạt 638,7 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 7,125%. Về GRDP bình quân, giai đoạn 2011 - 2016 tăng 8,91% (gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước), đạt khá trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 12 - 13% (giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,73%). Trong đó, ngành dịch vụ đạt mức tăng

trưởng cao nhất: 9,8%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,7%/năm; ngành nông nghiệp tăng 2,6%/năm. Nếu xét theo thứ tự về quy mô GDP theo tỉnh, thành cả nước, Hà Nội đứng vị trí thứ hai, sau Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thấp hơn các ngành phi nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã giảm từ 6,54% năm 2008 xuống còn 4,8% năm 2016. Trong giai đoạn 2008 - 2016, mức đóng góp cho tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt khoảng 5,5%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016, 2017 và Quý I năm 2018 đạt 447.401 tỷ đồng (bằng 47,74% số dự kiến thu giai đoạn 2016 - 2020), trong khi đó, thu ngân sách 03 năm 2011 - 2013 đạt 430.983 tỷ đồng. Việc tổng thu ngân sách tăng nhanh sẽ bảo đảm các nhiệm vụ chi ngân sách và chi đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng trưởng đều đặn qua các năm (năm 2016 đạt 278 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; năm 2017 đạt 308,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9%). Cơ cấu vốn đầu tư xã hội dịch chuyển đúng hướng; tỷ trọng vốn đầu tư khu vực Nhà nước giảm dần qua từng năm, cụ thể: năm 2015 đạt 109,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư xã hội; năm 2016 đạt 117 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,1%; năm 2017 đạt 121,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,3%. Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng cao: năm 2015 đạt 116 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,9%; năm 2016 đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 48%; năm 2017 đạt 157,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 51,1%. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội năm 2016 đạt 10,68 tỷ USD, tăng 1,9% so với năm 2015; xuất khẩu năm 2017 đạt 11,78 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2016; tăng trưởng bình quân đạt 6,2%/năm [31; 59; 62].

Về CDCC, trong giai đoạn vừa qua có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Năm 2008, cơ cấu các ngành tương ứng là: 52,3%; 41,2%; 6,5%, đến năm 2016, cơ cấu các ngành tương ứng là: 57,3%; 29,7% và 3,2%. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Trong

cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố năm 2016, thương mại - dịch vụ là ngành có tỷ trọng cao nhất; Hà Nội là một trong số ít địa phương có tỷ trọng thương mại - dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế theo ngành

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2008 2011 2014 2016

1

2

GDP (giá hiện hành) 178.605 365.239 502.967 599.178

Nông, lâm nghiệp, 11.713 17.029 17.940 19.280

thuỷ sản

Công nghiệp - Xây dựng 73.538 106.726 148.675 177.919

Dịch vụ 93.354 206.933 288.801 343.193

Cơ cấu kinh tế (%)

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 6,5 4,7 3,6 3,2

Công nghiệp và xây dựng 41,2 29,2 29,6 29,7

Dịch vụ 52,3 56,6 57,3 57,3

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

Nhìn vào cơ cấu ngành kinh tế trên có thể thấy, Hà Nội đang hình thành một hình thái với chất lượng cao hơn trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo, từ năm 2008 đến nay ngành dịch vụ luôn chiếm trên 50% cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn. Cũng theo phân tích ở trên, tổng số vốn đầu tư xã hội trên địa bàn liên tục tăng nhanh qua các năm, tập trung chủ yếu vào xây dựng KCHT, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM…; cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tập trung cho các ngành và sản phẩm chủ lực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, KT-XH của thành phố vẫn còn nhiều khó khăn: chất lượng tăng trưởng thấp; nguồn nhân lực khu vực nông thôn ngoại thành có tay nghề cao có tỷ lệ thấp nên đã hạn chế người lao động trong việc ứng dụng KHCN vào sản xuất hay chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tư duy KTTT còn hạn chế…, có những tác động không tốt đến quá trình xây dựng NTM ở một số huyện ngoại thành [31; 59; 62].

Một phần của tài liệu Luan an _Bui Thanh Tuan_ (Trang 72 - 75)