Sự suy vong của con đường tơ lụa trên biển (khoảng từ thế kỉ XVI đến thế

Một phần của tài liệu Vai trò của con đường tơ lụa thời kì cổ trung đại đối với sự giao lưu kinh tế và văn hóa đông tây (Trang 37 - 90)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Sự suy vong của con đường tơ lụa trên biển (khoảng từ thế kỉ XVI đến thế

XVI đến thế kỉ XIX)

Sau giai đoạn phát triển cực thịnh (thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI), những hoạt động thương mại trên biển bắt đầu chững lại và rơi vào tình trạng suy thoái. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là xuất phát từ phương diện chính trị và kinh tế.

Xét về phương diện chính trị, các chuyến đi biển của Trịnh Hòa ở Trung Quốc diễn ra trong giai đoạn cực thịnh của hậu kì chế độ phong kiến, phục vụ cho mục tiêu chính trị của Minh Thành Tổ. Do đó, việc đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp hàng hải của Trịnh Hòa phụ thuộc vào hoàng đế phong kiến của một thời lịch sử nhất định. Những chuyến đi của Trịnh Hòa lại hoàn toàn dựa trên cơ sở kinh tế phong kiến, phục vụ mục đích chính trị nhất định của triều đại nhà Minh. Khi kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định dẫn đến các kết quả về mặt chính trị thì triều đình nhà Minh lại thiếu khả năng phát triển tiếp, thậm chí còn tìm cách ngăn cấm trong giai đoạn này [25, tr.175].

Xét đến phương diện kinh tế, các chuyến đi của Trịnh Hòa đạt kỉ lục về quy mô lẫn tổ chức. Trong bảy lần xuất dương, mỗi lần có trên dưới 200 Bảo Thuyền lớn nhỏ, cho nên khi trở về, chi phí cho việc tu bổ, sửa chữa tiêu tốn không ít ngân sách quốc gia. Theo thư tịch cũ, chi phí này tương đương “tiền bạc, lương thực của 13 tỉnh trong thiên hạ”. Ngoài ra, việc viếng thăm và tặng quà trong 7 lần xuất dương làm tiêu tốn không ít tài lực, vật lực (đế bạc, tiền đồng, tơ lụa, đồ gốm…). Theo Minh sử, chỉ trong 10 năm (từ năm 1405 đến năm 1415), các chuyến hải trình làm tiêu tốn khoảng 600 vạn lượng bạc của ngân khố

triều đình, chưa kể hàng hóa làm lễ vật [25, tr.176]. Sự mất cân bằng trong kinh tế, quy luật giá trị đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc suy thoái. Cho đến cuối đời nhà Thanh, do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và do sự xâm lược của các nước phương Tây nên giao thông trở nên thuận tiện hơn, đã gần như làm biến mất hoàn toàn con đường này.

Trong khi đó, hoạt động hàng hải ở phương Tây diễn ra trong thời kì quá độ sang chủ nghĩa tư bản là phục vụ cho việc tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Với những tiến bộ vượt bậc về kĩ thuật đóng tàu và kiến thức hàng hải đã đưa một số quốc gia ở phương Tây như Anh, Hà Lan trở thành những cường quốc biển. Đến thế kỉ XIX, các thành tựu khoa học kĩ thuật ở phương Tây phát triển vượt bậc, sự giao thương Đông - Tây diễn ra phạm vi rộng lớn hơn, với số lượng hàng hóa nhiều hơn và phong phú hơn về chủng loại.

Tiểu kết chương 1

Con đường tơ lụa từ khi hình thành cho đến khi biến mất là một chuỗi những biến cố đầy thăng trầm, có lúc suy, lúc thịnh. Nó đã trở thành một điểm nhấn rõ nét của nền thương mại, mậu dịch bằng đường bộ và đường biển thời cổ trung đại; đóng góp vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động kinh tế thế giới. Là nhân tố kết nối và mở rộng sự thông thương giữa phương Đông với phương Tây trong thời kì lịch sử cổ đại và trung đại, tạo tiền đề, cơ sở cho các hoạt động ngoại thương ở thời kì sau. Không chỉ là huyết mạch giao thông Đông - Tây, con đường này còn là sợi dây kết nối văn hóa của các quốc gia, khu vực lại với nhau. Ngày nay, dấu tích của con đường tơ lụa cổ xưa hầu như không còn nữa, nhưng sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa phương Đông và phương Tây do con đường này tạo nên và mối tình hữu nghị do con đường này gieo trồng thì mãi mãi trường tồn và đời đời ghi trong sử sách. Đến thế kỉ XVI, xuất hiện mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc; nền kinh tế hàng hóa phát triển nhưng chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình phong kiến Trung Quốc đã khống chế sự phát triển này và khiến tuyến đường biển Đông - Tây không còn hoạt động thông suốt nữa, đến thế kỉ XIX thì nó lụi tàn hoàn toàn. Dù vậy con đường tơ lụa mãi là con đường giao thương truyền thống, có lịch sử lâu đời và ý nghĩa quan trọng đã được chính lịch sử chứng minh, thừa nhận.

VAI TRÒ CỦA CON ĐƯỜNG TƠ LỤA ĐỐI VỚI SỰ GIAO LƯU KINH TẾ ĐÔNG - TÂY

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội, liên quan trực tiếp đến sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội.

Với khái niệm trên, con đường tơ lụa qua quá trình hình thành và phát triển đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế bởi nó đảm bảo sự trao đổi, lưu thông, phân phối hàng hóa giữa các quốc gia Đông - Tây. Ngay từ khi hình thành cho đến thời kì phát triển thịnh đạt của mình, con đường tơ lụa đã thể hiện rõ nét vai trò lưu thông của nó.

Vai trò lưu thông của con đường tơ lụa bắt đầu từ hình ảnh những thương đoàn thưa thớt, đi trên sa mạc cát bao la cùng với những con lạc đà gùi hàng hóa trên lưng. Nó đã khắc họa rõ nét sự gian nan, vất vả của những người đầu tiên mở đường tìm lối đi. Nhờ đó mà con đường tơ lụa ngày càng phát triển và được mở rộng. Bằng chứng là các quốc gia phương Tây đã biết đến sản phẩm của phương Đông từ rất sớm đó là tơ lụa, hương liệu… thông qua con đường liên lạc Đông - Tây duy nhất này. Cùng với con đường tơ lụa trên bộ, con đường tơ lụa trên biển góp phần rất lớn trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia phương Đông và các quốc gia phương Tây qua các thời kì lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, con đường tơ lụa đã trở thành con đường huyết mạch của quá trình giao lưu kinh tế thương mại giữa các quốc gia, khu vực rộng lớn trên thế giới. Những hoạt động buôn bán trên con đường tơ lụa thời kì cổ - trung đại là minh chứng cho nhu cầu giao lưu, trao đổi giữa phương Đông và phương Tây đã diễn ra từ rất sớm. Đó cũng là một biểu hiện cho thấy khi kinh tế càng phát triển, hàng hóa tạo ra càng nhiều thì sự thông thương là điều cần thiết.

Con đường tơ lụa gắn liền với hình ảnh những chú lạc đà cõng trên mình những thùng hàng nặng trĩu đi qua những sa mạc rộng lớn về phía Tây. Có rất nhiều mặt hàng được vận chuyển nhưng nhiều nhất vẫn là tơ lụa, việc trao đổi tơ lụa diễn ra khắp nơi. Điều này đã được các nhà khảo cổ học tìm ra với những phát hiện khảo cổ:

Vào năm 1937 người ta đã đào được ngôi mộ cổ ở Pamiara với dự đoán niên đại khoảng từ giữa thế kỉ I đến thế kỉ III sau công nguyên, trong mộ còn lưu lại một số mảnh gốm thời Hán - Trung Quốc. Bên cạnh đó, vào năm 1949 Trung Quốc đã phát hiện được vùng lòng chảo Tarim (Tân Cương) hai di chỉ tơ lụa cổ là Niya và Astana Tuôcphan nằm trên con đường buôn bán từ Đôn Hoàng đến Kachga. Khi tiến hành khai quật những ngôi mộ cổ ở hai di chỉ này, người ta đã phát hiện ra những mảnh gấm vóc được cho là có từ thời Tùy - Đường.

Tơ lụa Trung Quốc được buôn bán ở những khu chợ và xuất hiện ở nhiều nơi. Nhà sử học Rôma (thế kỉ IV) Maslinos đã nói về tơ lụa Trung Quốc như sau: “Hồi đầu ở nước ta chỉ có quý tộc là mặc tơ lụa, nhưng nay không còn

phân biệt giữa các giai cấp, những người nghèo cũng có chiếc áo lụa” [44,

tr.765].

Rõ ràng đến những thế kỉ đầu công nguyên, hàng tơ lụa của Trung Quốc đem sang bán ở Rôma đã khá nhiều và phổ biến, tơ lụa Trung Quốc đã bắt đầu được dân chúng biết đến và sử dụng. Khoảng đầu thế kỉ VI, ở Đông Rôma có hai thành phố Jan và Bayrut là hai trung tâm quan trọng của ngành tơ lụa lúc đó. Ở đây đã xuất hiện các công xưởng để gia công, pha chế tơ tằm của Trung Quốc rồi chuyển sang tiêu thụ ở thị trường Châu Âu với giá cao. Bởi vì nguồn lợi của việc buôn bán tơ lụa đó đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh tơ tằm (năm 540) giữa Ba Tư và Đông Rôma, do Đông Rôma phát động nhằm phá độc quyền buôn bán tơ lụa với phương Đông của Ba Tư.

Trên con đường tơ lụa, ngoài việc buôn bán trao đổi tơ lụa thì còn có những mặt hàng khác. Trong chuyến đi sứ lần thứ nhất của Trương Khiên (năm 138 TCN), khi đến Đại Hạ (nay thuộc Apganixtan) ông đã nhìn thấy trong các chợ ở đây có cả gậy trúc, vải đất Thục, đặc sản của Tứ Xuyên, mặt hàng xuất khẩu của nhà Hán và cả những mặt hàng khác không có ở Trung Quốc mà là từ các nước Tây vực khác chuyển đến như vải sợi Rôma, thảm của nước Đại Nguyệt Thị, da điêu Khang Cư, dây cương ngựa ngũ sắc An Tức, ngựa lớn của nước Điều Chi, ngoài ra ông còn bắt gặp nhiều thương nhân người Hi lạp đến để buôn bán.

Hương liệu, gia vị (tiêu, hồi, đình hương, quế, trầm…) ở thời kì đó cũng quý ngang với tơ lụa và vàng. Vì thế hương liệu cũng là mặt hàng chính được buôn bán trên con đường tơ lụa. Hầu hết hương liệu chủ yếu được thu mua ở các quần đảo Nam Dương rồi sau đó được chở tới Trung Quốc và theo con đường tơ lụa đến với châu Âu. Người Châu Âu rất thích hương liệu và gia vị, họ sẵn sàng đưa một khối lượng vàng tương đương để đổi lấy chúng. Bởi với khí hậu giá lạnh, hàng năm khi mùa đông về, họ phải giết rất nhiều gia súc để làm thịt ướp, do đó họ rất cần hương liệu và gia vị - những thứ mà ở châu Âu không có. Và con đường duy nhất trước khi tìm ra “con đường hương liệu” để đưa gia vị đến với thế giới phương Tây chỉ có thể là bằng con đường tơ lụa.

Ngoài tơ lụa, hương liệu thì các mặt hàng thủ công mĩ nghệ bằng trúc, bằng sứ nổi tiếng của Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ cũng được xuất khẩu đi nhiều nơi. Nói đến đồ sứ của Trung Quốc thì không nơi đâu sánh bằng. Nghề sứ xuất hiện từ thời nhà Hán, đến thời Đường đồ sứ đạt đến trình độ kĩ thuật cao: sứ xanh - xanh như ngọc bích, sứ trắng - trắng như tuyết. Đến thời Minh có sứ trắng vẽ hoa xanh. Đồ sứ Trung Quốc được trưng bày ở nhiều nơi trong các cung điện nguy nga, tráng lệ ở Rô ma, Ấn Độ hồi đó…

Theo “Hải Nội thập châu kỳ” (ghi chép về mười châu trong nước) của Đông Phương Sóc thì vào thời Chu Mục Vương, người Tây Vực cống nạp rất nhiều chén dạ quang. Chén làm bằng một thứ bạch ngọc rất tinh xảo, ban đêm tỏa ra ánh sáng. Chén dạ quang tương truyền là một cống vật của người Tây Vực làm từ ngọc trắng, sáng như ánh trăng mà trong suốt. Thời Đường nói đến chén dạ quang là nói đến chén ngọc được làm bằng chất liệu lấy từ Tây Vực. Lái buôn Tây Vực thường đưa ngọc vào Trung Nguyên theo con đường tơ lụa “Ngọc Môn Quan” - Trung Quốc là cửa vận chuyển vào nên mới có tên như vậy.

Điều đặc biệt lúc bấy giờ là hầu như không có mặt hàng thủy tinh ở Trung Quốc, vì thế mà mặt hàng truyền thống này của Ai Cập và Ảrập đã tìm thấy một thị trường màu mỡ đây. Tuy nhiên, do đặc tính cồng kềnh, dễ vỡ, khó vận chuyển bằng đường bộ nên khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc nó đã trở thành một mặt hàng quý hiếm và đắt đỏ. Ngoài ra, một mặt hàng khác nữa của vùng Trung Đông là vật dụng kim loại mạ bạc, mạ vàng cũng được đưa vào Trung Quốc với một lượng lớn. Rất nhiều loại chén, bát, ly, tách, bình, lọ mạ vàng, bạc đã được tìm thấy trong các ngôi mộ ở Trung Quốc đều mang nặng phong cách trang trí của Trung Đông với những hình ảnh các con vật đẹp mắt như con cừu, con hươu…

Từ những hoạt động trao đổi, buôn bán mà các loại cây cối, nông sản và các loại động vật cũng được trao đổi qua lại giữa Trung Quốc với các nước khác. Tại Quan Trung, trên ngọn núi Cửu Tuấn khi khai quật quần thể kiến trúc Chiêu Lăng đã tìm thấy khối phù điêu có tên là “Chiêu Lăng lục tuấn”. Có một bức tranh mô tả hai con ngựa đang tung vó có tên là Thạch Chuy (lông xám đen trắng) và Thập Phạt Xích (ngựa lông màu hồng). Đây là giống ngựa tốt có thể dọc ngang vạn dặm, là giống ngựa từ Tây Vực truyền sang [33, tr.56]. “Chiêu Lăng lục tuấn” đã phản ánh một thời giao lưu kinh tế Đông - Tây, bắt đầu từ thời Tây Hán. Tơ lụa Trung Quốc chuyển đến Ba Tư và ngựa quý Ba Tư lại được

nhập vào Trung Quốc. Vì nhu cầu giao thông và chiến tranh, giai cấp thống trị đặc biệt coi trọng việc nhập các giống ngựa tốt.

Theo con đường tơ lụa, cây nho cũng được truyền vào Trung Quốc. Nho vốn là cây có mặt rất sớm ở Tây Á và Ai Cập. Sử ký ghi rằng, khi Trương Khiên đi sứ Tây Vực, ông có đem giống nho từ Đại Oản về nội địa. Các sách sử viết sau sử ký cũng nói đến vùng Tân Cương trồng nhiều nho và sản xuất rượu nho hay gọi là (Bồ đào tửu).

Ở vùng Tân Cương, người ta không chỉ đào được kén tằm và những nén tơ mà còn có những hạt bông vải. Việc phát hiện bông vải thể hiện một hiện tượng lịch sử rất ý nghĩa. Hạt bông vải đời Đường tìm thấy đã được xác định là của một giống bông vải ở châu Phi. Gốc của nó vốn ở Ảrập, sau đó truyền qua Ai Cập và vùng Trung Á, Ba Tư rồi theo con đường tơ lụa truyền sang Trung Quốc [33, tr.60]. Trước đây người Trung Quốc chỉ may quần áo bằng vải bố, gai, lông thú và lụa. Thời Nam Bắc triều ở nội địa có người đến Tolophan thấy hoa cây bông vải có thể đem dệt thành vải thì lấy làm lạ đem về bàn tán xôn xao. Các hiện vật đào được cũng chứng tỏ, vào cuối thế kỷ II người ở vùng Tân Cương đã biết sử dụng hàng dệt từ vải bông.

Một điều đáng lưu ý đó chính là trên hành trình của con đường tơ lụa đã xuất hiện nhiều thành phố quan trọng đóng vai trò là trạm dừng chân, trạm trung chuyển của các thương nhân chẳng hạn như Balk, SamarKand, Taxila, thủ đô Perepolic (Ba Tư) của Hoàng đế Đasius đã thu hút mọi thương nhân từ khắp nơi đến trao đổi hàng hóa của Trung Quốc tạo nên một khung cảnh thương mại sầm uất và phồn thịnh. Thành Trường An - nơi được xem là điểm xuất phát của con đường tơ lụa trở thành một đô thị, trung tâm thương mại sầm uất với số dân lên tới hàng triệu người. Ngoài thành Trường An thì đô thị Kapisa (gần với Charika ngày nay) ở trung tâm Apgannixtan đã tìm thấy nhiều loại đồng tiền của các triều đại thời bấy giờ. Tại đô thị này, các thương nhân nhận đủ các loại tiền, đổi

từ tiền này ra vàng, từ vàng ra thứ khác hoặc không cần đổi mà lấy vàng đó đổi trực tiếp lấy hàng hóa, chủ yếu là tơ lụa và gia vị.

Hoạt động thương mại càng sầm uất hơn khi đế quốc Ả rập rộng lớn được thiết lập vào khoảng thế kỉ VIII với việc mở rộng con đường tơ lụa và việc xây dựng những đô thị ở Trung Á. Trung tâm đế quốc hồi giáo là Bátđa nằm trên đường buôn bán của con đường tơ lụa, ở ngã tư buôn bán thế giới, là nơi gặp gỡ

Một phần của tài liệu Vai trò của con đường tơ lụa thời kì cổ trung đại đối với sự giao lưu kinh tế và văn hóa đông tây (Trang 37 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w