GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
1. Kết quả đạt được:
Quy hoạch VLXD tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 94/2003/QĐ-UBND ngày 15/12/2003.
Trong quá trình thực hiện đến nay mục tiêu quy hoạch đã cơ bản đáp ứng phát triển VLXD trên địa bàn tỉnh, đó phát triển sản xuất một số chủng loại VLXD thông thường đáp ứng được cơ bản nhu cầu của thị trường trong tỉnh, đồng thời sản xuất một số chủng loại VLXD có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu năm 2010 đạt gần 460 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động, góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố ngành cơng nghiệp VLXD của tỉnh trong giai đoạn vừa qua.
Trên cơ sở Quy hoạch, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất VLXD đó đầu tư chiều sâu, đổi mới và nâng cấp công nghệ, trang thiết bị để phát huy năng lực hiện có, từng bước loại bỏ cơng nghệ lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn năng lượng, gây ơ nhiễm mơi trường; góp phần đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ nguồn tài ngun thiên nhiên, mơi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hố, cảnh quan và an ninh quốc phịng. Đồng thời tạo điều kiện để các nhà đầu tư đầu tư các cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào Quy hoạch phát triển VLXD, các cơ quan quản lý nhà nước đó thực hiện hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng theo Quy hoạch; Tham mưu cho UBND tỉnh về chủ trương tiếp nhận các dự án trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với các quy hoạch sản xuất, phát triển vật liệu xây dựng đó được Tỉnh và Chính phủ phê duyệt và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Một số tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch
Bên cạnh những mặt đã đạt xuất vật liệu xây dựng, còn một số
được trong việc thực hiện quy hoạch, ngành sản tồn tại:
- Việc giảm dần sản lượng gạch ngói nung thủ cơng được Quy hoạch đặt ra vào năm 2010, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, thậm chí sản lượng gạch
ngói nung của tỉnh ngày càng tăng; tính đến 01/4/2011 số lị gạch thủ cơng cịn 1979 lị, trong đó nằm trong khu dân cư và khu vực canh tác nông nghiệp là 1134 lũ và nằm ở các khu vực khác là 845 lũ;
- Các cơ sở sản xuất gạch tuy nen phát triển tăng so với định hướng quy hoạch nhưng phân bố không đều trên địa bàn tỉnh;
- Việc khai thác cát trái phép trên sông chưa được giải quyết triệt để, ảnh hưởng đến giao thơng đường thủy, an tồn đê điều và ô nhiễm nguồn nước.
3. Nguyên nhân:
- Quy hoạch VLXD tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 lập năm 2003, thời điểm các doanh nghiệp sản xuất VLXD bắt đầu thực hiện cổ phần hóa. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, mỗi doanh nghiệp tuỳ theo năng lực và khả năng đó tự đầu tư phát triển sản xuất nên việc thực hiện theo định hướng quy hoạch còn hạn chế.
- Trong giai đoạn vừa qua kinh tế của tỉnh đó có sự tăng trưởng đáng kể, tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội dự báo cả thời kỳ 2006 - 2010 là 15.636 tỷ đồng, nhưng thực tế đó đạt 35.400 tỷ đồng. Do vậy nhu cầu về VLXD trên địa bàn tăng cao, một số thời điểm giá gạch nung, đỏ...tăng đột biến đó trở thành động lực thúc đẩy rất nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất VLXD, trong đó phát triển nhất là đầu tư sản xuất gạch nung.
- Trước đây khi UBND tỉnh chưa thành lập Văn phịng một cửa liên thơng, việc cho phép đầu tư xây dựng các lò gạch nung của các hộ cá thể chủ yếu do UBND các huyện chấp thuận. Việc đầu tư xây dựng các lò gạch này chủ yếu dựa trên nhu cầu của thị trường mà chưa bám sát định hướng quy hoạch.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc kiểm tra, giám sát các dự án phát triển VLXD theo quy hoạch còn hạn chế...
Những kết quả nghiên cứu của “Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” tiếp tục được xem xét trong quy hoạch lần này, kể cả những phương án cụ thể cũng sẽ được cân nhắc... mong muốn làm cho quy hoạch VLXD càng tiếp cận với thực tế, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.